Chuyên Đề Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng trong cơ quan nhà nước ở Singapo

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng trong cơ quan nhà nước ở Singapo
    Trong bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch thế giới, Singapo thường nằm trong tốp các nước ít tham nhũng nhất thế giới (năm 2005, Singapo đứng thứ năm trong nhóm nước trong sạch nhất, chỉ sau Iceland, Phần Lan, New Zealand và Đan Mạch).
    Để có vị trí này, Singapo đã trải qua một quá trình chống tham nhũng không ít khó khăn. Khi đảng Nhân dân hành động (PAP) của ông Lý Quang Diệu lên nắm quyền, họ nhận thức rằng phải chống tham nhũng thì mới đạt được mục tiêu phát triển. Trong ba yếu tố tạo nên tham nhũng, ban đầu Singapo chưa thể làm gì với yếu tố lương bổng vì năm 1960, Singapo vẫn là nước nghèo với GDP trên đầu người chỉ là 443 USD. Vì vậy, Chính phủ tập trung vào hai yếu tố gây tham nhũng còn lại: giảm thiểu cơ hội tham nhũng và tăng cường hình phạt.
    Một luật chống tham nhũng mới ra đời, với 32 phần (thay vì 12 như hồi năm 1937). Có một số sửa đổi quan trọng như án phạt tăng lên năm năm tù, người nhận hối lộ phải trả lại hết tiền đã nhận. Cục điều tra hoạt động tham nhũng ra đời (có tên gọi là Corruption Practices Investigation Bureau, viết tắt là CPIB) và được gia tăng quyền hạn. Tổ chức này được giao nhiệm vụ đấu tranh với "mọi tài khoản ngân hàng" của những ai bị nghi có hành vi phi pháp và thiếu minh bạch.
    Theo luật của Singapo, một người có thể bị khép tội tham nhũng ngay cả khi người đó chưa nhận tiền hối lộ, vì ý định phạm pháp đã đủ để khép tội người này. Công dân Singapo phạm tội nhận hối lộ ở nước ngoài cũng bị xử như phạm pháp trong nước. Khi bị cáo qua đời, để tránh tình trạng "hy sinh đời bố, củng cố đời con", tòa án có quyền ra lệnh trưng thu tài sản có được từ tham nhũng cho đến khi nào đủ mới thôi.
    Cho mãi tới thập niên 1980, khi kinh tế đã phát triển, Singapo mới đủ khả năng làm nốt phần còn lại trong chiến lược chống tham nhũng là tăng lương cho nhân viên. Tháng 3-1985, Thủ tướng Lý Quang Diệu tuyên bố các lãnh đạo chính trị cần được trả lương thật cao để bảo đảm chính quyền trong sạch. Ông nói cách hay nhất chống tham nhũng là "đi cùng thị trường", thay vì thói đạo đức giả đã tạo nên tham nhũng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...