Thạc Sĩ Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng của các nước và các tổ chức quốc tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    3
    MỤC LỤC

    NỘI DUNG TRANG

    I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THAM NHŨNG VÀ PHÒNG,
    CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN THẾ GIỚI
    5
    1. Quan niệm về tham nhũng 5
    2. Nguyên nhân của tham nhũng 7
    3. Quan điểm, chủ trương phòng, chống tham nhũng của một số
    nước trên thế giới

    8
    II. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
    CHỦ YẾU Ở CÁC NƯỚC
    13
    1. Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng 13
    2. Các biện pháp phát hiện và xử lý tham nhũng

    21
    III. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN
    HẠN CỦA CƠ QUAN CHỐNG THAM NHŨNG
    25
    1- Khái quát mô hình tổ chức của các cơ quan chống tham nhũng
    trên thế giới
    25
    2- Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chống tham nhũng theo các
    mô hình khác nhau

    25
    IV. CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG THAM
    NHŨNG
    31
    1. Những nội dung cơ bản của Công ước 31
    2. Tình hình phê chuẩn và thực hiện Công ước 38
    3. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi phê chuẩn Công 39 4
    ước

    V. KINH NGHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ TRONG
    PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

    41
    VI. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÒNG,
    CHỐNG THAM NHŨNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN
    THẾ GIỚI
    45
    1. Các đánh giá về bối cảnh xây dựng và thực hiện chiến lược 45
    2. Các giải pháp phòng, chống tham nhũng 46
    3. Tổ chức thực hiện chiến lược

    49
    VII. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
    CHIÊN LƯỢC PHÒNG NGỪA VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
    PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA VIỆT NAM
    50
    1. Về các vấn đề chung 51
    2. Về các giải pháp phòng, chống tham nhũng 51
    3. Về tổ chức, giám sát, đánh giá việc thực hiện chiến lược 53















    5
    BÁO CÁO TỔNG THUẬT

    I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THAM NHŨNG VÀ PHÒNG,
    CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN THẾ GIỚI
    1. Quan niệm về tham nhũng
    Tham nhũng là một hiện tượng tiêu cực xuất hiện từ lâu trong lịch sử
    và có ở hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới, cả các nước đang phát triển
    và các nước phát triển. Tại các cuộc đàm phán xây dựng Công ước Liên Hợp
    quốc về chống tham nhũng, đại biểu các nước đều thống nhất cho rằng tham
    nhũng xảy ra nghiêm trọng nhất ở các nước đang phát triển và kém phát triển,
    nơi mà hệ thống pháp luật còn lỏng lẻo, các quy trình ra quyết định và hoạch
    định chính sách còn thiếu dân chủ, thiếu minh bạch, thủ tục hành chính rườm
    rà, lương công chức thấp. Tham nhũng xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp, từ quan
    chức cấp cao đến các công chức bình thường như các nhân viên thu thuế, hải
    quan, cảnh sát . Đáng chú ý, tham nhũng tại các nước này đang có xu hướng
    gia tăng cả về tính chất và mức độ, đồng thời số vụ có tính chất xuyên quốc
    gia xuất hiện ngày càng nhiều. Tại các nước phát triển, tuy số vụ tham nhũng
    xảy ra ít hơn nhưng số tiền trong mỗi vụ lại rất lớn và chủ yếu xảy ra trong
    việc mua sắm tài sản và dịch vụ công, trong các dự án xây dựng và trong
    quan hệ với quan chức nước ngoài.
    Tuỳ thuộc vào những đặc trưng, sự phát triển về kinh tế, văn hoá,
    chính trị của từng quốc gia mà tham nhũng được nhìn nhận dưới các góc độ
    khác nhau. Điều này đã dẫn đến việc có rất nhiều quan điểm, khái niệm khác
    nhau về tham nhũng đã và đang tồn tại. Dựa trên những quan điểm, khái
    niệm này, pháp luật của các nước có các hình thức thể hiện khác nhau khi
    điều chỉnh về hành vi tham nhũng. Có nước vừa nêu định nghĩa khái quát vừa
    liệt kê các hành vi tham nhũng cụ thể. Có nước không nêu định nghĩa mà trực
    tiếp quy định các hành vi tham nhũng. Công ước Liên Hợp quốc về chống
    tham nhũng không đưa ra khái niệm chung về tham nhũng mà chỉ nêu một số
    hành vi có cấu thành được thừa nhận chung là hành vi tham nhũng và các
    biện pháp phòng, chống.
    Tuy nhiên, bên cạnh một số điểm khác biệt nhất định, các khái niệm,
    quan niệm về hành vi tham nhũng trên thế giới có một điểm chung căn bản,
    đó là yếu tố lạm dụng quyền hạn, vị trí công tác để trục lợi riêng. Theo Từ
    điển Oxford (the Oxford Unabridged Dictionary), tham nhũng là: “sự bóp
    méo hoặc phá hoại tính liêm chính trong thực hiện công vụ bởi hối lộ hay
    thiên vị”. Từ điển Bách khoa của Cộng hoà Liên bang Đức giải thích: “tham
    nhũng là hiện tượng mất phẩm chất, hối lộ, đút lót, thường xảy ra đối với
    công chức có quyền hành” (1) . Từ điển Bách khoa của Thụy Sĩ viết: “tham

    (1) Pháp luật chống tham nhũng của các nước trên thế giới, Nxb Văn hoá dân tộc, 2003, trang 10 6
    nhũng là hậu quả nghiêm trọng của sự vô tổ chức của tầng lớp có trách nhiệm
    trong bộ máy Nhà nước, đó là hành vi phạm pháp để phục vụ lợi ích cá
    nhân”. Ngân hàng Thế giới coi tham nhũng là “sự lạm dụng chức vụ công để
    tư lợi”. Tổ chức Minh bạch Quốc tế - một tổ chức phi chính phủ đi đầu trong
    nỗ lực chống tham nhũng toàn cầu, coi “tham nhũng là hành vi của công chức
    trong khu vực công, dù là chính trị gia hay công chức hành chính, đã làm
    giàu một cách không đúng đắn hay bất hợp pháp cho bản thân hoặc cho
    người thân của họ bằng việc lạm dụng quyền lực công được giao cho họ”.
    Ngân hàng Phát triển Châu Á còn quan niệm rộng hơn về tham nhũng, đó là
    “lạm dụng chức vụ công hoặc chức vụ tư để tư lợi”. Ở Trung Quốc, Bộ luật
    Hình sự quy định tội phạm tham nhũng là tham ô, lạm dụng công quỹ, nhận
    hối lộ, đưa hối lộ, không nộp quà biếu hoặc lễ vật vào công quỹ, không
    chứng minh được nguồn gốc tài sản, phân chia tài sản trái phép. Luật Hình sự
    của Malayxia quy định tội phạm tham nhũng chủ yếu là các hành vi đưa và
    nhận hối lộ.
    Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng yêu cầu các quốc
    gia thành viên Công ước quy định là tội phạm đối với các hành vi sau:
    - Hối lộ;
    - Tham ô, biển thủ hoặc hành vi chiếm đoạt tài sản khác do công chức
    thực hiện;
    - Lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi;
    - Lạm dụng chức năng;
    - Làm giầu bất hợp pháp;
    - Hối lộ trong khu vực tư;
    - Biển thủ tài sản trong khu vực tư;
    - Tẩy rửa tài sản do phạm tội mà có;
    - Che giấu tài sản;
    - Cản trở hoạt động tư pháp.
    Như vậy, tuy hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều quan niệm, định nghĩa
    khác nhau về tham nhũng, nhưng về cơ bản, các quan điểm, định nghĩa đều
    thống nhất hành vi tham nhũng phải có hai yếu tố cơ bản: (i) lợi dụng hoặc
    lạm dụng chức vụ, quyền hạn và (ii) vì vụ lợi. Theo đó, khái niệm về tham
    nhũng được thừa nhận chung nhất và ít gây tranh cãi nhất trên thế giới hiện
    nay đó là: “tham nhũng là sự lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ
    lợi”.
    Trên cơ sở quan niệm về tham nhũng, căn cứ các tiêu chí khác nhau,
    các quốc gia phân chia tham nhũng thành các loại khác nhau: 7
    - Căn cứ tính chất của hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra, một số
    nước phân chia tham nhũng thành các loại nghiêm trọng và ít nghiêm trọng.
    - Căn cứ tiêu chí về phạm vi, quy mô, tham nhũng được phân thành
    tham nhũng lớn và tham nhũng nhỏ (tham nhũng vặt).
    - Căn cứ tiêu chí chủ thể và nội dung, tham nhũng được phân thành
    tham nhũng cấp cao (đối tượng tham nhũng là quan chức cấp cao) và tham
    nhũng cấp thấp, tương tự là tham nhũng chính trị và tham nhũng hành chính
    v.v .
    2. Nguyên nhân của tham nhũng
    Có nhiều phân tích, giải thích khác nhau về nguyên nhân của tham
    nhũng. Đa số các nghiên cứu khẳng định rằng, tham nhũng xuất hiện từ rất
    sớm, từ khi có sự phân chia quyền lực và hình thành nhà nước. Tham nhũng
    do nhiều nguyên nhân, trong đó, có một số nguyên nhân cơ bản như sau:
    - Thứ nhất, nguyên nhân về quản lý nhà nước. Hệ thống quản lý nhà
    nước lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi, hiện tượng tham
    nhũng, tiêu cực và vi phạm pháp luật có điều kiện phát triển. Quản lý yếu
    kém, lỏng lẻo thường thể hiện ở các mặt: hệ thống pháp luật lạc hậu, thiếu
    đồng bộ, không hoàn thiện; bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhiều tầng nấc, hoạt
    động kém hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ công chức yếu kém về năng lực, đạo
    đức; chế độ đãi ngộ không thỏa đáng trong khi vấn đề trách nhiệm giải trình
    cũng như kiểm tra, giám sát, đánh giá không rõ ràng; cơ chế phòng ngừa và
    xử lý tham nhũng thiếu hoàn thiện .
    - Thứ hai, nguyên nhân về kinh tế. Nền kinh tế kém phát triển, đang
    phát triển hoặc trong quá trình chuyển đổi là nguyên nhân đồng thời là điều
    kiện phát sinh tham nhũng. Các nguyên nhân cụ thể có thể đề cập đến bao
    gồm: cơ chế quản lý kinh tế yếu kém; nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt
    động kinh tế; khu vực kinh tế do nhà nước nắm giữ chiếm tỷ trọng quá lớn và
    bất hợp lý về cơ cấu trong tổng thể nền kinh tế quốc dân trong khi việc cổ
    phần hoá, tư nhân hoá tiến hành chậm, có nhiều tiêu cực; hoạt động bảo hộ,
    trợ cấp, cấp phép của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động kinh doanh,
    thương mại được thực hiện một cách sai trái, thiếu minh bạch; sự cấu kết giữa
    công chức, doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân trong khi thực
    hiện các hoạt động kinh tế của nhà nước; sự cạnh tranh không lành mạnh vì
    mục tiêu lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh .
    - Thứ ba, nguyên nhân về chính trị. Bộ máy chính trị chuyên quyền,
    độc đoán; các cá nhân, gia đình, tập đoàn chính trị lũng đoạn nhà nước, biến
    nhà nước thành bộ máy quân sự, gia đình trị; hoạt động chính trị “tiền bạc”,
    thiếu dân chủ; hoạt động tranh cử, thăng quan, tiến chức được đảm bảo bằng
    quan hệ chính trị và các lợi ích bất chính; tiền bạc và lợi ích chính trị có mối
    quan hệ hữu cơ, tương hỗ . là các nguyên nhân căn bản về mặt chính trị dẫn 8
    đến hành vi tham nhũng. Thuật ngữ “tham nhũng chính trị” tương đối phổ
    biến trên thế giới hiện nay dùng để chỉ hành vi tham nhũng trong quá trình
    vận động tranh cử và vận động tài trợ cho các đảng phái chính trị, phục vụ
    các hoạt động chính trị.
    - Thứ tư, nguyên nhân về văn hoá. Văn hoá quà tặng; quan điểm phe
    cánh, thiên vị, thân quen, cục bộ, địa phương; văn hoá “bí mật” . là các yếu
    tố văn hoá đã và đang ảnh hưởng, làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động
    quản lý nhà nước, tạo cơ sở phát sinh tham nhũng, tiêu cực tại nhiều quốc gia
    trên thế giới.
    3. Quan điểm, chủ trương phòng, chống tham nhũng của một số
    nước trên thế giới
    Mặc dù có cách thức tiếp cận khác nhau về tham nhũng nhưng các nư-
    ớc trên thế giới đều lên án mạnh mẽ tệ tham nhũng, coi tham nhũng là kẻ thù
    của phát triển. Các nước đều khẳng định quyết tâm chống tham nhũng, xác
    định đây là cuộc đấu tranh lâu dài, cần phải tiến hành một cách kiên trì, chắc
    chắn. Các nước cũng nhận thức rằng muốn đấu tranh chống tham nhũng có
    kết quả thì trước tiên, các chính đảng và nhà nước phải có quyết tâm chính trị
    và đường lối chính trị đúng đắn, phù hợp; mặt khác, kiên quyết chống tham
    nhũng nhưng phải giữ vững sự ổn định chính trị-xã hội cần thiết cho sự phát
    triển.
    Nghiên cứu thực tế phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia trên
    thế giới, có thể thấy ba vấn đề quan trọng về mặt quan điểm, chủ trương sau
    đây:
    Một là, phải đề ra chủ trương, quan điểm đúng đắn về phòng ngừa, đấu
    tranh chống tham nhũng và xây dựng chiến lược chống tham nhũng một cách
    mạnh mẽ và có hiệu quả; trong đó vấn đề quan trọng nhất là vai trò lãnh đạo,
    chỉ đạo kiên quyết của người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ.
    Hai là, phải có các quy định cụ thể về hình sự hoá cũng như quy định
    hình phạt thích đáng đối với hành vi tham nhũng trong khuôn khổ pháp luật
    hình sự; nhiệm vụ này cần được thực hiện trong tổng thể các nhiệm vụ về xây
    dựng và hoàn thiện luật pháp về phòng, chống tham nhũng, bao gồm các biện
    pháp phòng ngừa tham nhũng và trừng trị nghiêm khắc hành vi tham nhũng.
    Ba là, phải xây dựng cơ quan, lực lượng chuyên trách về chống tham
    nhũng và đề cao vai trò điều tra, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra của các cơ
    quan chức năng, trao cho các cơ quan này những nhiệm vụ, quyền hạn, trách
    nhiệm, nguồn lực và sự độc lập đủ lớn để đủ sức phát hiện, xử lý các hành vi
    tham nhũng và tội phạm về tham nhũng.
    Thực tế cho thấy, những quốc gia có thành công bước đầu trong đấu
    tranh chống tham nhũng là những quốc gia xây dựng chiến lược chống tham
    nhũng mạnh mẽ. Các nước được ghi nhận là có một số thành quả tích cực 9
    trong cuộc chiến chống tham nhũng như Sing-ga-po, Trung Quốc, Hàn Quốc,
    Thái Lan, Hồng Kông . đều đề ra quan điểm, chủ trương và chiến lược đấu
    tranh chống tham nhũng mạnh mẽ, có phương pháp, cách thức và bước đi cụ
    thể. Trên thực tế, chủ trương và chiến lược chống tham nhũng ở các nước này
    chỉ hình thành khi tình hình tham nhũng đã trở nên hết sức nghiêm trọng, là
    mối nguy cơ đe doạ sự phát triển của đất nước. Từ thực trạng tham nhũng
    như vậy, chính phủ và người đứng đầu nhà nước đã đề ra chủ trương và xây
    dựng chiến lược chống tham nhũng.
    Tại Sing-ga-po, đầu những năm 1950, tệ nạn tham nhũng diễn ra phổ
    biến, cảnh sát ngang nhiên nhận tiền hối lộ ngoài đường phố, công chức nhà
    nước sẵn sàng nhận quà biếu để làm việc phi pháp. Trước năm 1952, Chính
    phủ giao cho một đơn vị nằm trong lực lượng cảnh sát có thẩm quyền điều tra
    các tội phạm về tham nhũng. Hoạt động chống tham nhũng của đơn vị này
    trên thực tế là không có hiệu quả, nhất là trong việc điều tra hành vi tham
    nhũng của nhân viên cảnh sát. Nạn tham nhũng vẫn ngang nhiên hoành hành,
    nhân dân thiếu tin tưởng và không hợp tác hoặc cộng tác dè dặt với Cơ quan
    điều tra chống tham nhũng do hoài nghi về hiệu quả hoạt động của cơ quan
    này và lo sợ bị liên lụy hoặc bị trả thù khi tố giác những kẻ tham nhũng. Khi
    ông Lý Quang Diệu thắng cử và nắm quyền lãnh đạo đất nước vào năm 1959
    thì tình hình bắt đầu có sự chuyển biến.
    Chính phủ Sing-ga-po cho rằng ý chí kiên quyết chống tham nhũng và
    sự trong sạch của giới lãnh đạo tối cao là vấn đề mấu chốt trong việc phòng
    ngừa và trừng trị tham nhũng; Chính phủ phải làm cho nhân dân tin tưởng
    rằng, Chính phủ không chấp nhận các hành vi tham nhũng. Nguyên thủ tướng
    Lý Quang Diệu là một tấm gương mẫu mực về sự trong sạch và kiên quyết
    chống tham nhũng. Ông không sử dụng ô tô và nhà ở của nhà nước, không
    khoan nhượng đối với các công chức tham nhũng, bất kể người đó là quan
    chức cấp cao hay người thân. Chính phủ của ông Lý Quang Diệu đã đề ra
    chiến lược chống tham nhũng với các biện pháp kiên quyết như ban hành
    Luật Chống tham nhũng, Luật Sung công tài sản tham nhũng, tiến hành cải
    cách nền hành chính công, có chế độ tiền lương ưu đãi đối với công chức,
    kiện toàn Cơ quan điều tra chống tham nhũng và trao cho họ nhiều quyền
    năng.
    Sau khi được củng cố, Cơ quan điều tra chống tham nhũng đã mang lại
    hiệu quả rõ rệt, đưa nhiều kẻ tham nhũng ra hầu tòa, không ít viên chức tha
    hóa bị phát hiện và sa thải khỏi cơ quan Nhà nước, có kẻ phải rời bỏ công sở
    để tránh khỏi sự điều tra của cơ quan chức trách. Trong số những kẻ bị sa
    lưới pháp luật, người ta thấy nhiều gương mặt của các vị tai to mặt lớn, có
    chức sắc, tính ra có từ 4 đến 5 vị bộ trưởng hoặc tương đương. Cùng với việc
    thẳng tay trừng trị kẻ tham nhũng, công tác phòng ngừa tham nhũng được
    đẩy mạnh với nhiều biện pháp cụ thể như: hàng năm, người được bầu cử vào
    cơ quan nhà nước và công chức phải kê khai tài sản và họ phải chứng minh 10
    nguồn gốc tài sản đã kê khai; trường hợp không chứng minh được nguồn gốc
    tài sản thì phần tài sản tăng lên bất hợp pháp đó bị coi là tài sản tham nhũng
    và bị nhà nước Sung công. Đối với các cơ quan hành chính có dịch vụ công
    phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, Chính phủ yêu cầu Cơ quan quản
    lý công vụ lập phiếu để người dân nhận xét về thái độ phục vụ, cách giải
    quyết công việc, thời gian giải quyết công việc của công chức và bỏ vào hòm
    thư công. Sing-ga-po còn đề ra quy định, nếu người dân đến cơ quan hành
    chính mà sau 30 phút không được gặp người có trách nhiệm tiếp dân thì có
    quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan hành chính đó trực tiếp tiếp và giải
    quyết công việc cho mình. Trên cơ sở tập hợp ý kiến nhận xét của nhân dân
    từ các phiếu nhận xét đối với từng công chức, Cơ quan quản lý công chức đề
    xuất việc tăng lương và thăng tiến cho công chức.
    Có thể thấy rằng, thái độ kiên quyết và cứng rắn của người đứng đầu
    Chính phủ và bộ máy chính quyền của Sing-ga-po về đấu tranh chống tham
    nhũng đã làm cho tham nhũng không có đất để phát triển. Với chế độ tiền
    lương ưu đãi và các biện pháp trừng phạt nghiêm minh, công chức không
    dám tham nhũng và không cần tham nhũng. Cơ quan Điều tra chống tham
    nhũng của Sing-ga-po (CPIB) đã có chỗ dựa vững chắc là Chính phủ và nhận
    được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân nước này.
    Tại Hàn Quốc, sau khi thắng cử năm 1992, Tổng thống Kim Young
    Sam và Chính phủ đã đề ra biện pháp phòng, chống tham nhũng mạnh mẽ
    như: những người lãnh đạo đất nước phải trong sạch, gương mẫu; thực hiện
    nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước;
    khi phát hiện vụ việc tham nhũng thì phải tập trung xử lý và xử lý nghiêm
    khắc, trừng trị thích đáng kẻ tham nhũng. Chủ trương chống tham nhũng của
    Hàn Quốc là coi trọng các biện pháp phòng ngừa hơn là biện pháp đối phó;
    ưu tiên thực hiện các chương trình chống tham nhũng có tính khả thi và hiệu
    quả cao; làm trong sạch đội ngũ lãnh đạo các cơ quan công quyền, xây dựng
    Chính phủ minh bạch, tin cậy, xây dựng xã hội công bằng, bình đẳng . Hàn
    Quốc thực hiện phương châm “Nước sạch đầu nguồn”. Theo đó, phòng,
    chống tham nhũng phải từ trên xuống dưới, trước hết là trong Quốc hội,
    Chính phủ, quân đội.
    Nhờ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nói trên, tình hình tham nhũng ở
    Hàn Quốc giảm dần, công tác chống tham nhũng được báo chí trong và ngoài
    nước đánh giá cao, lòng tin của nhân dân vào Chính phủ được củng cố.
    Tại Trung Quốc, chống tham nhũng là vấn đề luôn được Đảng Cộng
    sản và Nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quan tâm, coi đó là một biện
    pháp hữu hiệu để bảo đảm cho sự nghiệp cải cách, mở cửa thắng lợi. Trung
    Quốc coi chống tham nhũng là vấn đề sinh tử của đất nước. Đảng Cộng sản
    Trung Quốc khẳng định: “Kiên quyết phòng, chống tham nhũng là một nhiệm
    vụ chính trị trọng đại của Đảng”, “Đảng phải quản Đảng và Đảng phải trị 11
    Đảng thật tốt”. Phương châm là: kiên quyết xử lý nghiêm các cán bộ lãnh đạo
    tham nhũng và chỉnh đốn tác phong liêm chính. Đồng chí Đặng Tiểu Bình tr-
    ước đây đã chỉ rõ: “Không trừng trị tham nhũng, nhất là tham nhũng trong
    hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Đảng, chúng ta thực sự sẽ phải đối mặt với
    nguy cơ thất bại”. Nguyên Thủ tướng Chu Dung Cơ khi mới nhậm chức đã
    tuyên chiến với tham nhũng và tuyên bố: “Nếu có 100 viên đạn, tôi sẽ dành
    99 viên cho bọn tham nhũng và viên còn lại sẽ dành cho riêng tôi nếu cuộc
    chiến thất bại”.
    Mấy năm trước đây, Trung Quốc chú trọng chống tham nhũng ở “phần
    ngọn”, tức là trừng trị, nhưng gần đây coi phòng ngừa là chính; chuyển từ
    “phòng ngự” sang “tấn công”, từ “giám sát sau sự việc” thành “giám sát tr-
    ước sự việc”, tức là giám sát chặt chẽ, tìm những chỗ có sơ hở, dễ phát sinh
    tham nhũng để xử lý trước khi tham nhũng xảy ra. Trong xử lý, tư tưởng chỉ
    đạo của Trung Quốc là: “Đảng không được mềm lòng khi xử lý đảng viên
    tham nhũng”.
    Chiến lược chống tham nhũng của Trung Quốc có một số vấn đề đáng
    chú ý như sau:
    - Thứ nhất, Trung Quốc cho rằng đấu tranh chống tham nhũng phải
    bảo đảm đại cục (tức là bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, xã hội)
    nhằm phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ trung tâm là thực hiện thắng lợi mục tiêu
    phát triển kinh tế; đồng thời đẩy mạnh chỉnh đốn Đảng, xây dựng và chỉnh
    đốn tác phong công tác của cán bộ, đảng viên.
    - Thứ hai, Trung Quốc nhận thức rõ trong nền kinh tế thị trường, bên
    cạnh mặt tích cực là phát huy được tính năng động, sáng tạo và hiệu quả
    trong phát triển kinh tế, nó còn có các khiếm khuyết vốn có. Vì vậy, nhà nước
    cần coi trọng xây dựng các chế định về công tác giám sát hành chính và
    phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng; trao cho các cơ quan chức năng
    các quyền hạn cần thiết để bảo đảm thực thi nhiệm vụ giám sát hành chính
    nói chung và đấu tranh chống tham nhũng nói riêng.
    - Thứ ba, Trung Quốc coi trọng phát hiện và xử lý các vụ án tham
    nhũng lớn liên quan đến một số cán bộ cấp cao, các nhân vật quan trọng để
    cảnh tỉnh, răn đe, ngăn chặn; đồng thời không coi nhẹ việc phát hiện và xử lý
    các vụ án tham nhũng nhỏ và vừa đối với cán bộ, đảng viên. Đấu tranh chống
    tham nhũng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung lực lượng vào một số ngành
    và một số lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng như đầu tư xây dựng, đấu thầu,
    thu chi ngân sách, quản lý tài chính, tài sản công, quản lý, sử dụng đất đai, tài
    nguyên, tín dụng ngân hàng, thuế, thị trường chứng khoán và công tác tuyển
    dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ.
    - Thứ tư, Trung Quốc coi nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng là
    nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, đề cao vai trò nòng cốt của các cơ quan
    được giao nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng như: Viện kiểm sát nhân 12
    dân, Toà án nhân dân và Cơ quan giám sát hành chính ở Trung ương và địa
    phương. Các cơ quan này thành lập các cục, vụ chuyên trách để đấu tranh
    chống tham nhũng, được trao nhiều quyền hạn như có quyền điều tra, xử lý
    kỷ luật hành chính, khởi tố, bắt giam, di lý và xét xử các vụ án tham nhũng.
    - Thứ năm, Trung Quốc coi trọng cải cách thể chế, tạo môi trường lành
    mạnh, ngăn ngừa tham nhũng; trong đó nghiêm cấm quân đội, công an không
    được làm kinh tế; coi trọng xây dựng các quy phạm pháp luật và chế độ kiểm
    tra, giám sát thường xuyên hoạt động của các cơ quan nhà nước và thực thi
    công vụ của công chức nhà nước; cải cách chế độ tài chính, quản lý tài sản
    công, cải cách chế độ tổ chức và nhân sự; dân chủ hoá trong tiếp nhận, bổ
    nhiệm cán bộ, thực hiện dân chủ và công khai trong các dự án, công khai thu
    nhập, chi tiêu tài chính, tiếp khách, hội nghị và dân chủ hoá ở nông thôn .
    Coi trọng chỉnh đốn tác phong công tác và thực hiện các điều cấm đối với
    đảng viên, cán bộ, công chức.
    Nhờ thực hiện các biện pháp chống tham nhũng mạnh mẽ, Trung Quốc
    đã ngăn chặn và từng bước hạn chế tệ tham nhũng, củng cố lòng tin của nhân
    dân vào Đảng và Nhà nước. Chỉ tính từ tháng 10/1997 đến tháng 9/2003, cả
    nước đã phát hiện và xử lý kỷ luật hành chính 84 vạn cán bộ có hành vi tham
    nhũng, xử lý hình sự 3,7 vạn người; trong đó đã tử hình một số cán bộ cấp
    cao như Phó chủ tịch Quốc hội; Phó chủ tịch tỉnh Sơn Tây; Thứ trưởng Bộ
    Công an . Riêng năm 2003 đã phát hiện và xử lý 14 cán bộ cấp bộ trưởng và
    tương đương.
    Tại Thái Lan, tham nhũng diễn ra nghiêm trọng trong những năm
    khủng khoảng về kinh tế thể hiện sự bất cập của pháp luật cùng với sự yếu
    kém của tổ chức chống tham nhũng. Nhà Vua và Quốc hội Thái Lan đã đề ra
    4 chủ trương lớn sau đây:
    - Một là, chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói
    chung và pháp luật chống tham nhũng nói riêng nhằm đề ra các quy định
    pháp lý chặt chẽ cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Năm 1997, Thái Lan
    đã đưa các điều khoản về chống tham nhũng vào Hiến pháp cùng với việc sửa
    đổi toàn diện Luật chống tham nhũng gồm 11 chương và 133 điều, đã qui
    định chi tiết về hành vi tham nhũng, về tổ chức và hoạt động chống tham
    nhũng, về hình thức trừng phạt tội tham nhũng.
    - Hai là, Thái Lan đã thành lập các cơ quan chống tham nhũng và trao
    cho các cơ quan này các quyền lực lớn về chống tham nhũng. Đứng đầu là
    Uỷ ban chống tham nhũng quốc gia. Các cơ quan có chức năng chống tham
    nhũng quan trọng khác là: Uỷ ban chống tham nhũng của Quốc hội, Văn
    phòng uỷ ban công vụ của Chính phủ, Uỷ ban hỗ trợ và kiểm soát các hoạt
    động chống tham nhũng, Văn phòng Tổng thư ký, kiểm toán; Văn phòng
    chống hoạt động rửa tiền.
    - Ba là, Thái Lan coi trọng cả công tác phòng ngừa và trấn áp kẻ tham 13
    nhũng, coi trọng cả xây và chống như quy định công chức trước khi nhận
    việc hoặc được bổ nhiệm 30 ngày phải kê khai tài sản, trong quá trình tại
    chức phải thường xuyên kê khai và bổ sung bản kê khai tài sản, trước khi thôi
    chức vụ cũng phải kê khai tài sản; quy định về việc thường xuyên rèn luyện
    thái độ làm việc, nhân phẩm, giá trị đạo đức, tính liêm khiết của công chức;
    thường xuyên thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách,
    pháp luật và thực hiện chức trách công vụ của công chức, kể cả Thủ tướng,
    các bộ trưởng, các nghị sỹ và Tổng thư ký nội các .; qui định mọi hành vi
    tham nhũng phải bị trừng trị nghiêm khắc bằng hình thức cách chức, buộc
    thôi chức, các hình thức kỷ luật hành chính khác, hoặc xử lý hình sự. Tài sản
    tham nhũng phải được thu hồi, sung công.
    - Bốn là, Thái Lan coi trọng phát động toàn xã hội tham gia đấu tranh
    chống tham nhũng trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến
    việc thực hiện pháp luật chống tham nhũng, qui định mọi ý kiến tố cáo về
    tham nhũng phải được các cơ quan chức năng xem xét; đồng thời đề ra quy
    chế bảo vệ công chức và người dân trong đấu tranh chống tham nhũng.
    II. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CHỦ
    YẾU Ở CÁC NƯỚC
    1. Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng
    Các nước đều coi trọng các giải pháp phòng ngừa vì cho rằng đây là
    giải pháp có hiệu quả nhất. Để phòng ngừa tham nhũng, các nước chú trọng
    các biện pháp như: chú trọng giáo dục con người, nhất là giáo dục đạo đức
    cho công chức; hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có xây dựng các văn
    bản pháp luật về chống tham nhũng; thực hiện nguyên tắc công khai, minh
    bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức; thực hiện biện pháp kê khai
    tài sản và kiểm soát thu nhập của công chức; coi trọng kiểm tra, kiểm toán,
    thanh tra (ở Thái Lan có quy định phải thanh tra, kiểm tra thường xuyên các
    chính khách, kể cả Thủ tướng); trả lương phù hợp cho công chức v.v . Các
    giải pháp phòng ngừa cụ thể mà các nước thường áp dụng bao gồm:
    1.1. Chú trọng công tác giáo dục con người
    - Đối với người dân: giáo dục cho mọi người về đạo đức trong sáng,
    lối sống lành mạnh, cách ứng xử văn minh, lịch thiệp. Tuyên truyền, giáo dục
    cho người dân nhận diện được các hành vi tham nhũng, có thái độ căm ghét
    và tinh thần kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tạo ra môi trường xã hội
    chống tham nhũng.
    - Đối với công chức: giáo dục đạo đức cho công chức và xây dựng đội
    ngũ công chức trong sạch, liêm khiết là biện pháp quan trọng đầu tiên để hạn
    chế tham nhũng, làm cho công chức tự nhận thức rằng “Không nên tham
    nhũng”. Một số nước ban hành luật về đạo đức của công chức (Thụy Điển,
    Ét-xtô-nia, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Cộng hoà liên bang Đức ). Đảng Cộng 14
    sản và Nhà nước Trung Quốc đã ban hành các văn bản quy định về giáo dục
    đạo đức và xây dựng tác phong liêm chính trong Đảng và Nhà nước. Chính
    phủ Sing-ga-po giáo dục đạo đức “tự răn mình” cho công chức, coi đây là
    biện pháp quan trọng để xây dựng đội ngũ công chức liêm khiết và ban hành
    cuốn Sổ tay hướng dẫn của Chính phủ đối với công chức. Hàn Quốc cũng rất
    chú ý giáo dục đạo đức cho công chức và thành lập Uỷ ban đặc biệt về đạo
    đức.
    1.2. Hoàn thiện pháp luật về phòng và chống tham nhũng
    a- Quy định rõ tội danh và khung hình phạt đối với các tội về tham
    nhũng:
    Ở hầu hết các nước trên thế giới, các tội danh về tham nhũng được quy
    định tại Bộ luật Hình sự hoặc Luật hình sự, trong đó có quy định cụ thể các
    tội phạm về tham nhũng và hình phạt tương ứng. Trong lịch sử xây dựng
    pháp luật của các nước trên thế giới, Bộ luật Hình sự đầu tiên có quy định về
    tội phạm tham nhũng là của I-ta-li-a năm 1853 và năm 1859, sau đó là Pa-ki-
    xtan năm 1861, Nhật Bản năm 1907, Hàn Quốc năm 1953 .
    b- Ban hành Luật Chống tham nhũng và các văn bản luật phục vụ cho
    việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng:
    Luật Chống tham nhũng ở một số quốc gia không phải là một đạo luật
    độc lập mà là loại văn bản pháp luật được đặt bên cạnh Bộ luật Hình sự. Ở
    những quốc gia này, việc ban hành một đạo luật riêng về chống tham nhũng
    nhằm tăng cường cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng, đáp ứng yêu cầu
    của công tác đấu tranh chống loại tội phạm này. Trên cơ sở những chế định
    của Bộ luật Hình sự, Luật Chống tham nhũng quy định rõ hơn, cụ thể hơn các
    tội phạm về tham nhũng; xác định rõ về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của
    các cơ quan có chức năng chống tham nhũng; bổ sung các hình phạt mang
    tính chất nghiêm khắc hơn. Ví dụ về các đạo luật này bao gồm: Luật về tăng
    cường đấu tranh chống tham nhũng của Ma-lai-xi-a năm 1961 và năm 1971,
    Luật Chống hối lộ năm 1947 của Pa-ki-xtan, Luật chống hối lộ năm 1988 của
    Trung Quốc, Luật Chống tham nhũng của Hồng Kông năm 1975, Luật
    Phòng, chống tham nhũng của Sing-ga-po năm 1960, năm 1972 và năm 1981.
    Nhiều quốc gia ban hành Luật Chống tham nhũng, Luật Sung công tài
    sản tham nhũng; Luật Thành lập Cơ quan chống tham nhũng chuyên trách.
    Các đạo luật này đề ra các quy định về phòng ngừa tham nhũng, các biện
    pháp răn đe hoặc quy định rõ chức năng và quyền hạn của cơ quan chuyên
    trách chống tham nhũng. Ngoài ra, trong một số ngành, lĩnh vực dễ xảy ra
    tham nhũng các nước còn quy định những đạo luật riêng biệt như: Luật
    Chống hối lộ trong các cơ quan Nhà nước của Ai Cập, Pháp lệnh phòng ngừa
    tham nhũng trong bộ máy chính quyền của Sri-lan-ca . 15
    Để ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm về tham nhũng có tính chất đặc
    trưng phát sinh trong một số ngành lĩnh vực, đề cao vai trò trách nhiệm của
    các cơ quan chức năng trong phòng ngừa và đấu tranh chống loại tội phạm
    này, các quy định về phòng ngừa và chống tham nhũng còn được quy định
    trong những đạo luật chuyên ngành. Những văn bản này cùng với các đạo
    luật chống tham nhũng tạo thành một hệ thống pháp luật đồng bộ. Ngoài Bộ
    luật Hình sự với tính chất răn đe và trừng trị, một số nước ban hành các văn
    bản pháp luật chuyên ngành có quy định về phòng ngừa, chống tham nhũng
    như: Luật về công chức, Luật về đạo đức công chức của Mỹ, của Sing-ga-po,
    Luật về kê khai tài sản công chức của Sing-ga-po .
    Để chống lại các hành vi lợi dụng các sơ hở trong hoạt động quản lý để
    tham nhũng, có quốc gia còn ban hành một số văn bản pháp luật có quy định
    về phòng ngừa tham nhũng trong quản lý một số lĩnh vực kinh tế. Ví dụ như:
    ở Đức có Luật về chế độ tài chính, Luật Kiểm toán, Luật Kinh doanh trung
    thực, Luật Cạnh tranh lành mạnh; ở Hy Lạp có Luật về bảo vệ thanh danh của
    các nhà chính trị; ở Ma-lai-xi-a và Sing-ga-po có Luật Hải quan, Luật Cảnh
    sát; ở I-ran có Sắc lệnh về cảnh sát và Sắc lệnh về cảng.
    Dưới đây là tóm lược nội dung một số đạo luật về chống tham nhũng
    của một số quốc gia:
    * Ở Trung Quốc, Luật Giám sát hành chính quy định chức năng,
    nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan giám sát hành chính Trung Quốc trong
    cuộc đấu tranh chống hủ bại (chống tham nhũng). Các quy định đó thể hiện
    trên một số nội dung sau:
    - Luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giám sát hành chính (là
    cơ quan của Chính phủ) và Cơ quan Giám sát hành chính các cấp như sau:
    “Cơ quan giám sát khi điều tra các hành vi vi phạm kỷ luật hành chính như
    tham ô, hối lộ, lạm dụng công quỹ, được cơ quan giám sát từ cấp huyện trở
    lên phê duyệt có thể kiểm tra số tiền (của đơn vị hoặc cá nhân bị tình nghi
    liên quan đến vụ việc) gửi ở các ngân hàng hay các cơ quan tín dụng tài chính
    khác. Khi cần thiết có thể đề nghị Toà án nhân dân áp dụng biện pháp hữu
    hiệu, dựa theo pháp luật phong toả tài khoản của họ gửi ở ngân hàng hoặc cơ
    quan tài chính tín dụng khác” (Điều 21); “Tạm thời giữ lại, niêm phong các
    văn bản, tài liệu sổ sách kế toán liên quan đến hành vi vi phạm kỷ luật hành
    chính và những tài liệu có liên quan khác. Ra lệnh cho tổ chức, cá nhân bị
    tình nghi có liên quan đến vụ án, trong thời gian điều tra vụ án không được
    bán, di chuyển đồ vật có liên quan đến vụ án. Ra lệnh cho người bị tình nghi
    vi phạm kỷ luật hành chính phải trả lời và giải thích các vấn đề liên quan đến
    việc điều tra tại địa điểm và thời gian qui định, nhưng không được bắt giữ
    một cách trá hình. Yêu cầu cơ quan có liên quan tạm thời đình chỉ công tác
    đối với người bị tình nghi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật hành chính” (Điều
    20) .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...