Luận Văn Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics của Hàn Quốc và một số gợi ý cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUNG TÂM LOGISTICS 4

    1.1. Lý luận chung về logistics 4

    1.1.1. Khái niệm logistics 4
    1.1.2. Phân loại logistics . 5

    1.1.3. Vai trò của logistics . 7

    1.2. Khái quát chung về trung tâm logistics . 9

    1.2.1. Khái niệm về trung tâm logistics 9
    1.2.2. Các thành phần của trung tâm logistics . 11
    1.2.3. Các đặc điểm của trung tâm logistics 12

    1.2.4. Chức năng, vai trò của trung tâm logistics 14

    1.2.5. Điều kiện để xây dựng một trung tâm logistics 15

    1.3. Tổng quan phát triển trung tâm logistics tại một số quốc gia trên thế

    giới 16

    1.3.1. Tổng quan phát triển trung tâm logistics tại một số quốc gia Châu Âu 16
    1.3.2. Tổng quan phát triển trung tâm logistics tại một số quốc gia Châu Á 19

    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM LOGISTICS TẠI HÀN QUỐC . 23

    2.1. Khái quát thực trạng phát triển logistics tại Hàn Quốc . 23

    2.1.1. Tình hình chung của ngành logistics tại Hàn Quốc 23

    2.1.2. Những thuận lợi của ngành logistics tại Hàn Quốc . 25
    2.1.3. Một số hạn chế của ngành logistics Hàn Quốc 29

    2.2. Thực trạng quá trình phát triển các trung tâm logistics tại Hàn Quốc . 31

    2.2.1. Định hướng và chính sách phát triển trung tâm logistics của Hàn Quốc
    31
    2.2.2. Thực trạng phát triển các trung tâm logistics tại Hàn Quốc 37

    2.3. Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại Hàn Quốc . 52

    2.3.1. Đưa ra chính sách phát triển dựa vào việc xác định trước nhu cầu tương lai 53

    2.3.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ 54
    2.3.3. Cơ cấu tổ chức 54
    2.3.4. Phương thức hoạt động quản lý các trung tâm logistics . 55

    2.3.5. Thúc đẩy hợp tác quốc tế về phát triển trung tâm logistics khu vực . 55

    CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM LOGISTICS CHO VIỆT NAM 57

    3.1. Thực trạng hoạt động logistics tại Việt Nam . 57

    3.1.1. Thực trạng hoạt động logistics tại Việt Nam 57
    3.1.2. Đánh giá chung về ngành logistics Việt Nam . 64

    3.2. Định hướng phát triển ngành logistics và sự cần thiết xây dựng các trung tâm logistics cho Việt Nam 65

    3.2.1. Định hướng phát triển của ngành logistics Việt Nam . 65

    3.2.2. Tính cấp thiết phát triển trung tâm logistics cho Việt Nam 69

    3.3. Giải pháp pháp triển trung tâm logistics cho Việt Nam . 72

    3.3.1. Nhóm những giải pháp gợi ý cho cơ quan quản lý nhà nước . 72
    3.3.2. Giải pháp xây dựng trung tâm logistics và mô hình hoạt động 74

    KẾT LUẬN 78

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 79

    LỜI MỞ ĐẦU



    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Trước thực tiễn bối cảnh u ám của kinh tế thế giới trong những năm gần đây, Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác cần phải có những hành động cụ thể đối phó với những biến đổi bất ngờ và tìm cho mình một hướng phát triển tốt nhất, là một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu; chứ không chỉ là một quan sát viên. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay vẫn là một điểm trũng của thế giới: một nước có nền kinh tế đang phát triển, với trình độ kỹ thuật vẫn còn lạc hậu, năng suất lao động còn hạn chế, quản lý chưa hiệu quả dẫn đến giá thành sản phẩm vẫn cao hơn các nước khác xung quanh.

    Do đó, cần có những biện pháp cải thiện những yếu kém đó, và logistics là một trong số các phương pháp hiệu quả khắc phục cho những yếu kém trên. Dựa trên sự tích hợp nhiều quy trình trong quá trình quản lý sản xuất nối tiếp nhau, cung ứng sản phẩm và dịch vụ từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng, nhiều quốc gia đã áp dụng thành công logistics thương mại nâng cao hiệu quả quy trình tổng thể, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ trên thị trường, điển hình như Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hồng Kông và một số các quốc gia khác được coi là những điển hình logistics trên thế giới, là bài học cho những nước đang phát triển học hỏi sau này. Vì vậy, Việt Nam - một nước có nền kinh tế chuyển đổi - cũng cần nhanh chóng bắt kịp với xu hướng của thế giới, tiến tới mục tiêu trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu và trực tiếp thúc đẩy nền kinh tế trong nước đi lên.

    Thực tế cho thấy, mô hình trung tâm logistics của Hàn Quốc, dù phát triển sau các nước phát triển như Đan Mạch, Phần Lan, Anh, Nhật rất nhiều nhưng bằng tinh thần học hỏi và sự nhạy bén của mình, Hàn Quốc đã có sự học hỏi tận dụng những kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, lấy đó làm nền tảng cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics trong nước, đã đem lại những thành công nhất định, đưa Hàn Quốc trở thành một trong số những quốc gia có tốc độ phát triển cao vào bậc nhất của Châu Á trong những năm qua. Cảng Busan của Hàn Quốc, thuộc khu công nghiệp tự do Busan Jinhea, trong ba thập niên gần đây luôn được xếp hạng là một trong số hải cảng lớn nhất thế giới – đầu mối thương mại giữa sáu khu thương mại tự do khác trong nội Hàn, liên kết hoạt động thương mại cho toàn khu vực Đông Á, Châu Á. Vì thế nhóm nghiên cứu đã mạnh dạn đưa ra đề tài: “Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics của Hàn Quốc và một số gợi ý cho Việt Nam” với mong muốn tìm ra công thức thành công của các trung tâm logistics tại Hàn Quốc và tìm ra lời giải đáp cho bài toán phát triển ngành công nghiệp dịch vụ logistics của Việt Nam trong tương lai.

    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Theo các tìm hiểu của chúng tôi, vấn đề ứng dụng logistics đang là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều tác giả, cũng như trở thành vấn đề được rất nhiều các doanh nghiệp trong ngành logistics cũng như các doanh nghiệp sản xuất thươg mại quan tâm. Tuy nhiên các chương trình nghiên cứu hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu mang tính chất giới thiệu về dịch vụ logistics và một vài mô hình công ty hoạt động trong ngành logistics trong và ngoài Việt Nam, chứ chưa đi sâu nghiên cứu, phân tích một mô hình cụ thể về một trung tâm logistics thành công trên thế giới, với những điều kiện và hoàn cảnh tương tự với môi trường Việt Nam, đưa ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển logistics trong nước.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Phân tích quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của các trung tâm logistics tại Hàn Quốc, tìm ra công thức thành công của các trung tâm logistics, để đưa ra những bài học kinh nghiệm phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Trong đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp điều tra khảo sát, thống kê, phân tích - tổng hợp .

    5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu là quá trình hình thành phát triển của các trung tâm logistics tại Hàn Quốc, thực trạng phát triển ngành logistics Việt Nam
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quá trình hình thành và phát triển của các trung tâm logistics tại Hàn Quốc từ đầu những năm 1980 đến nay và quá trình phát triển logistics Việt Nam những năm gần đây.

    6. Kết quả nghiên cứu dự kiến

    Thông qua việc nghiên cứu về quá trình hoạt động của các trung tâm logistics tại Hàn Quốc, chúng em mong muốn:

    ã Tìm ra những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công trong quá trình hình thành và phát triển của các trung tâm logistics tại Hàn Quốc từ năm 1980 đến
    nay.

    ã Phân tích thực trạng và xu hướng phát triển hoạt động logistics tại Việt Nam, so sánh với các trung tâm logistics tại Hàn Quốc để đúc rút những bài học kinh nghiệm và đưa ra các kiến nghị cho quá trình phát triển ngành logistics tại Việt Nam.

    7. Kết cấu của đề tài

    Ngoài phần Mục lục, Danh mục từ viết tắt, Danh mục bảng biểu hình vẽ, Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu được chia thành 3 Chương với nội dung như sau:
    ã Chương 1: Lý luận chung về trung tâm logistics

    ã Chương 2: Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại Hàn Quốc

    ã Chương 3: Giải pháp phát triển trung tâm logistics cho Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

    • 12.doc
      Kích thước:
      3.6 MB
      Xem:
      0
    • 12.pdf
      Kích thước:
      1.1 MB
      Xem:
      0
Đang tải...