Tiểu Luận Kinh nghiệm phát triển nông thôn của Trung Quốc

Thảo luận trong 'Kinh Tế Phát Triển' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Trung Quốc là nước có diện tích rộng lớn với 9.571.300 km2, dân số đạt 1.341.000.000 người cuối năm 2010 và được coi là cái nôi của nền nông nghệp thế giới. Sau khi thực hiện cải cách thể chế quản lý kinh doanh nông thôn và cải cách thể chế lưu thông nông sản phẩm, thủ tiêu chế độ mua bán thống nhất, dần dần mở rộng giá cả nông sản phẩm, nới rộng kinh doanh nông sản phẩm, nông nghiệp Trung Quốc đã thoát khỏi sự ràng buộc của kinh tế kế hoạch truyền thống, mở rộng cánh cửa thị trường hàng hoá nông nghiệp. Cải cách nông nghiệp của Trung Quốc về cơ bản đã giải phóng cho đại bộ phận nông dân, điều động đầy đủ tính tích cực của người nông dân, sản xuất nông nghiệp không ngừng phát triển đảm bảo được an toàn lương thực quốc gia, đồng thời mức sống của nông dân được nâng cao rõ rệt.
    nông nghiệp nông thôn Trung Quốc đã có những bước thay đổi to lớn và đáng kể trong quá trình phát triển, có được điều này phải kể đến chính sách “Tam nông” được hình thành trong chiến lược phát triển nông thôn của Trung Quốc. Vấn đề “Tam nông” được hiểu là vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là tên chung của hàng loạt vấn đề kinh tế xã hội mà tự nó sinh ra. Chính sách “Tam nông” cần giải quyết tốt các vấn đề đó là tăng thu nhập cho người dân, tiêu thụ hàng hóa nông sản, ổn định xã hội nông thôn. Do vậy quan điểm chính sách phát triển nông thôn được xác định như sau: ủng hộ tích cực với chính sách phát triển nông thôn, khống chế ổn định giá cả nông sản, thực phẩm, hỗ trợ nông nghiệp, tăng cường đầu tư cho nông thôn; quan tâm tầng lớp nông dân ra thành thị làm việc, đảm bảo xã hội, giáo dục để cân bằng đãi ngộ, ổn định cuộc sống; về xã hội xóa chế độ hộ khẩu nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân di cư và sinh sống tại đô thị; đảm bảo công bằng, an sinh xã hội cho người già yếu, tàn tật ở nông thôn, bảo vệ tầng lớp dễ tổn thương nhất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập.
    Theo Giáo sư Lục Học Nghệ nói: ở Trung Quốc, nông dân bị coi là nhóm người yếu thế, thể hiện ở việc hiện nay quyền tài sản ở nông thôn vẫn chưa rõ ràng, nông dân không có quyền bảo vệ ruộng đất khoán, thậm chí nhà ở của mình. Bởi vì ruộng đất có thể bị trưng dụng bất cứ lúc nào, nhà cửa của chính mình có thể bị di dời để giải phóng mặt bằng bất cứ lúc nào. Bởi lẽ đất ở thuộc sở hữu tập thể, nông dân không có quyền thế chấp để vay ngân hàng. Do vậy, phải đặt nông dân là chủ thể trong “Tam nông” mới có thể đề ra được các quyết sách, tìm ra được các giải pháp đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trên quan điểm này, chính phủ Trung quốc đã đầu tư lớn vào nông thôn về xã hội, y tế, đối tượng người già, người không có sức lao động trong thời gian gần đây. Quan điểm chỉ đạo phát triển xã hội hài hòa, trên cơ sở giữa nông thôn và đô thị. Hiện nay, có thể nói ở Trung Quốc chính sách “Tam nông” bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử, sản xuất lương thực tăng hàng năm, thu nhập của nông dân tăng, nông thôn phát triển toàn diện, cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn không ngừng cải thiện, các hạng mục xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đã đạt được những bước đột phá quan trọng.


    Báo cáo chia làm 3 phần, dài 33 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...