Tiểu Luận Kinh nghiệm phát triển nông thôn của Trung Quốc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kinh nghiệm phát triển nông thôn của Trung Quốc


    MỞ ĐẦU

    Trung Quốc là nước có diện tích rộng lớn với 9.571.300 km2, dân số đạt 1.341.000.000 người cuối năm 2010 và được coi là cái nôi của nền nông nghệp thế giới. Sau khi thực hiện cải cách thể chế quản lý kinh doanh nông thôn và cải cách thể chế lưu thông nông sản phẩm, thủ tiêu chế độ mua bán thống nhất, dần dần mở rộng giá cả nông sản phẩm, nới rộng kinh doanh nông sản phẩm, nông nghiệp Trung Quốc đã thoát khỏi sự ràng buộc của kinh tế kế hoạch truyền thống, mở rộng cánh cửa thị trường hàng hoá nông nghiệp. Cải cách nông nghiệp của Trung Quốc về cơ bản đã giải phóng cho đại bộ phận nông dân, điều động đầy đủ tính tích cực của người nông dân, sản xuất nông nghiệp không ngừng phát triển đảm bảo được an toàn lương thực quốc gia, đồng thời mức sống của nông dân được nâng cao rõ rệt.
    nông nghiệp nông thôn Trung Quốc đã có những bước thay đổi to lớn và đáng kể trong quá trình phát triển, có được điều này phải kể đến chính sách “Tam nông” được hình thành trong chiến lược phát triển nông thôn của Trung Quốc. Vấn đề “Tam nông” được hiểu là vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là tên chung của hàng loạt vấn đề kinh tế Xã Hội mà tự nó sinh ra. Chính sách “Tam nông” cần giải quyết tốt các vấn đề đó là tăng thu nhập cho người dân, tiêu thụ hàng hóa nông sản, ổn định Xã Hội nông thôn. Do vậy quan điểm chính sách phát triển nông thôn được xác định như sau: ủng hộ tích cực với chính sách phát triển nông thôn, khống chế ổn định giá cả nông sản, thực phẩm, hỗ trợ nông nghiệp, tăng cường đầu tư cho nông thôn; quan tâm tầng lớp nông dân ra thành thị làm việc, đảm bảo xã hội, giáo dục để cân bằng đãi ngộ, ổn định cuộc sống; về Xã Hội xóa chế độ hộ khẩu nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân di cư và sinh sống tại đô thị; đảm bảo công bằng, an sinh Xã Hội cho người già yếu, tàn tật ở nông thôn, bảo vệ tầng lớp dễ tổn thương nhất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...