Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia công nghiệp mới

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2013-16
    Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Thu Mai
    Các thành viên tham gia: TS. Trần Thị Thái Hà
                                                  ThS. Nguyễn Văn Chiến
                                                  ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 8 năm 2012/ tháng 8 năm 2013

    2. Tính cấp thiết

    Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội là một yêu cầu cấp thiết, là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: 'Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá chiến lược nhằm đưa Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Mặc dù có truyền thống coi trọng hiền tài, nhưng việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực trên phạm vi quốc gia của Việt Nam trong suốt những thập kỷ qua chưa được đầu tư và chú ý đúng mức. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam còn bộc lộ nhiều điểm còn hạn chế: không ăn khớp giữa đào tạo và sử dụng nhân lực cả về số lượng, cơ cấu, chuyên ngành lẫn trình độ đào tạo thiếu đội ngũ nhân lực có trình độ, tay nghề cao trong nhiều ngành nghề, sức cạnh tranh của nhân lực so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới kém Nhìn ra các quốc gia đã trải qua thời kỳ chuyển đổi kinh tế - từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp (công nghiệp hóa) trong khu vực, từ giữa những năm 1980, Hàn Quốc nổi lên là một quốc gia công nghiệp mới, đã thực hiện thành công quá trình xây dựng kế hoạch và thực thi các chính sách phát triển nguồn nhân lực quốc gia với những kết quả rất đáng được ghi nhận và học tập. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng được đánh giá là đã đạt được những thành công nhất định trong quá trình phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Cũng như Việt Nam, cả hai quốc gia trên đều có xuất phát điểm để đi lên trở thành các nước công nghiệp từ nền nông nghiệp lạc hậu, có những điểm tương đồng về thể chế kinh tế trong những thời kỳ nhất định. Ngoài ra, về mặt văn hóa xã hội, các quốc gia này đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng Nho giáo. Chính vì vậy, việc tham chiếu những thành công và thất bại trong quá trình phát triển nguồn nhân lực của các quốc gia đã trải qua thời kỳ công nghiệp hóa với một số điều kiện phát triển tương đồng với Việt Nam là những bài học quý giá cho Việt Nam trong công tác phát triển nguồn nhân lực quốc gia, trong việc kế thừa và phát huy những mặt tích cực và tìm cách giảm thiểu những mặt hạn chế trong quá trình phát triển nguồn nhân lực nước nhà. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình phát triển nguồn nhân lực của các quốc gia Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore và một vài quốc gia công nghiệp mới khác là nhiệm vụ cần thiết, có ý nghĩa, nhằm rút ra một số bài học kinh nghiệm để Việt Nam có thể học tập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Xuất phát từ nghiên cứu thực tiễn quá trình phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia công nghiệp mới, mục tiêu của đề tài là xác định một số bài học kinh nghiệm về phát triển nhân lực quốc gia cho Việt Nam.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận - làm rõ các khái niệm và một số vấn đề lý luận liên quan đến nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
    - Tổng quan kinh nghiệm trong nước và quốc tế từ các nghiên cứu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực quốc gia của Hàn Quốc và Trung Quốc.
    - Nghiên cứu thực trạng quá trình phát triển nguồn nhân lực tại các quốc gia tham khảo, đánh giá các cách thức, chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia, những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành tựu và hạn chế của các quốc gia này trong quá trình phát triển nguồn nhân lực.
    - Xác định, tổng kết một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phát triển nhân lực của các quốc gia tham khảo, đề xuất khuyến nghị vận dụng tại Việt Nam.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Nghiên cứu một số nội dung cơ bản về phát triển nguồn nhân lực, chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là chính sách giáo dục đào tạo và một số vấn đề liên quan tại Hàn Quốc (từ cuối những năm 1960 – 2000 ) và Trung Quốc (giai đoạn năm 2000 – 2010).

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp hồi cứu tư liệu: nghiên cứu tài liệu, so sánh, đối chiếu để xác định các khái niệm và một số vấn đề lý luận liên quan đến nhân lực, nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Phương pháp phân tích - tổng hợp: tổng hợp các nguồn tài liệu thứ cấp về chính sách, kế hoạch phát triển nhân lực của các quốc gia tham khảo để phân tích các nội dung liên quan đến nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia về các vấn đề liên quan đến đề tài.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương:

    Chương 1. Một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực quốc gia

    1.1. Một số khái niệm
    1.2. Một số vấn đề về phát triển nhân lực quốc gia trong bối cảnh mới

    Chương 2. Tình hình phát triển nguồn nhân lực tại một số quốc gia công nghiệp mới

    2.1. Tình hình phát triển nguồn nhân lực của Trung Quốc
    2.2. Tình hình phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc

    Chương 3. Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam và kinh nghiệm từ quá trình phát triển nguồn nhân lực ở các quốc gia tham khảo

    3.1. Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
    3.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Tổng quan nghiên cứu trong nước và quốc tế về phát triển nguồn nhân lực quốc gia của một số nước công nghiệp mới; phân tích một số vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nguồn nhân lực quốc gia.

    Phân tích tình hình phát triển nhân lực quốc gia ở 02 quốc gia công nghiệp mới thế hệ thứ nhất, đánh giá các cách thức, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành tựu và hạn chế của các quốc gia này trong quá trình phát triển nguồn nhân lực và xác định bài học kinh nghiệm để vận dụng ở Việt Nam: “Nguồn nhân lực luôn giữ một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia nên phát triển nguồn nhân lực luôn được quan tâm, chú trọng”. Trong từng giai đoạn phát triển, các quốc gia đều cố gắng đưa ra những chính sách, biện pháp phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đất nước và điều chỉnh trước những biến đổi của bối cảnh phát triển. Việc phát triển nguồn nhân lực được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau, trong đó giáo dục đào tạo luôn được các quốc gia coi trọng, theo đó các quốc gia tham khảo không ngừng cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo theo hướng tạo ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Ngoài ra, việc cải thiện môi trường, hệ thống sử dụng nguồn nhân lực cùng với các điều kiện phát triển nguồn nhân lực cũng được chú trọng thực hiện. Việc phát triển nguồn nhân lực quốc gia phải đảm bảo được sự phối kết hợp giữa các thành phần liên quan; tính đa dạng trong phương thức phát triển nguồn nhân lực; tính công bằng thông qua việc chọn lựa những chương trình, hành động nhằm mang lại lợi ích tối đa cho sự phát triển chung theo những mục tiêu đã được xác định. Các chính sách, biện pháp phát triển nguồn nhân lực quốc gia không phải lúc nào cũng mang lại thành công như dự kiến, vì vậy, công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia cần được chú trọng, đầu tư thực hiện một cách khoa học và bài bản. Việc quan tâm rà soát, đánh giá để điều chỉnh kịp thời kế hoạch, chính sách nhằm thích ứng với sự thay đổi của bối cảnh phát triển của đất nước và thế giới là hết sức cần thiết để giảm thiểu những sai lầm trong quá trình phát triển nguồn nhân lực. Những đóng góp này có thể tham khảo và góp phần đảm bảo tính hiệu quả cho công tác hoạch định và thực hiện chính sách về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Phát triển nguồn nhân lực đã và đang trở thành đòi hỏi bức thiết trên chặng đường công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay của nước ta. Đề tài nghiên cứu đã tiến hành hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực quốc gia và một số nội dung liên quan. Đồng thời đề tài đã phân tích, đánh giá quá trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc và Trung Quốc, từ đó có thể rút ra một số kết luận từ việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các quốc gia. Nhóm đề tài có những khuyến nghị sau:

    Đối với Chính phủ: chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì với sự phối hợp của các bộ ngành liên quan thực hiện công tác giám sát việc thực thi chính sách và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và các chính sách phát triển nhân lực quốc gia thường niên. Đổi mới và thực hiện cơ chế tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực và thực hiện chế độ đãi ngộ đối với nguồn nhân lực trong mọi lĩnh vực; chỉ đạo Tổng cục Thống kê chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thu thập và lưu trữ thông tin liên quan đến quá trình phát triển nhân lực. Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các bộ, ngành liên quan, các địa phương địa phương thực hiện đầy đủ và kịp thời nhiệm vụ báo cáo với Chính phủ. Các Bộ, ngành thực hiện việc xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia cho các lĩnh vực, các ngành nghề và từng vị trí công việc cụ thể. Bên cạnh việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục xây dựng, phát triển để hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên. Thu hút các chuyên gia thực hành, các nhà quản lý có kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước tham gia công tác giáo dục đào tạo bằng những cơ chế thích hợp.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...