Luận Văn Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nước Đông Nam Á và bài học rút ra cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài:
    Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, du lịch đang nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển.
    Ngày nay, hoạt động kinh doanh du lịch đang ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng lớn hơn trong thu nhập quốc dân của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là chìa khoá mang lại sự thịnh vượng cho cả nước giàu và nước nghèo, hiện chiếm tới 40 % thương mại dịch vụ toàn cầu. Theo số liệu thống kê của Tổ chức du lịch thế giới, trong năm 2007, số người đi du lịch trên thế giới là 889 triệu khách, đem lại nguồn thu tới 735 tỉ USD cho ngành du lịch và giải quyết công ăn việc làm cho gần 300 triệu người. Tuy nhiên, trong tương lai con số này sẽ không ngừng tăng lên. Dự tính đến năm 2020, số người hàng năm đi du lịch quốc tế trên thế giới sẽ là 1,6 tỷ người, gấp đôi so với năm 2005. Thu nhập xã hội ngày càng tăng cộng với sự gia tăng dân số thế giới khiến cho nhu cầu tiêu dùng, vui chơi, giải trí, du lịch của con người tăng theo và ngành du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất trên thế giới.
    Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng không phải là một ngoại lệ khi ngành du lịch ở các nước này đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Tại Thái Lan, xứ sở “đất nước của nụ cười”, ngành du lịch đã đóng góp 6.7% vào tổng GDP cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho 1,8 triệu người vào năm 2007. Ngành du lịch tại “Quốc đảo sư tử” Singapore cũng không kém phần quan trọng khi đóng góp tới hơn 5% tổng GDP cả nước, tạo ra khoảng hơn 150.000 việc làm mỗi năm[1]. Tận dụng được những thế mạnh sẵn có về vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp đã mang lại nhiều thành công phát triển du lịch cho các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian qua. Tuy nhiên, chiến lược quảng bá du lịch rộng rãi, hiệu quả, dài lâu cộng với sự đầu tư hợp lý mới là nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch tại một số nước thành công như: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, v.v. Việt Nam là một đất nước có tiềm năng to lớn và vượt trội về du lịch so với nhiều nước khác trong khu vực. Tuy vậy, ngành du lịch Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều vấn đề khó khăn, thách thức rất lớn của quá trình toàn cầu hoá. Do đó, việc xem xét, học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch từ ngay những nước láng giềng thành công có đặc điểm địa lý tương tự trong khu vực Đông Nam Á được xem là việc làm cần thiết và cấp bách để tìm ra bài học và xác định hướng đi đúng cho ngành du lịch Việt trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    Nghiên cứ vấn đề này có ý nghĩa trong thực tiến, đồng thời nói lên tính cấp thiết của đề tài nhằm khai thác tiềm năng du lịch, phát triển ngành du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng và nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch thành công tại một số nước điển hìnhtrong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Đồng thời đề xuất những giải pháp để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng như kích cầu các tour du lịch nội địa.
    Để đạt được những mục tiêu cơ bản trên, đề tài sẽ hướng vào nghiên cứu cụ thể các vấn đề sau:
    - Khái quát chung về vai trò, tác động của ngành du lịch; Các loại hình du lịch hiện tại cũng như các yếu tố ảnh hưởng đển phát triển du lịch.
    - Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch của một số nước trong khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaysia), từ đó rút ra các bài học cho Việt Nam.
    - Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch hiện tại của Việt Nam
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hiệu quả ngành du lịch của Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    a. Đối tượng nghiên cứu:
    Đề tài trước tiên đi sâu nghiên cứu thực trạng và kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước Đông Nam Á điển hình như Thái Lan, Singapore và Malaysia, sau đó đi vào phân tích thực trạng phát triển du lịch Việt Nam. Từ đó rút ra bài học và đề xuất giải pháp phù hợp cho vấn đề phát triển du lịch Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.
    b. Phạm vi nghiên cứu:
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc phân tích, tổng hợp thực trạng và kinh nghiệm phát triển ngành du lịch tại ba nước điển hình của khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, Singapore, Malaysia xuyên suốt giai đoạn 1995 – 2009. Từ đó có sự so sánh với thực trạng phát triển du lịch Việt Nam và rút ra bài học phát triển cho du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020. Trong khóa luận này, du lịch sẽ được xem xét dựa trên góc độ là một ngành kinh tế tổng hợp cùng những tác động của nó đến nền kinh tế đất nước.
    4. Điểm mới của đề tài:
    Đây là Khoá luận nghiên cứu chuyên sâu về mảng thực trạng phát triển du lịch tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    Đề xuất được những giải pháp mang tính cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn để xúc tiến phát triển du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay.
    5. Nội dung đề tài:
    Khoá luận gồm 3 chương:
    - Chương I: Lý luận chung về du lịch và các nước khu vực Đông Nam Á
    - Chương II: Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nước Đông Nam Á và bài học rút ra cho Việt Nam
    - Chương III: Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I. 5
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ CÁC NƯỚC 5
    KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 5
    I/ MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH: 5
    1. Khái niệm chung về du lịch: 5
    2. Các loại hình du lịch. 6
    2.1 Phân loại theo mục đích chuyến đi: 7
    2.1.1 Du lịch tham quan: 7
    2.1.2 Du lịch giải trí: 7
    2.1.3 Du lịch kinh doanh: . 7
    2.1.4 Du lịch công vụ: 7
    2.1.5 Du lịch thể thao: 8
    2.1.6 Du lịch nghỉ dưỡng: 8
    2.1.7 Du lịch lễ hội: . 8
    2.1.8 Du lịch tôn giáo: , . 9
    2.1.9 Du lịch mạo hiểm: 9
    2.1.10 Du lịch nghiên cứu, học tập: 9
    2.1.11 Du lịch thăm thân: 10
    2.2 Phân loại theo loại hình du lịch đặc thù khác: 10
    2.2.1 Du lịch sinh thái (Du lịch thiên nhiên): 10
    2.2.2 Du lịch hoài niệm: 12
    2.2.3 Du lịch văn hoá:. 12
    2.2.4 Du lịch di sản: , 12
    2.2.5 Du lịch nông nghiệp: 12
    2.2.6 Du lịch vườn: l 12
    2.2.7 Du lịch hành hương: 12
    2.2.8 Du lịch sức khoẻ:. 12
    2.2.8 Du lịch vũ trụ: . 13
    2.2.9 Du lịch thưởng thức rượu vang: 13
    3. Vai trò của Ngành du lịch. 13
    3.1 Vai trò của Ngành du lịch đối với nền kinh tế đất nước. 14
    3.2 Vai trò của du lịch đối với xã hội: 16
    3.3 Vai trò của du lịch với Văn hóa: 17
    3.4 Vai trò của Du lịch đối với môi trường: 18
    4. Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch: 18
    4.1 Tài nguyên du lịch: 18
    4.2 Điều kiện sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách. 21
    4.3 Cơ sở hạ tầng: 22
    4.4 Điều kiện kinh tế: 22
    4.5 Điều kiện về an toàn đối với du khách. 23
    4.6 Một số điều kiện khác. 23
    II/ KHÁI QUÁT VỀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 24
    1. Khái quát chung về khu vực Đông Nam Á: 24
    2. Ngành du lịch ở các nước Đông Nam Á 25
    CHƯƠNG II. 31
    KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ BÀI HỌC RÚT RA 31
    CHO VIỆT NAM . 31
    I/ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 31
    1. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÁI LAN 31
    1.1 Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch Thái Lan. 31
    1.2 Chiến lược phát triển du lịch Thái Lan hiện tại: 33
    1.2.1 Chủ trương lôi kéo du khách theo “số đông trước ” của Thái Lan. 33
    1.2.2 Kết hợp du lịch với Thương Mại để tăng doanh thu ngành du lịch. 35
    1.2.3 Tư nhân hoá các cơ sở du lịch để xây dựng một hệ thống cơ sở du lịch hoàn hảo, dịch vụ đa dạng. 37
    1.2.4 Phát triển hình thức du lịch MICE 39
    1.2.5 Thu hút khách nhờ chính sách miễn thị thực nhập cảnh: 41
    1.3 Kết quả đạt được. 41
    2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI SINGAPORE 44
    2.1 Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch Singapore. 44
    2.2 Chiến lược phát triển du lịch Singapore hiện tại 46
    2.2.1 Không ngừng đầu tư và tu bổ danh lam thắng cảnh, cơ sở du lịch: 46
    2.2.2 Cải thiện hệ thống phương tiện giao thông. 48
    2.2.3 Hoàn thiện cơ sở tiện nghi, tạo nhiều loại hình du lịch độc đáo. 48
    2.2.4 Dịch vụ hỗ trợ tốt 52
    2. 3 Kết quả đạt được. 54
    3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MALAYSIA 56
    3.1 Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch Malaysia. 56
    3.2 Chiến lược phát triển du lịch Malaysia hiện tại 57
    3.2.1 Đa dạng hoá dịch vụ du lịch bắt kịp nhu cầu thị trường du lịch quốc tế. 57
    3.2.2 Chính sách ưu tiên đầu tư và ứng dụng công nghệ trong quảng bá du lịch. 59
    3.2.3 Đẩy mạnh phát triển thị trường du lịch qua chiến dịch giảm giá. 59
    3.2. 4 Hoàn thiện cơ sở vật chất cho ngành du lịch. 60
    3.2.5 Khuyến khích khách du lịch bằng chính sách miễn thị thực nhập cảnh. 63
    3.3 Kết quả đạt được: 63
    II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM . 65
    1. Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam 65
    2. Thực trạng của ngành du lịch du lịch Việt Nam hiện tại: 66
    2.1 Thị trường khách: 66
    2.1.1 Thị trường khách quốc tế. 66
    2.1.2 Thị trường khách nội địa: 70
    2.2 Về thu nhập. 70
    2.3 Về cơ sở vật chất kỹ thuật 72
    3.4 Về nguồn nhân lực. 74
    III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH: 75
    1. Đánh giá thực trạng ngành du lịch Việt Nam 75
    2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước Đông Nam Á 76
    CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020. 80
    I/ DỰ BÁO VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM TRONG NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020: 80
    1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam hiện tại: 80
    2. Dự báo phát triển du lịch Việt Nam trong năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020: 81
    II/ THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 85
    1. Thời cơ của ngành du lịch Việt Nam. 85
    2. Thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam 86
    III/ GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020: 88
    1. Định hướng chính xác thị trường, phù hợp với nhu cầu và khả năng đáp ứng cầu du lịch. 88
    2. Đầu tư phát triển cung du lịch: 89
    3. Đa dạng hóa và cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch. 91
    4. Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch. 93
    5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch: 93
    6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch quốc tế và khu vực. 94
    7. Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền quảng bá di lịch. 95
    8. Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý và phối hợp liên ngành, địa phương tạo cơ chê điều hành thị trường thông thoáng, linh hoạt. 95
    KẾT LUẬN 98
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...