Luận Văn Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nước Đông Nam Á và bài học rút ra cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nước Đông Nam Á và bài học rút ra cho Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Ư nghĩa và tính cấp thiết của đề tài:
    Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, du lịch đang nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển.
    Ngày nay, hoạt động kinh doanh du lịch đang ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng lớn hơn trong thu nhập quốc dân của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là ch́a khoá mang lại sự thịnh vượng cho cả nước giàu và nước nghèo, hiện chiếm tới 40 % thương mại dịch vụ toàn cầu. Theo số liệu thống kê của Tổ chức du lịch thế giới, trong năm 2007, số người đi du lịch trên thế giới là 889 triệu khách, đem lại nguồn thu tới 735 tỉ USD cho ngành du lịch và giải quyết công ăn việc làm cho gần 300 triệu người. Tuy nhiên, trong tương lai con số này sẽ không ngừng tăng lên. Dự tính đến năm 2020, số người hàng năm đi du lịch quốc tế trên thế giới sẽ là 1,6 tỷ người, gấp đôi so với năm 2005. Thu nhập xă hội ngày càng tăng cộng với sự gia tăng dân số thế giới khiến cho nhu cầu tiêu dùng, vui chơi, giải trí, du lịch của con người tăng theo và ngành du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất trên thế giới.
    Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng không phải là một ngoại lệ khi ngành du lịch ở các nước này đang ngày càng đóng một vai tṛ quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Tại Thái Lan, xứ sở “đất nước của nụ cười”, ngành du lịch đă đóng góp 6.7% vào tổng GDP cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho 1,8 triệu người vào năm 2007. Ngành du lịch tại “Quốc đảo sư tử” Singapore cũng không kém phần quan trọng khi đóng góp tới hơn 5% tổng GDP cả nước, tạo ra khoảng hơn 150.000 việc làm mỗi năm[1]. Tận dụng được những thế mạnh sẵn có về vị trí địa lư, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp đă mang lại nhiều thành công phát triển du lịch cho các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian qua. Tuy nhiên, chiến lược quảng bá du lịch rộng răi, hiệu quả, dài lâu cộng với sự đầu tư hợp lư mới là nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch tại một số nước thành công như: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, v.v. Việt Nam là một đất nước có tiềm năng to lớn và vượt trội về du lịch so với nhiều nước khác trong khu vực. Tuy vậy, ngành du lịch Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều vấn đề khó khăn, thách thức rất lớn của quá tŕnh toàn cầu hoá. Do đó, việc xem xét, học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch từ ngay những nước láng giềng thành công có đặc điểm địa lư tương tự trong khu vực Đông Nam Á được xem là việc làm cần thiết và cấp bách để t́m ra bài học và xác định hướng đi đúng cho ngành du lịch Việt trong thời ḱ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    Nghiên cứ vấn đề này có ư nghĩa trong thực tiến, đồng thời nói lên tính cấp thiết của đề tài nhằm khai thác tiềm năng du lịch, phát triển ngành du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng và nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch thành công tại một số nước điển h́nhtrong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Đồng thời đề xuất những giải pháp để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng như kích cầu các tour du lịch nội địa.
    Để đạt được những mục tiêu cơ bản trên, đề tài sẽ hướng vào nghiên cứu cụ thể các vấn đề sau:
    - Khái quát chung về vai tṛ, tác động của ngành du lịch; Các loại h́nh du lịch hiện tại cũng như các yếu tố ảnh hưởng đển phát triển du lịch.
    - Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch của một số nước trong khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaysia), từ đó rút ra các bài học cho Việt Nam.
    - Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch hiện tại của Việt Nam
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hiệu quả ngành du lịch của Việt Nam trong thời ḱ hội nhập kinh tế quốc tế.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    a. Đối tượng nghiên cứu:
    Đề tài trước tiên đi sâu nghiên cứu thực trạng và kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước Đông Nam Á điển h́nh như Thái Lan, Singapore và Malaysia, sau đó đi vào phân tích thực trạng phát triển du lịch Việt Nam. Từ đó rút ra bài học và đề xuất giải pháp phù hợp cho vấn đề phát triển du lịch Việt Nam trong thời ḱ hội nhập kinh tế quốc tế.
    b. Phạm vi nghiên cứu:
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc phân tích, tổng hợp thực trạng và kinh nghiệm phát triển ngành du lịch tại ba nước điển h́nh của khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, Singapore, Malaysia xuyên suốt giai đoạn 1995 – 2009. Từ đó có sự so sánh với thực trạng phát triển du lịch Việt Nam và rút ra bài học phát triển cho du lịch Việt Namgiai đoạn 2010 – 2020. Trong khóa luận này, du lịch sẽ được xem xét dựa trên góc độ là một ngành kinh tế tổng hợp cùng những tác động của nó đến nền kinh tế đất nước.
    4. Điểm mới của đề tài:
    Đây là Khoá luận nghiên cứu chuyên sâu về mảng thực trạng phát triển du lịch tại ViệtNam và các nước Đông Nam Á trong thời ḱ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    Đề xuất được những giải pháp mang tính cấp bách và có ư nghĩa thực tiễn để xúc tiến phát triển du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay.
    5. Nội dung đề tài:
    Khoá luận gồm 3 chương:
    - Chương I: Lư luận chung về du lịch và các nước khu vực Đông Nam Á
    - Chương II: Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nước Đông Nam Á và bài học rút ra cho Việt Nam
    - Chương III: Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.



    CHƯƠNG I
    LƯ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ CÁC NƯỚC
    KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

    I/ MỘT SỐ LƯ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH:
    1. Khái niệm chung về du lịch:
    Mặc dù manh nha xuất hiện từ đầu thời kỳ xă hội nô lệ và gắn liền với quá tŕnh phân công lao động xă hội lần thứ ba nhưng các nhà nghiên cứu cũng chưa đưa ra một khái niệm thống nhất nào về du lịch. Khái niệm du lịch được hiểu theo nhiều cách khác nhau tuỳ vào góc độ xem xét.
    Từ năm 1941, hai nhà nghiên cứu W.Hunziker và Kraff (Thuỵ sĩ) đă định nghĩa: Du lịch là tổng hợp những hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người tại nơi không phải là nơi cư trú thường xuyên của họ; Hơn nữa, họ không ở đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt động nào để có thu nhập tại nơi đến.
    Theo quan điểm của Nhà kinh tế Kalfiotis, Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thoả măn nhu cầu tinh thần, đạo đức và do đó tạo nên các hoạt động kinh tế.
    Theo quan điểm của các tác giả Robert W. Mc. Intosh, Charles R.Goeldner, J.R Brent Ritcie th́ du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, nhà cung cấp, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá tŕnh thu hút và đón tiếp khách du lịch.Với cách tiếp cận tổng hợp ấy, các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm: Khách du lịch; Các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách du lịch; Chính quyền sở tại; Cộng đồng dân cư địa phương.
    Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization - WTO) đă đưa ra định nghĩa:
    Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành tŕnh và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hoà b́nh. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ.
    Luật Du Lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khoá XI năm 2005) đă nêu ra khái niệm về du lịch như sau:
    Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của ḿnh nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, t́m hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
    Tóm lại, dù được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhưng dựa trên vai tṛ của du lịch đối với người đi du lịch và đối với nền kinh tế của một đất nước th́ du lịch được hiểu trên hai góc độ:
    Thứ nhất, khi xem xét ở góc độ cầu, góc độ người du lịch: Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công tŕnh văn hoá nghệ thuật.
    Thứ hai, khi xem xét ở góc độ một ngành kinh tế: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt như nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm t́nh yêu đất nước. Đối với người nước ngoài là t́nh hữu nghị với dân tộc ḿnh; Về măt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là h́nh thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
    2. Các loại h́nh du lịch
    Việc phân loại du lịch sẽ giúp xác định được những đóng góp về mặt kinh tế cũng như hạn chế của từng loại h́nh du lịch, giúp các tổ chức du lịch có một cơ sở để hoạch định những chính sách phù hợp với từng loại h́nh du lịch ở từng địa phương. Đồng thời, phân loại du lịch sẽ làm cơ sở cho các hoạt động Marketing của các nơi đến các tổ chức kinh doanh du lịch và các khách hàng mục tiêu phù hợp.
    2.1 Phân loại theo mục đích chuyến đi:
    Trên cơ sở nghiên cứu các lư do đi du lịch, Tháp nhu cầu của Maslow và Thuyết về động cơ du lịch của McIntosh, Goeldner, Ritchier các nhà nghiên cứu đă thống nhất phân loại du lịch theo mục đích chuyến đi như sau:
    2.1.1 Du lịch tham quan: Mục đích của nhóm du lịch này là nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh như hiểu biết về văn hoá, lịch sử, điều kiện tự nhiên,điều kiện kinh tế, đời sống xă hội, v.v. Đối tượng tham quan thường là một tài nguyên thiên nhiên như một phong cảnh kỳ thú, một tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích, một công tŕnh đương đại hay một cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất.
    2.1.2 Du lịch giải trí: Nhằm t́m kiếm sự thư giăn thoái mái, giải toả tâm lư và áp lực căng thẳng từ công việc hàng ngày thông qua các hoạt động giải trí ở điểm đến du lịch, khách du lịch đi theo h́nh thức này thường chọn những nơi yên b́nh, thanh tĩnh, không có nhiều người đi lại. Họ có thể có nhu cầu tham quan, tuy nhiên đấy không phải là yếu tố cơ bản.
    2.1.3 Du lịch kinh doanh: Hiện chúng ta không thể phủ nhận mục đích kinh tế trong chuyến đi của nhiều người, đặc biệt là các thương gia. Mục đích chính này thường là t́m kiếm cơ hội đầu tư, cơ hội kinh doanh, t́m đối tác làm ăn, Đây được xem là đối tượng phục vụ đặc biệt của các cơ sở kinh doanh du lịch , đặc biệt là các cơ sở lưu trú.
    2.1.4 Du lịch công vụ: Mục đích chính của các khách du lịch công vụ là tham dự hội nghị, hội thảo, hội chợ hoặc tăng cường ngoại giao, trao đổi văn hoá. Tuy nhiên, họ cũng có nhu cầu về đi lại, ăn ở, giải trí, thậm chí là hàng loạt các nhu cầu bổ sung như thông tin liên lạc, dịch thuật, tổ chức hội họp, MICE, Đối tượng khách du lịch này thường có khả năng chi trả lớn.
    2.1.5 Du lịch thể thao: Mục tiêu chính của loại h́nh du lịch này là hướng vào các hoạt động thể thao ngoài trời, giúp con người phục hồi sức khoẻ, nâng cao thể chất, thể hiện ḿnh và đặc biệt là đáp ứng ḷng ham mê thể thao của du khách. Tuy nhiên, loại h́nh này lại có những yêu cầu khắt khe như điểm du lịch phải có các điều kiện tự nhiên thích hợp, có cơ sở trang thiết bị phù hợp với từng loại h́nh cụ thể. Đội ngũ nhân viên phải được huấn luyện chuyên nghiệp để có thể hướng dẫn và giúp đỡ khách du lịch chơi đúng cách.
    Du lịch thể thao c̣n được phân nhỏ thành du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao bị động. Du lịch thể thao chủ động là loại h́nh mà du khách có thể tham gia trực tiếp các môn thể thao, bao gồm cả các môn thể thao mạo hiểm như leo núi, lướt ván, trượt tuyết, săn bắn. Du lịch thể thao bị động là các chuyến đi xem các cuộc thi đấu thể thao mà khách du lịch ưu thích. Khi đó, chính du khách sẽ trở thành cổ động viên của cuộc các cuộc thi đấu thế thao đó.
    2.1.6 Du lịch nghỉ dưỡng: Một trong những chức năng xă hội của du lịch là phục hồi sức khoẻ cộng đồng. Điểm đến của loại h́nh du lịch này thường là những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, nhiều cảnh đẹp như các băi biển, vùng sông, suối, hồ, vùng núi hay vùng nông thôn lư tưởng. Cho đến nay, đây vẫn là loại h́nh du lịch kinh doanh chủ yếu của Ngành du lịch Việt Nam.
    2.1.7 Du lịch lễ hội: Lễ hội ở đây có thể là lễ hội truyền thống, liên hoan phim, âm nhạc hay festival chuyên đề, Mục đích của du lịch lễ hội là tạo cơ hội cho du khách tham gia vào một lễ hội được tổ chức tại một địa danh nào đó, qua đó nâng cao hiểu biết về văn hoá, bản sắc và tăng cường mở rộng quan hệ giao tiếp. Ngày nay, loại h́nh du lịch này đang có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế. V́ vậy, việc khôi phục lại nét đặc sắc của các lễ hội truyền thống được xem là một hướng đi quan trọng của ngành du lịch.
    2.1.8 Du lịch tôn giáo: Từ xa xưa, loại h́nh du lịch này đă h́nh thành từ rất sớm và trở nên khá phổ biến. Đó là các chuyến đi mang mục đích tôn giáo như việc đi truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện nghi lễ tôn giáo của các tín đồ tại các giáo đường. Ngày nay, h́nh thức này được hiểu là các chuyến đi của khách du lịch chủ yếu để thoả măn nhu cầu thực hiện các nghi lễ tôn giáo của tín đồ hoặc t́m hiểu tôn giáo của người dị giáo. Điểm đến của các luồng khách du lịch này là các chùa chiến, nhà thờ, thánh địa,
    2.1.9 Du lịch mạo hiểm:
    Mục đích của du lịch mạo hiểm là khám phá thế giới. Do đó, chẳng có ǵ là lạ khi những nơi mạo hiểm như các đỉnh núi cao, các hang động bí hiểm, các khu rừng rậm, các đại dương, các bộ tộc sống ở các vùng xa xôi lạ trở thành những địa chỉ lư thú cho những du khách ưa mạo hiểm này.
    Loại h́nh du lịch này đ̣i hỏi phải có những trang thiết bị hộ trợ cần thiết, những chương tŕnh huấn luyện, kiểm tra, chĩ dẫn và đặc biệt là đội ngũ ứng cứu hết sức cơ động. ViệtNam là một nước có lợi thế khá lớn để phát triển loại h́nh du lịch này bởi được thiên nhiên ưu đăi về các điều kiện địa h́nh và khí hậu. Việt Nam có tới ¾ diện tích là đồi núi có nhiều vực sâu, lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên có cơ hội “khoanh vùng” được nhiều điểm du lịch phù hợp cho du khách khám phá. Tuy nhiên, việc phát triển loại h́nh du lịch này đ̣i hỏi không ít về nguồn vốn và việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp so với các loại h́nh khác nên cũng có ít cơ hội phát triển trong tương lại gần.
    2.1.10 Du lịch nghiên cứu, học tập:
    Xuất phát từ nhu cầu kết hợp học tập lư thuyết với t́m hiểu thực tiễn, học đi đôi với hành, loại h́nh du lịch nghiên cứu và học tập đang ngày càng trở nên phổ biến. Trên thực tế, có rất nhiều môn học cần có những hiểu biết thực tế như vật lư, địa chất, lịch sử, khảo cổ, môi trường, sinh học, kinh doanh, du lịch. Nhiều nhà cung ứng dịch vụ đă biết tận dụng thực tế này để thiết kế các lớp học ngoài trời phù hợp với nội dung môn học. Thông thường, các giáo viên phụ trách chuyên môn ở các trường sẽ trở thành chính những nhà điều hành tour, các huớng dẫn viên du lịch.
    2.1.11 Du lịch thăm thân:
    Mục đích chính của du khách trong h́nh thức này là thăm viếng gia đ́nh, bà con, bạn bè, v.v. Tuy nhiên, trong quá tŕnh đó, họ kết hợp tham quan, t́m hiểu thêm về đặc trưng văn hoá, điều kiện tự nhiên của khu vực đó và sự thay đổi theo thời gian mà họ muốn trải nghiệm.
    Đối với các nước có nhiều ngoại kiều, loại h́nh du lịch này rất được coi trọng v́ nó đáp ứng nhu cầu giao tiếp, thăm hỏi người thân giữa các vùng miền, các nước. Tổng cục Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đă thống kê được rằng có khoảng 20 % số khách đến Việt nam với mục đích thăm thân.
    2.2 Phân loại theo loại h́nh du lịch đặc thù khác:
     
Đang tải...