Luận Văn Kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế Trung Quốc và vận dụng đối với phát triển khu công nghiệp, kh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế Trung Quốc và vận dụng đối với phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam
    LỜI NÓI ĐẦU


    Đại hội đại biểu toàn quốc lần lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định công nghiệp hoá- hiện đại hoá nền kinh tế nước ta vừa là mục tiêu vừa là chiến lược phát triển đất nước trong những năm tới, từ chiến lược đó Đảng đã chủ trương khơi dậy, phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện được thành công cần có chiến lựơc thu hút vốn đầu tư phát triển, một trong những biện pháp thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước là việc thành lập các khu công nghiệp, thực tế qua nhiều năm đây là nhân tố quan trọng góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế đất nước.


    Về mô hình phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất trên thế giới có rất nhiều quốc gia đã thực hiện nhưng với mức độ thành công khác nhau. Nhưng trong số những nước thành công trong phát triển mô hình trên có thể nói Trung quốc là nước thành công hơn cả với con đường lựa chọn mang đậm màu sắc Trung quốc. Việc phát triển các đặc khu kinh tế Trung quốc đã đạt được rất nhiều thành công, đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế Trung Quốc. Việt nam là một nước có đường biên giới chung với Trung quốc, hai nước chúng ta có những đặc điểm tương đồng về kinh tế,văn hoá và chính trị. Vì thế chúng ta có thể học hỏi được một số kinh nghiệm thành công của nước đi trước để phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam.
    Xuất phát từ vấn đề lí luận và thực tiễn trên, trong quá trình thực tập tại Viện kinh tế thế giới, em chọn đề tài: “Kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế Trung Quốc và vận dụng đối với phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam”.

    Nội dung của luận văn bao gồm ba phần:
    Chương I: Những vấn đề chung về khu chế xuất- khu công nghiệp.
    Chương II: Mô hình đặc khu kinh tế Trung Quốc và chính sách phát triển.
    Chương III: Kinh nghiệm của Trung Quốc và sự vận dụng đối với Việt Nam.


    Trong khuôn khổ của bài luận văn với hạn chế về kiến thức thực tiễn, luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, em mong sự đóng góp của thầy cô giáo.
    Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Kim Dung và các cô chú tại Viện Kinh tế thế giới.


    MỤC LỤC


    Lời nói đầu 4
    Chương I: Những vấn đề chung về khu chế xuất - khu công nghiệp 6
    I- Khái niệm chung về khu chế xuất- khu công nghiệp. 6
    1. Khái niệm khu chế xuất - khu công nghiệp. 6
    2. Phân loại khu công nghiệp- khu chế xuất 10
    3. Những đặc điểm chủ yếu của khu công nghiệp, khu chế xuất. 11
    II- Vai trò của khu công nghiệp- khu chế xuất. 12
    1. Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. 12
    2. Tạo khả năng để khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng 14
    3. Phát triển kinh tế theo hướng mở 15
    III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất. 17
    1. Các nhân tố ảnh hưởng. 17
    1.1. Môi trường đầu tư 17
    1.2. Quan điểm phát triển và chính sách vĩ mô 18
    1.3. Xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá. 20
    2. Những điều kiện cần thiết để xây dựng khu công nghiệp - khu chế xuất. 20
    3. Quy trình hình thành khu công nghiệp. 23


    Chương II: Mô hình đặc khu kinh tế Trung Quốc và chính sách phát triển 24
    I- Đặc khu kinh tế trong chiến lược cải cách kinh tế Trung Quốc. 24
    1. Hoàn cảnh ra đời các đặc khu kinh tế. 24
    2. Đặc điểm và các mục tiêu chung của các đặc khu kinh tế. 25
    2.1. Đặc điểm các đặc khu kinh tế. 25
    2.2. Mục tiêu chung của các đặc khu kinh tế. 27
    3. Nghiên cứu mô hình đặc khu kinh tế Thâm Quyến và các chính sách ưu đãi. 29
    3.1. Các giai đoạn phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến. 29
    3.2. Các chính sách ưu đãi của Thâm Quyến. 30
    II- Các chính sách và biện pháp phát triển các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc. 33
    1. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu. 33
    2. Chính sách khuyến khích mối liên kết kinh tế giữa đặc khu với vùng ngoài đặc khu. 36
    3. Chính sách về lao động tiền lương. 36
    4. Một số chính sách ưu đãi khác. 37
    III- Đánh giá những thành công và tồn tại trong quá trình hình thành và phát triển các đặc khu kinh tế của Trung Quốc. 38
    1. Những thành công đạt được. 38
    1.1. Cơ sở hạ tầng đặc khu phát triển mạnh. 38
    1.2. Tăng cường khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào các đặc khu 39
    1.3. Thành công trong thúc đẩy xuất khẩu. 41
    1.4. Đóng góp trong tổng sản phẩm quốc dân và việc làm của người lao động. 41
    2. Nguyên nhân của sự thành công. 42
    2.1. Nguyên nhân chủ quan. 42
    2.2. Nguyên nhân khách quan. 43
    3. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân. 45


    Chương III: Kinh nghiệm của Trung Quốc và sự vận dụng đối với Việt Nam 48
    I- Những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển đặc khu kinh tế 48
    1. Lựa chọn vị trí địa lý để xây dựng các đặc khu kinh tế 48
    2. Thời gian và hình thức và hình thức thành lập các đặc khu. 49
    3. Quản lý hành chính các đặc khu 50
    4. Các ưu đãi và ưu tiên trợ giúp của Chính phủ, chính quyền địa phương 52
    II- Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp - khu chế xuất ở việt nam 54
    1. Sự cần thiết phát triển khu công nghiệp - khu chế xuất trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 54
    2. Sự hình thành và phát triển khu công nghiệp trong thời gian qua. 56
    3. Những kết quả đạt được của khu công nghiệp, khu chế xuất trong quá trình phát triển kinh tế. 62
    III- Sự vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển khu công nghiệp - khu chế xuất Việt Nam 64
    1. Lựa chọn môi trường đầu tư 64
    2. Lựa chọn chính sách ưu tiên phát triển. 66
    3. Mô hình quản lí đối với các khu công nghiệp – khu chế xuất. 68
    IV- Phương hướng và giải pháp phát triển khu công nghiệp - khu chế xuất giai đoạn 2001- 2010. 71
    1. Phương hướng phát triển KCN - KCX giai đoạn 2001 - 2010. 71
    2. Một số giải pháp nhằm phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất trong thời gian tới. 74
    2.1. Giải pháp và thể chế và môi trường đầu tư. 74
    2.2. Đầu tư phát triển hạ tầng 76
    2.3. Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng 76
    2.4. Giải pháp về công nghệ bảo vệ môi trường 77
    2.5. Hoàn thiện bộ máy quản lý khu công nghiệp, nâmg cao trình động chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý 78
    Kết Luận 79
    Danh mục tài liệu tham khảo 80
     
Đang tải...