Tiểu Luận Kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn ở trường thpt không chuyên

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Đặt vấn đề
    1.1. Bàn về chuyện dạy văn trong không khí văn chương buồn tẻ như ở nhà trường THPT hiện nay đã khó, nói đến chuyện bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) môn văn lại càng khó hơn. Với tôi, chuyện người thầy phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như người trồng hoa. Bông hoa đẹp bởi bàn tay người chăm bón, nâng niu. Nhưng đâu phải khi nào hoa cũng khoe sắc rực rỡ. Chỉ cần một cơn trở gió, một sự thay đổi tiết trời, một sự lãng quên bất cẩn của người là hoa kém sắc, cây không trổ bông.
    Có đồng nghiệp nói với tôi rằng, giỏi văn chỉ là "thiên bẩm". Là người trực tiếp giảng dạy môn văn đã nhiều năm ở phổ thông, tôi không nghĩ như vậy. Với tôi, người thầy dạy văn trong trường học không phải là chất xúc tác trong quá trình biến đổi chất! Năng khiếu và tri thức văn chương nói riêng, tri thức văn hoá nói chung được bồi đắp theo năm tháng, gắn liền với sự nhạy bén của tố chất cá nhân đã làm nên hồn văn ở học sinh.
    1.2. Trong nhà trường THPT, nhất là ở những trường không chuyên, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi như thế nào để đạt kết quả tốt, quả là một vấn đễ không đơn giản. Trường Huỳnh Thúc Kháng chúng tôi, việc bồi dưõng HSG đã có sự quan tâm và đầu tư nhất định. Hằng năm, qua các kỳ thi HSG tỉnh chúng tôi đã gặt hái được những thành công đáng kể. Song đáng tiếc là số học sinh đạt giải môn văn lại chưa nhiều. Điều này có nguyên nhân từ cả hai phía. Trước hết là từ phía người thầy. Do phải bám sát việc thực hiện theo phân phối chương trình, người thầy không có điều kiện đầu tư về chiều sâu trong giờ giảng; thời gian tập trung bồi dưỡng cho HSG cũng không nhiều (thường thì những em được chọn đi thi HSG chỉ được tập trung bồi dưỡng 8 - 10 buổi); Trong số thời gian hạn hẹp đó, giáo viên bộ môn được phân công mỗi người dạy từ 2- 3 buổi; mỗi người dạy theo cách riêng của mình. Về phía học sinh, ngoài vấn đề năng khiếu, do phải học nhiều môn nên việc đầu tư thời gian tự bồi dưỡng môn văn không được nhiều, quyết tâm đoạt giải của các em lại chưa cao. Thiết nghĩ, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nếu được đầu tư một cách thích đáng và và tiến hành bài bản, kết quả sẽ khả quan hơn. Và kéo theo đó là hứng thú học văn sẽ phần nào được cải thiện. Việc phát hiện bồi dưỡng năng khiếu văn chương, vì vậy, là việc cần phải ý thức thường xuyên, trước hết là đối với những giáo viên trực tiếp giảng dạy. Năng khiếu văn, càng được phát hiện và bồi dưỡng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng phát hiện và bồi dưỡng như thế nào cho có hiệu quả là cả một vấn đề cần được trao đổi kỹ lưỡng .
    2. Phát hiện Học sinh giỏi văn
    2.1. Thế nào là học sinh giỏi văn?
    HSG văn trước hết phải là những học sinh có niềm say mê, yêu thích văn chương. Sự say mê ấy phải được biểu hiện thường xuyên, liên tục và bằng ý thức tự giác trong học tập, như soạn bài cẩn thận chu đáo, luôn chủ động tiếp thu kiến thức trong giờ học, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức trách nhiệm trong các bài làm văn theo quy định của chương trình và những bài luyện tập, thực hành rèn luyện kỹ năng mà giáo viên hướng dẫn. Sự say mê sẽ giúp các em chịu khó tìm tài liệu để mở mang kiến thức. Và quan trọng hơn là nó giúp học sinh phát huy được trí tưởng tượng, sự liên tưởng để sống sâu sắc hơn với những cái mình đã đọc, đã học.
    HSG văn là những học sinh có những tư chất bẩm sinh, như tiếp thu nhanh, có tri nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới trong bài làm).
    HSG văn phải có vốn tri thức phong phú và hệ thống, thuộc nhiều thơ văn trong và ngoài chương trình qua sự tìm đọc, tích luỹ; phải có sự hiểu biết càng nhiều càng tốt về con người và xã hội.
    Chẳng hạn nhờ có sự say mê tìm đọc mà một học sinh đã biết thêm ý kiến của thầy giáo Mai Văn Hoan về cách hiểu câu thơ: "Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng " là phải dựa vào đặc điểm cây bồ đề - một loại cây cao chừng15m, búp non, phủ lông mịn màu vàng, hoa nhỏ mọc thành chùm. Bồ đề có hai loại: loại hoa trắng gọi là cánh kiến trắng, loại hoa vàng gọi la cánh kiến vàng. Loại cánh kiến hoa vàng thường mọc trên vùng sỏi sạn ở độ cao 300-700 m. Nhựa của nó vừa là loại thuốc quí, vừa để chế ra chất keo gắn kết rất chặt. Phải chăng vì những phẩm chất đó mà nhà thơ Chế Lan Viên so sánh "Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng" - một tình yêu đẹp được ươm mầm trong gian khổ, khó khăn và khăng khít keo sơn mãi mãi.
    Một trong những biểu hiện không thể thiếu và thường khó giấu của HSG văn là rất giàu cảm xúc và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề, trước cuộc sống. Biểu hiện thường thấy ở những học sinh này là dễ vui nhưng cũng rất dễ buồn trước những vấn đề đặt ra trong tác phẩm và nhất là do sự tác động qua lời giảng của giáo viên. Thường thì đây là những học sinh sống rất tình cảm, thích gần gũi với thầy cô, bạn bè và với mọi người, hay bộ lộ quan điểm tình cảm và chiều sâu nội tâm của mình thông qua cách phát biểu trực tiếp hoặc gián tiếp qua các bài viết. Sự nhạy cảm ở các em luôn gắn liền sự thông minh và theo tôi thì sự thông minh của HSG văn là sự thông minh của cả khối óc lẫn con tim.
    HSG văn là những học sinh có vốn từ tiếng Việt khá dồi dào, biết sử dụng chính xác chúng trong những trường hợp khác nhau. Thường những em HSG văn đều có khả năng diễn đạt mượt mà, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, diễn đạt hàm súc và có bản sắc riêng. Năng khiếu ở HSG văn thường đi kèm với các biểu hiện bên ngoài như ánh mắt sáng, cách nói lưu loát, gãy gọn bởi ngôn ngữ diễn đạt là cái vỏ của tư duy. Một học sinh hay nói lay, nói lặp, nói dài dòng mà lượng thông tin ít, khả năng lựa chọn ngôn ngữ trong diễn đạt hạn chế . quyết không thể là một học sinh có tư duy trong sáng và có năng khiếu học văn. HSG văn thường là những học sinh nắm chắc các kỹ năng làm bài nghị luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...