Luận Văn Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài:

    Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập và mức sống của người dân ngày càng được nâng lên và tỉ lệ nghèo của các quốc gia trên thế giới đang ngày càng giảm xuống. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia, đặc biệt ở các nước đang phát triển, tỉ lệ dân số nghèo vẫn ở mức cao và cuộc chiến chống đói nghèo tại các quốc gia này vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, tỉ lệ phụ nữ nghèo thường cao hơn tỉ lệ nghèo của nam giới, vì thế mục tiêu giảm tỉ lệ phụ nữ nghèo cũng một trong những mục tiêu hàng đầu trong chính sách giảm đói nghèo tại các quốc gia. Với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống con người, tín dụng và tiết kiệm vi mô đã và đang giúp cải thiện đời sống, nâng cao quyền lợi của rất nhiều phụ nữ ở các đất nước đang phát triển.Tuy nhiên, sự đói nghèo và sự bất bình đẳng trong giới khiến phụ nữ ở các đất nước này được tiếp cận tài chính vi mô một cách hạn chế và còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vậy tín dụng và tiết kiệm vi mô đóng vai trò như thế nào và làm thế nào để nâng cao tính hiệu quả, tầm ảnh hưởng của tài chính vi mô đến phụ nữ ở các nước đang phát triển? Đó là những câu hỏi cần được nghiên cứu một cách chuyên sâu, kỹ càng và lời giải cho các câu hỏi này sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững của các quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
    Tại Việt Nam, tài chính vi mô đã ra đời và phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước và hiện nay đã có nhiều đóng góp trong sự phát triển của phụ nữ Việt Nam nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, đến nay ở Việt Nam vẫn ít người biết đến tài chính vi mô và các tài liệu, bài viết nghiên cứu về vai trò của tài chính vi mô đối với phụ nữ nghèo còn chưa nhiều. Vì thế tôi mong muốn đưa ra một số về kinh nghiệm nâng cao vai trò của tài chính vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, vai trò của tài chính vi mô ở Việt Nam. Bởi “ tài chính vi mô” là một khái niệm khá rộng, bao gồm nhiều hoạt động, trong đó tín dụng và tiết kiệm vi mô là hai hoạt động lớn và phổ biến nhất trong


    các chương trình tài chính vi mô. Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài cho bài nghiên cứu khoa học của mình là “Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển. và bài học dành cho Việt Nam”.
    2. Tầm quan trọng của đề tài:

    Phụ nữ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của gia đình và cộng đồng và tài chính vi mô là một công cụ hữu hiệu giúp phụ nữ phát huy quyền lợi và vai trò của mình. Đánh giá một cách chính xác và đưa ra được các biện pháp tăng cường tính hiệu quả, vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đến phụ nữ nghèo ở các nước đang phát triển sẽ là một mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở các nước đang phát triển nói riêng và toàn thế giới nói chung.
    Tại Việt Nam, sự tổng hợp các kinh nghiệm từ các chương trình tài chính vi mô thành công ở các nước khác trên thế giới sẽ là một bài học cần thiết trong quá trình tăng cường hiệu quả và vai trò của tài chính vi mô như kinh nghiệm nào Việt Nam cần học hỏi, kinh nghiệm nào có thể ứng dụng vào thực tiễn ở Việt Nam hoặc những kinh nghiệm nào có thể giúp Việt Nam tránh được những sai lầm của các chương trình tài chính vi mô trước. Bên cạnh đó, bài viết này sẽ là một tài liệu để Việt Nam có thể so sánh về sự phát triển của tài chính vi mô ở Việt Nam so với một số nước đang phát triển khác trên thế giới. Ngoài ra, em hy vọng những giải pháp được đưa ra trong bài viết này sẽ là một gợi ý, ý tưởng để ngành tài chính vi mô ở Việt Nam có thế phát triển và nâng cao được vai trò, hiệu quả hoạt động của mình trong tương lai.
    3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu:

    Trên thế giới, đã có nhiều học giả, các nhà kinh tế học nghiên cứu chuyên sâu về tín dụng và tiết kiệm vi mô

    - “Women, Microfinance, and Savings:Lessons and Proposals” của Rebecca M. Vonderlack and Mark Schreiner (9/2001). Thông qua bài nghiên cứu, tác giả đã đánh giá và làm nổi bật vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô, đặc biệt là tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo và doanh nhân nữ. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra một số mô hình


    tiết kiệm vi mô hiệu quả trên thế giới, từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm quý báu về

    xây dựng các mô hình tiết kiệm vi mô dành cho phụ nữ.

    - “The impact of microfinance programs for poor people: A comparative study of Grameen Bank, BRAC and ASA som selected areas in Bangladesh” của Md Ruhul Amin &Md Rashidul (2011). Bài nghiên cứu đã so sánh một cách toàn diện và sâu sắc về ba tổ chức tài chính vi mô lớn nhất Bangladesh với các chương trình tín dụng và tiết kiệm vi mô thành công về đặc điểm, vai trò đối với người nghèo. Bài nghiên cứu đã mang lại một cái nhìn tổng quát bức tranh toàn cảnh về những thành tựu mà ngành tài chính vi mô Bangladesh đã đạt được, từ đó đưa ra các kinh nghiệm cho sự phát triển tài chính vi mô ở các nước khác.
    Ngoài ra còn rất nhiều bài nghiên cứu về tín dụng và tiết kiệm vi mô khác. Mỗi bài nghiên cứu lại đưa ra những bài học, những kinh nghiệm cần thiết cho sự phát triển hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mô. Tuy nhiên, chưa có bài nghiên cứu nào tổng hợp về kinh nghiệm nâng cao vai trò của cả tín dụng vi mô và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở các nước đang phát triển
    Tuy ở nước ngoài, đã có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này, nhưng ở Việt Nam các bài nghiên cứu về kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô nói riêng đối với phụ nữ nghèo còn khá ít, lẻ tẻ, chưa có bài viết tổng hợp để từ đấy đưa ra các bài học, biện pháp dành cho Việt Nam. Một số bài nghiên cứu tiêu biểu là:
    - “Báo cáo đánh giá về ngành tài chính vi mô Việt Nam” (7/2008). Báo cáo đã cung cấp bức tranh tổng thể của ngành tài chính Việt Nam đến đầu năm 2008, đánh giá chuyên sâu về tình hình tài chính vi mô Việt Nam và đánh giá triển vọng phát triển của ngành tài chính vi mô Việt Nam trong tương lai
    - “Phát triển tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp, nông thôn” của TS. Nguyễn Kim Anh (2011). Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành và bài nghiên cứu đã đánh giá rất sâu sắc về thực trạng và kết quả hoạt động của tài chính vi mô ở nông thôn Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp thực tế và hiệu quả để phát triển ngành tài chính vi mô ở nông thôn Việt Nam


    4. Mục tiêu nghiên cứu:

    Bài nghiên cứu tập trung làm sáng tỏ lý luận chung về tín dụng và tiết kiệm vi mô và các đặc điểm khiến phụ nữ nghèo ở các nước đang phát triển phù hợp trở thành đối tượng chủ yếu của tín dụng và tiết kiệm vi mô; phân tích kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển; đánh giá tình hình hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mô ở Việt Nam, chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế cần khắc phục trong công tác nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở Việt Nam; từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở Việt Nam nhằm cải thiện đời sống của phụ nữ nghèo và góp phần giúp ngành tài chính vi mô Việt Nam phát triển một cách hiệu quả và bền vững hơn.
    5. Đối tượng nghiên cứu:

    Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao vai trò của các chương trình tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển. Đồng thời, nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mô ở Việt Nam tác động hiệu quả và đóng vai trò như thế nào đối với phụ nữ nghèo để nhìn ra các điểm mạnh, phát hiện các điểm yếu, hạn chế còn tồn tại trong công tác nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở Việt Nam nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục, hoàn thiện.
    6. Phạm vi nghiên cứu:

    Bài nghiên cứu tập trung nói về tín dụng và tiết kiệm vi mô – hai hoạt động cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành tài chính vi mô. Trong bài nghiên cứu, cụm từ “tài chính vi mô” sẽ được sử dụng nhiều và có thể hiểu là bài nghiên cứu đang nói tới hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mô mà không phải là toàn bộ các hoạt động trong tài chính vi mô.
    Bài nghiên cứu tập trung rà soát các tư liệu liên quan được thực hiện ở một số nước đang phát triển có ngành tài chính vi mô phát triển: Ấn Độ, Bangladesh, Nigieria, Ghana, Indonesia, Mexico.


    7. Phương pháp nghiên cứu:

    - Dựa trên những nghiên cứu sẵn có kết hợp với tư liệu thực tế để tổng hợp, đánh giá, phân tích, so sánh tình hình, kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ ở một số nước đang phát triển
    - Đi khảo sát địa bàn, đi thực tế ở một số tỉnh còn khó khăn ở Việt Nam nhằm thu nhận những ý kiến, đánh giá thực tế từ người dân, đặc biệt là phụ nữ về vai trò của tài chính vi mô, đồng thời tiếp nhận những mong muốn, kỳ vọng của họ về vấn đề này.
    - Sử dụng các sơ đồ, nguồn số liệu và tình hình thực tế ở Việt Nam kết hợp với rà soát, nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về kinh nghiệm, các chương trình tín dụng và tiết kiệm vi mô thành công; từ đó chọn lọc và phát triển những phương pháp, chương trình mang tính thực tế, có hiệu quả cho việc nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở Việt Nam
    8. Kết cấu của bài nghiên cứu

    Kết cấu của bài nghiên cứu: ngoài lời nói đầu và kết luận, nội dung cơ bản của bài nghiên cứu gồm 3 chương
    - Chương 1: Tổng quan về tín dụng và tiết kiệm vi mô. Đặc điểm của phụ nữ

    nghèo ở các nước đang phát triển.

    - Chương 2: Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo của một số nước đang phát triển
    - Chương 3: Bài học dành cho Việt Nam

    9. Kết quả nghiên cứu dự kiến:

    - Đánh giá toàn diện và sâu sắc về kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển.
    - Tìm hiểu được thực trạng, nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở Việt Nam, từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp và hiệu quả để nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo nói riêng và đối với người dân nghèo ở Việt Nam nói chung.
     

    Các file đính kèm:

    • 11.doc
      Kích thước:
      2.7 MB
      Xem:
      1
    • 11.pdf
      Kích thước:
      1 MB
      Xem:
      1
Đang tải...