I- lý do chọn đề tài : Chúng ta biết rằng: Thế kỷ XIX là thế kỷ của khoa học, công nghệ, ưu tiên phát triển các lĩnh vực khoa học, trong đó cuộc đua phát triển tự nhiên được coi là mạnh mẽ nhất, hiện đại nhất, to lớn nhất. Khoa học thông tin điện tử, hoá chất, là con đường ngắn nhất đưa ta xích lại gần với thế giới xung quanh, để sát nhập với sự phát triển khoa học như vũ bão đó hay cùng chung với guồng máy đó thì đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức về tự nhiên. Không những thế muốn khám phá tự nhiên, khám phá khoa học chúng ta phải có những con người có trí thức tự nhiên toán học- lý học- hoá học, Không những cung cấp cho chúng ta biết tính toán suy luận, tư duy một cách lô gíc, chặt chẽ mà còn hình thành và phát triển năng lực trí tuệ chung, nhân cách, phẩm chất cho con người. Đồng thời nó cũng là nền tảng cho sự phát triển tích cực khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên. Bộ môn vật lý ở trường THCS là tiền đề cho nền móng, cho quá trình nghiên cứu, phát triển khoa học thông tin, điện tử, Nếu như chúng ta không học bộ môn vật lý lấy đâu cơ sở để giải thích một số hiện tượng xẩy ra hàng ngày: sấm sét, nhật thực, nguyệt thực. Vì sao khi đun nước ta chỉ cần cung cấp nhiệt cho phần đáy nồi mà phần trên vẫn nóng, giải thích vì sao có sự hao phí trên đường dây tải điện ? Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Phương pháp dạy học này là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học. Phương pháp này được xem là phương pháp tối ưu, đặc biệt coi trọng vai trò của học sinh. Xuất phát từ mục đích không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Tôi mạnh dạn dùng phương pháp này vào giảng dạy một số bài vật lý phổ thông cơ sở. Những câu hỏi phát vấn gợi mở dựa trên những trực quan sinh động giúp học sinh tự tin cho mình, những kiến thức cần thiết. Sau đây là một vài kinh nghiệm của tôi khi dạy bài: “Sự nóng chảy- sự Đông đặc” (vật lý 6). II- Nhận thức cũ, phương pháp cũ: Năm 2003 với bài “Sự nóng chảy và sự đông đặc” tôi dạy theo phương pháp cũ, tức là tôi đi các bước tuần tự như ở sách thiết kế bài giảng, đặt vấn đề như SGK suy ra bài học: *1 - Sự nóng chảy và sự động đặc: 1. Định nghĩa: SGK GV: nêu định nghĩa như SGK và cho học sinh đọc kỹ nhiều lần. GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. 2. Thí nghiệm: GV: Nêu rõ cho học sinh mục đích thí nghiệm - Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ khi đun, có nghĩa là theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian đun. - Theo dõi sự thay đổi thể của băng phiến xảy ra khi nào ? - Theo dõi quá trình ngược lại, có nghĩa là lại để cho băng phiến nguội dần. Sau đó giáo viên phân công cho một học sinh nhìn đồng hồ báo ghi từng phút và học sinh khác đọc nhiệt độ tương ứng với từng thời gian. Kết quả ghi vào 2 hàng. T (phút) T (C0) GV: Dựa vào kết quả thí nghiệm, hướng dẫn học sinh vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến thiên của băng phiến theo thời gian. GV: Lần lượt đặt vấn đề để qua đồ thị học sinh có thể rút ra từng kết luận cụ thể đối với băng phiến. GV: Từ kết quả rút ra kết luận.