Tiểu Luận Kinh nghiệm giúp học sinh yêu thích môn học lịch sử

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

    Đất nước ta dân tộc ta đã trải qua hàng nghì năm lịch sử với nhiều thành tựu và chiến công hu hoàng rất đáng tự hào. Như Hồ Chí Minh đã dạy:
    “ Dân ta phải biết sử ta
    Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam’
    Đã là người Việt Nam thì dù ở đâu cũng phải biết lịch sử Việt Nam. Vì đó là đạo lý muôn đời của dân tộc “ uống nước nhớ nguồn”
    Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ và không thể thiếu được trong việc học tập của học sinh ngày nay là chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì thế mà môn lịch sử đã được đưa vào giảng dạy ở các bậc học nhưng đối với học sinh hiện nay đều xem môn học lịch sử chỉ là môn học phụ, rất nhàm chán không thiết thực. Đa số học sinh hiện nay, đặc biệt là học sinh phổ thông đều có một câu hỏi là ‘ Học lịch sử để làm gì? Và tại sao phải học lịch sử”? Lịch sử là môn học rắc rối với quá nhiều sự kiện khó nhớ, dài dòng. Học lịch sử là không cần thiết và học chỉ lấy điểm cho qua thôi. Như vậy do đâu mà học sinh đưa ra ý kiến đó? Có phải do không xác định được mục đích học tập, không có phương pháp học tập đúng, từ đó nảy sinh ra quan niệm sai lầm về vai trò ý nghĩa của môn học lịch sử. Hay do tình trạng xem thường môn lịch sử là môn phụ nên phương pháp dạy học của giáo viên không đem lại hứng thú học tập cho học sinh.
     Tôi đồng tình với quan điểm của PGS.TS Vũ Quang Hiển về nhận định: “Không có học trò dốt sử, mà chỉ có những người thầy chưa giỏi về dạy sử”. Đứng trước thực trạng đó trong quá  trình giảng dạy tôi xin nêu ra vài  “KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH MÔN HỌC LỊCH SỬ”
    3/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
    Môn Lịch sử có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Bước sang thế kỷ XXI, xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Càng giao lưu, hội nhập quốc tế, càng cần thiết phải giữ vững bản sắc dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và ý thức trách nhiệm công dân.
    Trong đời sống xã hội, lịch sử có tác dụng quan trọng không chỉ về mặt trí tuệ, mà cả tình cảm, tư tưởng, đạo đức Nó tham gia tích cực vào vào đời sống xã hội, giúp cho con người hiểu biết về vấn đề văn hóa, khoa hoc xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ có liên quan, lịch sử còn giáo dục lòng yêu nước trung thành với dân tộc với đất nước.
    Ngoài ra sử học còn có nhiệm vụ phục vụ cuộc đấu tranh lao động sản xuất. Lịch sử là quá trình thống nhất đi lên xã hội loài người từ quá khứ đến hiện tại và vươn tới tương lai. Đồng thời sử học còn có tác dụng trong nhiều mặt của xã hội, trước hết là giáo dục tình cảm đạo đức thẫm mĩ cho thế hệ trẻ.
    Chính vì thế ta phải giúp học sinh hiểu vì sao phải học lịch sử. Đó không chỉ là sự hiểu biết đúng đắn quá khứ mà còn giúp ta hành động tốt hơn về hiện tại và tương lai.
    Trên cơ sở vận dụng lý luận vào quá trình thực nghiệm xin được nêu lên kinh nghiệm giải quyết khó khăn vừa nêu trên qua đề tài: “KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH MÔN HỌC LỊCH SỬ”
    4. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
    Qua những năm giảng dạy lịch sử tôi thấy lịch sử là một môn học khô khan, ít sinh động và nội dung kiến thức nhiều nên học sinh rất thụ động và hầu như không yêu thích bộ môn lịch sử.Bên cạnh đó thì vẫn còn một số bộ phận giáo viên không quan tâm nhiều học sinh có yêu thích môn mình dạy hay không. Chính các yếu tố đó cũng là một trong những vấn đề làm cho chất lượng bộ môn ngày càng giảm.
    Vấn đề không chỉ dừng lại ở đó, nội dung và cách trình bày, hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa không có những câu chuyện lịch sử rất ít (hiếm) để minh họa sống động những trận chiến ác liệt hay những hồi ký, những tâm tư của người lính sau chiến tranh.
     Lối trình bày theo dạng đề mục I, II, III . của sách giáo khoa lịch sử hiện nay giống như một công trình khoa học nhiều hơn là sách nhằm truyền thụ kiến thức lịch sử. Cách viết này nếu nhìn ở khía cạnh khoa học sẽ thấy nội dung rất cô đọng, dễ hiểu nhưng về cách truyền tải thông điệp lịch sử như thế sẽ khó tạo ra sức hút đối với học sinh Cái mà học sinh có thể học được ở đây là làm sao có thể cảm nhận những mất mát hy sinh to lớn của những người đi trước, là xương máu là mồ hôi công sức của biết bao con người, những chuyển biến về nhiều lĩnh vực xã hội như kinh tế ,chính trị, văn hóa . trong các giai đoạn lịch sử khác nhau để từ đó ý thức được việc giữ gìn thành quả của cha ông trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khơi lên trong tâm hồn học sinh lòng biết ơn sâu sắc, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, thêm yêu những trang sử hào hùng của dân tộc.
     Những cái đó không đâu ngoài những câu chuyện người thật việc thật, những hình ảnh sinh động, những câu chuyện mang tính thông tin mang hơi thở của thời cuộc, những lời văn giàu cảm xúc gần gũi dễ đọc chắc sẽ dễ truyền vào tâm trí người đọc.Sau sách giáo khoa phải kể đến sách tham khảo lịch sử hiện nay, có quá ít những cuốn sách lịch sử hấp dẫn người đọc. Đó là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng và sự yêu thích bộ môn lịch sử của học sinh ở các cấp hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...