Tiểu Luận Kinh nghiệm giảng dạy môn đạo đức lớp 3

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lý do chọn đề tài
    - Ngày xưa các cụ có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Văn là gì? Nay các trường đều lấy khẩu hiệu đó làm kim chỉ nam trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
    - Tình hình đạo đức của học sinh ngày càng giảm sút, học sinh chỉ biết sống cho mình, bắt mọi người phải phục vụ mình và sống rất ích kỉ.
    - Vì những năm qua các gia đình đều kế hoạch hoá, rất nuông chiều con ngay từ khi con chào đời muốn gì được nấy. Lớn lên trẻ sẽ quen dần dẫn đến sống buông thả không tuân theo kỉ luật nhất định.
    - Khi bước vào trường Tiểu học nhất định bỏ thói quen đó. Các em thường quên hết trách nhiệm công việc của mình đối với trường lớp.
    - Giáo dục các em từ bé không phải sống riêng cho mình mà còn phải lo lắng đến công việc chung của trường của lớp và mọi người xung quanh nữa.
    - Chính vì vậy khi bước vào trường tiểu học. Các em được xây dựng những hành vi, chuẩn mực đạo đức phù hợp với lứa ruổi trong quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.
    - Dựa vào đó các em có thể nhận biết được những việc làm của mình đúng hay sai. Các em có khả năng quyết đoán, độc lập suy nghĩ trước những vấn đề của bản thân và bạn bè.
    - Những chuẩn mực đạo đức này không những phù hợp với phong tục, tập quán của đất nước, của dân tộc mà nó còn phải mang tính thời đại vì mỗi xã hội đều mang một nét đặc trưng của nó. Đây chính là mục đích của phân môn đạo đức ở cấp tiểu học.
    - Trong quá trình giảng dạy phân môn đạo đức tôi đã áp dụng một số biện pháp và thu được hiêu quả tốt. Sau đây tôi xin được trình bày những kinh nghiệm của bản thân mong BGH và bạn bè đồng nghiệp góp ý.
    II. Biện pháp thực hiện
    - Môn đạo đức tưởng như là dễ nhưng lại rất khó đối với học sinh tiểu học. Làm thế nào để học sinh có được những thói quen tốt là cả một quá trình rèn luyện lâu dài, thường xuyên, liên tục. Không những thế còn phải kết hợp chặt chẽ với các môi trường giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
    - Chính vì vậy giáo viên và người lớn phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Học sinh phải nhận thức được rõ ràng mọi hành động đâu là xấu để tránh, đâu là tốt để noi theo
     
Đang tải...