Chuyên Đề Kinh nghiệm giải quyết việc làm của Thanh Hóa

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kinh nghiệm của Thanh Hóa
    Thanh Hóa là một tỉnh nông nghiệp, có số dân đông đúc, nguồn lao động dồi dào: hơn 1,8 triệu; nhưng chất lượng lao động thấp: năm 1997 tỷ lệ lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I là 13,26%, tốt nghiệp cấp I
    và cấp II là 70,11%, tốt nghiệp cấp III chỉ có 16,63%; lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật mới đạt 12,18% (theo kết quả điều tra năm 1994); trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 2,01%, trung học chuyên nghiệp là 5,12% và công nhân kỹ thuật là 5,05%. Nguồn lao động lại phân bố không đều và tập trung chủ yếu trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp (trên 83%). Lao động làm việc trong các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ thấp (4%) nhưng lại có xu hướng không ổn định. Lao động làm việc trong khu vực quốc doanh chỉ chiếm gần 7% và đang có xu hướng giảm sút. Điều đáng quan tâm là cơ cấu lao động phân bố theo khu vực chưa hợp lý, ở trung du, miền núi diện tích đất tự nhiên chiếm tới 2/3 diện tích toàn tỉnh, nhưng lao động chỉ có 23,45%. Hàng năm toàn tỉnh có hơn 3 vạn người đến tuổi lao động chưa có việc làm (chưa kể số lao động của năm trước chuyển sang), số lao động thất nghiệp ở thành thị còn cao hơn (năm 1996: 6,16%, năm 1998: 6,42%); tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn còn phổ biến (mới sử dụng hơn 70% quỹ thời gian làm việc trong năm) [20, tr. 35].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...