Tiểu Luận Kinh nghiệm điều hành và phát triển tài chính ở các nước trên thế giới Nhật bản, các nước đông á

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG II. CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH

    CỦA CHÍNH PHỦ CÁC NƯỚC ĐÔNG Á

    1. Thiết lập thị trường và định chế tài chính

    Sự tăng trưởng trở lại của các nước Đông Á đã và đang diễn ra với một tốc độ nhanh chóng đáng ngạc nhiên và cũng rất đáng hoan nghênh. Chính phủ đã kịp thời sử dụng các gói kích thích mạnh và kịp thời về tài chính và tiền tệ, mà dẫn đầu là Trung Quốc và Hàn Quốc, đã chặn đứng được đà suy giảm và lấy lại được sự tăng trưởng trở lại khi có sự giảm sút mạnh mẽ của các mặt hàng xuất khẩu và sản xuất công nghiệp, tỷ lệ sa thải công nhân trên đà tăng cao và các nguồn vốn chảy ra ngoài làm giảm giá trị tài sản và tiền tệ.

    1.1. Tài chính Trung Quốc những năm cải cách và mở cửa

    Công cuộc cải cách và mở cửa nền kinh tế Trung Quốc đã được Hội nghị Trung ương 3 Khóa XI của Đảng cộng sản Trung Quốc (12/1978) quyết định. Đây là cuộc cải cách lớn, toàn diện về kinh tế, từ tư duy lý luận đến hoạt động thực tiễn, từ quan hệ sở hữu tài sản tới cơ chế quản lý kinh tế, từ việc điều hành nền sản xuất tới phân phối thu nhập Mô hình thể chế kinh tế - tài chính mới mà Trung quốc đã lựa chọn có thể khái quát một số nội dung chính như sau:

    - Thừa nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu: tư hữu, sở hữu tập thể, công hữu, trong đó sở hữu công cộng là nền tảng.

    - Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó Nhà nước giữ vai trò định hướng, điều hành nền kinh tế thị trường chủ yếu bằng kế hoạch gián tiếp và các biện pháp điều chỉnh vĩ mô, giải tán công xã, thực hiện "khoán hộ gia đình" trong nông nghiệp và thực hiện "khoán kinh tế" trong các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước, thực hiện chương trình hiện đại hoá khu vực kinh tế Nhà nước và cổ phần các DNNN.

    - Hình thành và phát triển một cách đồng bộ các thị trường: thị trường tư liệu sản xuất, thị trường hàng tiêu dùng, thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường chứng khoán

    - Thực hiện phân phối theo lao động, đồng thời cho phép và khuyến khích phân phối lợi ích từ việc tham gia vốn, kỹ thuật và các yếu tố sản xuất khác. Cho phép và khuyến khích một bộ phận người, một số vùng giàu lên trước bằng con đường lao động chân chính và kinh doanh hợp pháp.

    - Cải cách hệ thống tài chính - tiền tệ, tự do hoá thương mại, mở cửa nền kinh tế - tài chính ra thế giới bên ngoài, hoà nhập vào thị trường quốc tế nhằm tiếp nhận đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài. Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ cải cách chế độ bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm chờ việc, chế độ chữa bệnh bằng kinh phí của Nhà nước, chế độ nhà ở của cán bộ công nhân viên.

    Mô hình thể chế kinh tế - tài chính này đã được hình thành dần qua quá trình nghiên cứu thí điểm ở một số địa phương, rút kinh nghiệm rồi mở rộng ra áp dụng trong cả nước, và đã được khẳng định qua các kỳ đại hội Đảng cộng sản Trung quốc.

    1.2. Thị trường tài chính Hàn Quốc.

    Trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, thị trường tài chính Hàn Quốc đã tương đối phát triển.

    Thị trường tiền tệ gồm các thị trường cho vay qua đêm, thị trường thương phiếu (CP), thị trường mua bán lại RPs, thị trường chứng chỉ tiền gửi (CD), thị trường tín phiếu Cover Bills và thị trường trái phiếu ổn định tiền tệ (MSBs). Thị trường vốn gồm các thị trường về trái phiếu, cổ phiếu. Thị trường trái phiếu gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu đặc biệt (phát hành theo luật đặc biệt), trái phiếu công ty và trái khoán tài chính. Thị trường tài chính phát sinh gồm thị trường quyền chọn/ tương lai KOSPI 200, thị trường quyền chọn/ tương lai Đôla Mỹ, thị trường tương lai lãi suất chứng chỉ tiền gửi, thị trường tương lai Trái phiếu kho bạc Hàn Quốc và thị trường quyền chọn vốn cổ phần. Trong đó, mục tiêu chính sách tiền tệ Hàn quốc là ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và ổn định tài chính, trong đó mục tiêu ổn định giá cả là quan trọng nhất. Trên cơ sở tham vấn với Chính phủ, Ngân hàng TW Hàn Quốc xác định mục tiêu lạm phát hàng năm, xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động của Chính sách tiền tệ để đạt mục tiêu lạm phát đề ra. Các công cụ chính sách tiền tệ bao gồm chính sách cho vay chiết khấu, chính sách dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở.

    Ủy ban chính sách tiền tệ Hàn Quốc là cơ quan đưa ra các quyết định hàng tháng về các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ. Ủy ban bao gồm 7 thành viên là Thống đốc và Phó Thống đốc NHTW và 5 thành viên được chỉ định khác từ Bộ tài chính và kinh tế, Ủy ban giám sát tài chính, Phòng thương mại và công nghiệp và Liên đoàn ngân hàng. Các thông tin về Chính sách tiền tệ được công bố hàng tháng thông qua họp báo của Ủy ban tiền tệ. Báo cáo chính sách tiền tệ lên Quốc hội được thực hiện 2 lần trong năm thường vào tháng 3 và tháng 9.

    Hàn Quốc đã trải qua cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1997. Chương trình tái cơ cấu nền kinh tế đã giúp cho đất nước này tiếp tục phát triển và phòng tránh tốt trước tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.

    Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Hàn Quốc dã nhanh chóng có những phản ứng chính sách trong sáu lĩnh vực gồm: tái cơ cấu ngay lập tức khu vực tài chính và doanh nghiệp; củng cố hệ thống giám sát tài chính; đơn giản thủ tục phá sản; nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp; điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô và tăng cường mạng lưới an sinh xã hội; tham gia tích cực vào tiến trình xây dựng cấu trúc tài chính quốc tế.

    2. Các chính sách kiểm soát thị trường của Chính phủ.

    2.1. Các chính sách của Trung Quốc.

    a.Chính sách kinh tế nông thôn.

    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...