Chuyên Đề Kinh nghiệm dạy luyện từ và câu lớp 2 bằng phương pháp trò chơi

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
    Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục Tiểu học nói riêng, đang tạo ra những chuyển dịch định hướng có giá trị. Cùng với những môn học khác, Tiếng Việt là môn học có nhiều sự đổi mới cả về mục đích, nội dung và quan niệm dạy học. Bao gồm sáu phần, môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là cơ sở để tiếp thu và lĩnh hội tri thức các môn học khác.
    Mỗi môn học có một sắc thái riêng. Phân môn luyện từ và câu tuy bản chất là cung cấp vốn từ (từ ngữ) và học về câu (ngữ pháp) song trong sách giáo khoa không đưa ra “những kiến thức đóng khung có sẵn” mà là “hệ thống các bài tập”. Học sinh (h/s) muốn lĩnh hội tri thức không thể khác là thực hành giải tất cả các bài tập trong sách giáo khoa. Vậy một giờ Luyện từ và câu ( LTVC ) ở lớp 2 được tiến hành ra sao ?
    Thực tế cho thấy mỗi giáo viên đều tích cực đổi mới phương pháp dạy học, song giờ LTVC ở lớp 2 diễn ra vẫn còn trầm lắng. Tục ngữ có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” thực chẳng ngoa. Tuy chưa phải học những kiến thức sâu rộng nhưng với hệ thống bài tập cũng dễ làm h/s mệt mỏi nếu giáo viên không có sự thay đổi linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học.
    Đối với h/s lớp 2, ở lứa tuổi này, các em còn mang đậm bản sắc hồn nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh học là hoạt động chủ đạo thì nhu cầu chơi, nhu cầu được giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại và cần thoả mãn. Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa học mà chơi, chơi mà học thì h/s sẽ hăng hái, say mê học tập và tất yếu kết quả của quá trình dạy học cũng đạt tới đỉnh điểm. Dạy học bằng phương pháp trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí có nội dung gắn liền với bài học. Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp h/s thay đổi ho¹t ®éng, chống mệt mỏi, tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học, phát huy hứng thú tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của h/s
    Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. Trò chơi học tập không chỉ nhằm chơi vui giải trí mà còn nhằm góp phần củng cố tri thức, kỹ năng học tập của các em. Với các đặc điểm riêng, trò chơi mở ra cho h/s tiểu học một khả năng phát triển lớn. Các em được tiếp cận hoàn cảnh chơi, nhiệm vụ chơi, hoạt động chơi Từ đó các em lĩnh hội các tri thức sống động về thực tế cuộc sống xung quanh và tri thức khoa học. Bởi “chơi” là được sống hết mình và khác với hoạt động học. Các thành tích học tập cơ bản phụ thuộc vào bản thân các em còn sự thắng thua trong trò chơi mang tính ngẫu nhiên. Các em tham gia chơi với hy vọng chiến thắng và để khẳng định chính mình. Bên cạnh đó trò chơi tạo cho bản thân các em sự thư giãn thoải mái, vui vẻ.
    Áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy phân môn LTVC là đưa học sinh vào hoạt động vận dụng. Học sinh phải thể hiện chủ động, sáng tạo để phát hiện điều cần học. Nó làm bớt đi sự căng thẳng khô khan không còn sự tẻ nhạt; đem đến sự sôi nổi, ham mê, hấp dẫn, say sưa tìm hiểu khám phá và lĩnh hội tri thức trong mỗi giờ học. Thành công của việc sử dụng trò chơi trong học tập là góp phần đạt được mục tiêu giờ học. Bởi vậy để đảm bảo cho sự thành công việc sử dụng trò chơi thì nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu bài học, luật chơi rõ ràng đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, điều kiện - phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, chơi đúng lúc, đúng chỗ, đồng thời phải kích thích sự thi đua giành phần thắng giữa các đội tham gia.
    2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
    Việc áp dụng phương pháp trò chơi để gây hứng thú vào giờ dạy LTVC chính là việc giáo viên khơi dậy hứng thú, niềm say mê học tập tạo không khí sôi nổi cho một giờ học. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải xác định rõ yêu cầu đạt. Trên cơ sở đó xác định cần đưa trò chơi vào lúc nào, bài tập nào ? Nếu giáo viên không tổ chức tốt thì trò chơi không gặt hái được kết quả như mong muốn mà còn bị phản tác dụng gây sự mất trật tự trong giờ học.
    Thực tế ở trường tiểu học nơi tôi đang công tác có 4 lớp 2, trong quá trình dạy học mỗi giáo viên đều tích cực đổi mới phương pháp để đạt hiệu quả giờ dạy cao nhất. Song qua dự giờ, thăm lớp, tôi nhận thấy có giờ dạy đã tổ chức đến 3 hoạt động khác nhau mà không khí giờ học vẫn trầm lắng. H/s ít tích cực, không sôi nổi chủ động tìm tòi phát hiện kiến thức. Bên cạnh đó, có giờ dạy giáo viên lạm dụng ba trò chơi học tập vào giảng dạy. Kết quả là cả một giờ học không khí lúc nào cũng tràn ngập tiếng reo hò, tiếng cười, song vì chính trạng thái tâm lý bị kích thích quá ngưỡng làm cho sự nhận thức của h/s không đạt hiệu quả như mong muốn. Học sinh không nắm được kiến thức trọng tâm của bài. Chính vì vậy việc giảng dạy các bài tập trong tiết LTVC ở lớp 2 được tiến hành ra sao để h/s chủ động, hào hứng lĩnh hội tri thức. Xuất phát từ lý do trên, tôi đã ®i s©u t×m hiÓu, häc hái vµ nghiªn cøu ra " Kinh nghiªm d¹y LTVC bằng phương pháp trò chơi ”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...