Luận Văn Kinh nghiệm của trung quốc về giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa trong wto và bài học đối với

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD
    MỤC LỤC

    NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG

    MẠI HÀNG HÓA TRONG WTO .4

    1.1. Khái quát về WTO và quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc .4

    1.1.1. Tổng quan về WTO 4

    1.1.2. Quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc .5

    1.2. Tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO .6

    1.2.1. Khái quát chung về tranh chấp, tranh chấp thương mại quốc tế và tranh chấp trong khuôn khổ quy định của WTO .6
    1.2.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO .10

    1.3. Thương mại hàng hóa .16

    1.3.1. Khái quát chung về hàng hóa .16

    1.3.2. Phân loại hàng hóa theo quy định của WTO 18

    1.3.3. Cam kết của Trung Quốc và Việt Nam đối với WTO về thương mại hàng hóa 18
    1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về

    giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa trong WTO đối với Việt Nam .21

    1.4.1. Đối với Cơ quan quản lý Nhà nước 22

    1.4.2. Đối với các hiệp hội ngành hàng 23

    1.4.3. Đối với các doanh nghiệp .23

    1.4.4. Đối với các nhà nghiên cứu 24

    CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA TRUNG QUỐC TRONG WTO 26
    2.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp về thương mại hàng hóa của Trung

    Quốc trong WTO 26

    2.1.1. Về số lượng các vụ tranh chấp .26

    2.1.2. Về đối tượng gây tranh chấp 28

    2.1.3. Về tư cách trong các vụ tranh chấp 30

    2.1.4. Về mức độ tuân thủ trong các vụ tranh chấp 32

    2.2. Phân tích một số tranh chấp điển hình của Trung Quốc về thương mại hàng hóa trong WTO 35
    2.2.1. Hoa Kỳ kiện Trung Quốc về thuế giá trị gia tăng đối với mạch tích hợp - DS309 .36
    2.2.2. Trung Quốc kiện EC về biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với chốt sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc - DS397 .38
    2.2.3. Mexico kiện Trung Quốc về các biện pháp liên quan tới hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô - DS398 42
    2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các vụ tranh chấp của Trung Quốc về thương mại hàng hóa trong WTO .48
    2.3.1. Sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật tương đồng với các quy định của

    WTO .48

    2.3.2. Đầu tư đội ngũ chuyên gia Luật trong giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa 48
    2.3.3. Hợp tác tốt với các nước Thành viên WTO .49

    2.3.4. Tích cực tham gia vào các tranh chấp nếu có quyền lợi bị ảnh hưởng với

    tư cách bên thứ ba .49

    2.3.5. Cân nhắc kĩ lưỡng trong mỗi giai đoạn tranh chấp 50

    2.3.6. Cẩn trọng khi bảo hộ nền sản xuất trong nước .50

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA TRONG WTO ĐỐI VỚI VIỆT NAM .52
    3.1. Đánh giá các điều kiện đảm bảo vận dụng bài học kinh nghiệm của

    Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay .52

    3.1.1. Các điều kiện thuận lợi .52

    3.1.2. Các điều kiện khó khăn 57

    3.2. Giải pháp vận dụng bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa trong WTO đối với Việt Nam .63
    3.2.1. Giải pháp về phía Nhà Nước 64

    3.2.2. Giải pháp về phía các hiệp hội ngành hàng 71

    3.2.3. Giải pháp về phía doanh nghiệp .75

    KẾT LUẬN 79

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày 11/01/2007 đánh dấu mốc son quan trọng trong lịch sử hiện đại của Việt Nam khi trở thành Thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Đây là một sân chơi lớn, với sự tham gia của rất nhiều quốc gia trên thế giới, và chứng kiến sự giao thương thường xuyên giữa các Thành viên. Sự kiện này đã mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức phải vượt qua. Một trong những điểm mới của WTO chính là sự ra đời của một cơ chế giải quyết tranh chấp minh bạch, rõ ràng. Thực tiễn hơn 15 năm tồn tại của nó đã chứng tỏ được tính hiệu quả và niềm tin của các quốc gia đang phát triển với cơ chế mới.
    Là nền kinh tế tăng trưởng đứng thứ hai Đông Nam Á, Việt Nam đang thoát dần hình ảnh đất nước nông nghiệp một cách ấn tượng. Cùng với sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, Việt Nam cũng phải đối mặt với tương lai tất yếu phải tham gia hoặc chủ động hoặc bị động vào các tranh chấp khác nhau. Mặc dù Việt Nam đã và đang thể hiện thái độ nghiêm túc trong việc tuân thủ các quy định, Hiệp định của WTO, nhưng vẫn có thể vô tình vi phạm một số điều khoản, hoặc bị các Thành viên khác phương hại đến quyền lợi chính đáng của mình. Dù trong trường hợp nào, thì nguyên nhân chính xuất phát từ những khó khăn hiện tại của Việt Nam, với môi trường pháp lý đang còn nhiều điểm cần hoàn thiện, đội ngũ chuyên gia còn chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức để tìm hiểu hết tất cả các quy định, Trong ba lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, và sở hữu trí tuệ, thì không riêng gì Việt Nam, mà tất cả các Thành viên khác, số lượng tranh chấp chiếm ưu thế đều liên quan đến thương mại hàng hóa. Thực tiễn từ sự phức tạp của các quy định và cách hiểu không thống nhất giữa các nước đã chứng minh được điều này.
    Mới đây nhất, Việt Nam vừa khởi kiện Hoa Kỳ trong hai tranh chấp, liên quan tới các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm. Lần đầu tiên tham gia với tư cách nguyên đơn, Việt Nam đã tự rút ra cho mình được nhiều bài học quý báu. Một phần nguyên nhân của những thành công bước đầu là nhờ sự nghiên cứu kĩ lưỡng bài học kinh nghiệm từ các Thành viên khác trong WTO. Đặc biệt, Trung Quốc với điều kiện kinh tế, chính trị xã hội tương đồng với Việt Nam, tuy mới chỉ hơn 5 năm “tuổi đời” gia nhập chính thức WTO, nhưng khá dày dạn kinh nghiệm
    đối mặt với các tranh chấp nói chung, và tranh chấp về thương mại hàng hóa nói riêng trong khuôn khổ WTO. Đây là một tấm gương lớn, một ví dụ điển hình để Việt Nam nghiên cứu và noi theo một cách phù hợp hoàn cảnh nhất.
    Có thể tóm lại, việc nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa và cách thức vận dụng các bài học vào bối cảnh hiện tại là cực kì quan trọng đối với tương lai của Việt Nam. Xuất phát từ những lý do kể trên, tác giả đã chọn đề tài “Kinh nghiệm của Trung Quốc về giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa trong WTO và bài học đối với Việt Nam” làm Khóa luận tốt nghiệp.
    2. Mục đích nghiên cứu

    Việc nghiên cứu đề tài là nhằm các mục đích sau:

    - Tìm hiểu về Trung Quốc cùng lịch sử của Thành viên này đối với WTO, phân tích cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và quy định của WTO về thương mại hàng hóa, dựa trên đó đánh giá ý nghĩa của việc nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc về giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa trong WTO đối với Việt Nam.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa của Trung Quốc trong WTO; Nghiên cứu, nhận xét một số vụ tranh chấp điển hình và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    - Trên cơ sở đánh giá các điều kiện triển khai vận dụng các bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa trong WTO đối với Việt Nam, Khóa luận đề xuất giải pháp nhằm vận dụng các bài học kinh nghiệm này tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc về giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa trong WTO.
    Phạm vi nghiên cứu:

    - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm của Trung Quốc về giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa kể từ khi chính thức gia nhập WTO (11/12/2001) đến nay (04/2012), từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng tại Việt Nam từ nay đến năm 2020.
    - Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc với tư cách là một Thành viên chính thức của WTO, không bao gồm các vùng lãnh thổ Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao.
    4. Phương pháp nghiên cứu

    Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: thu thập, thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp các thông tin và số liệu từ các nguồn như: sách, báo, tạp chí, văn bản luật, báo cáo chuyên ngành, một số đề tài nghiên cứu và Internet. Đồng thời, tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) với một số tranh chấp cụ thể để làm cơ sở đề xuất giải pháp ở chương 3.
    5. Kết cấu đề tài

    Ngoài lời mở đầu và kết luận, Khóa luận có kết cấu ba chương:

    Chương 1: Tổng quan về giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa trong WTO Chương 2: Tình hình giải quyết tranh chấp về thương mại hàng hóa của Trung
    Quốc trong WTO

    Chương 3: Giải pháp vận dụng bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa trong WTO đối với Việt Nam
     
Đang tải...