Đồ Án Kinh nghiệm của Malaysia đối với Việt Nam trong chính sách thu hút đầu tư

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Kinh nghiệm của Malaysia đối với VN trong chính sách thu hút đầu tư



    Lời mở đầu


    Trong phần trước, chúng ta đã nghiên cứu chính sách ngoại thương của Malaixia. Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu chính sách đầu tư của Malaixia. Là một trong các nước NIEs Malaixia là một trong những quốc gia có môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Theo số liệu điều tra tổng giá trị đầu tư nước ngoài của Malaixia đạt được là 11,204 tỷ USD. Vậy Malaixia đã có những chính sách gì để thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn như vậy? Việt Nam ta học được những bài học kinh nghiệm gì trong việc hoàn thiện chích sách thu hút đầu tư nước ngoài? Chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể các chính sách đầu tư của Malaixia trong những năm qua kể từ khi giành được độc lập.


    CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CỦA MALAIXIA


    1. Các nhân tố hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào Malaixia:

    v Nhân tố bên trong:

    - Sự ổn định chính trị trong giai đoạn công nghiẹp hoá hướng về xuất khẩukể từ năm 1970.

    - Là một nước nghèo về vốn và công nghệ, nhưng Malaixia lại có nguồn nhân lực dồi dào. Tỷ lệ phổ cập giáo dục cao (năm 1980 đạt 93%), văn hoá đa sắc tộc đã tạo sự đa dạng phong phú về thị trường tiêu thụ và giá thành lao động hấp dẫn.

    - Sự giàu có về tài nguyên là nhân tố thuận lợi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Trong thập kỷ 70, Malaixia đứng đầu thế giới về sản lượng thiếc (cung cấp 33,1% nhu cầu của thế giới), cao su (cung cấp 38% nhu cầu của thế giới), dầu cọ (cung cấp 79,5%) và có trữ lượng lớn dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, vàng,.

    - Sự thay đổi cơ cấu kinh tế nhanh chóng, với sự phát triển nhanh, mạnh của ngành chếtạo và hàng hoá xuất khẩu đoì hỏi Chính phủ phảI cảI thiện cơ cấu ngành kinh tế chuyển từ hoạt động sản xuất tập trung nhiều lao động không kỹ năng ssâng các hoạt động cần nhiều kỹ năng hơn. Hai lĩnh vực chính cần có sự giúp đỡ của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàI lầ ngành dệt và đIện tử. Các ngành không dựa vào nguồn tàI nguyên tự nhiên này thực sự có nhu cầu rất lớn về vốn, công nghệ vầ thị trường.

    - Sức mạnh kinh tế đã tạo nên một hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển vào bậc nhất Đông Nam á ở Malaixia. Thêm vào đó, môI trường kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, tỷ giá hối đoáI linh hoạt, hệ thống tàI chính ngân hàng mở rộng. là nhân tố góp phần tạo nên tính hấp dẫn đầu tư nước ngoài.

    v Nhân tố bên ngoàI:

    - Việc mất đI những lợi thế cạnh tranh về lao động tàI nguyên của các nước Mỹ, Nhật Bản và NIEs châu á tron vàI thập kỷ qua là động cơ thúc đẩy các nước này mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoàI, trong đó Malaixia là nước có môI trường đầu tư hấp dẫn.

    - Chủ nghĩ khu vực kinh tế đang ngày càng phát triển ở Bắc Mỹ vầ Tây Âu, Đông á,. đã có tác động tích cực đến dong FDI vào các nước đang phát triển, trong đó có Malaixia, thôing qua thương mại và đầu tư.


    2. Các chính sách được Malaixia áp dụng:

    1. Các doanh nghiệp hoạt động ở vùng sâu vùng xa được miễn thuế đầu tư 10 năm.

    2. Miễn giảm thuế thu nhập trong nhiều năm với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

    3. Miễn thuế xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

    4. Không có biện pháp cấm, hạn chế xuất nhập khẩu các loại máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất để xuất khẩu.

    5. Các nhà đầu tư nước ngoàI đầu tư vào những khu vực mới phát triển, sử dụng nhiều công nhân, sản xuất những loại hàng được ưu tiên hay sử dụng trên 50% nguyên vật liệu địa phương để sản xuất hàng xuất khẩu được cấp tín dụng ưu đãi.

    6. Trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Malaysia có điểm đáng chú ý là việc sử dựng tư bản nước ngoài để phục vụ cho việc phát triển tư bản trong nước.

    Kể từ khi công bố chính sách kinh tế mới năm 1971, cùng với việc thực hiện mục tiêu cải tổ cơ cấu công nghiệp và khuyến khích phát triển các xí nghiệp hợp doanh theo hướng nâng đỡ các nhà đầu tư trong nước, chính phủ Malaysia đã quyết định giảm 5% thuế thu nhập cho các xí nghiệp,trong đó phần sở hữu của người địa phương chiếm ít nhất là 50% còn phần của người nước ngoài tối đa không quá 50% tổng giá trị đầu tư.Điều này phản ánh chính sách của Malaysia là ưu tiên cho các xí nghiệp hợp doanh trong đó người Malaysia chiếm phần lớn sở hữu, phiếu bầu cũng như quyền ra quyết định.

    Như vậy,chính phủ Malaysia rất khuyến khích nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế trong nước,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên doanh này được giảm thuế thu nhập. Tuy nhiên, thì tỷ lệ vốn góp mà nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép tối đa tham gia là 30% tổng số vốn pháp định và doanh nghiệp nước ngoài có tỷ lệ vốn góp nhỏ hơn 51 % trong các doanh nghiệp liên doanh thì cũng không tạo được sự thoải mái cho các nhà đầu tư nước ngoài và cảm thấy ở đây mang tính bảo hộ nhiều hơn là mở của cạnh tranh tự do.Nhưng nói chung chính sách đó cũng phù hợp vớ hoàn cảnh hiện tại của Malaysia lúc bấy giờ.Một nước vừa thoát khỏi chiến tranh, thực hiện chinh sách mới (NEP)nhằm mục tiêu xoá đói,giảm nghèo,thay đổi lại cơ cấu kinh tế, tách mình ra khỏi sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia,khỏi sự lệ thuộc vào tư bản Anh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...