Luận Văn Kinh nghiệm của các nước trong việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kinh nghiệm của các nước trong việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài


    MỞ ĐẦU

    Đảng và Chính phủ đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm tới là 9-10% và phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp với mức GDP bình quân đầu người lên khoảng 2000 - 3000 USD/người/năm, để đạt được mục tiêu này, chúng ta tất yếu phải trải qua quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
    Bài học kinh nghiệm từ những quốc gia phát triển nhanh trên tư tưởng đã khẳng định tích tụ và tập trung vốn là điều kiện tiên quyết cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, hiện đại hoá nhanh hay chậm là do nguồn vốn quyết định.
    Nguồn vốn trong nước là quyết định, song trong giai đoạn đầu vốn nước ngoài là rất cần thiết và không thể thiếu. Nó được coi là "cái kích" đột phá cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói, tạo điều kiện cho nền kinh tế cất cánh.
    Với sự hướng dẫn của thầy, em mong rằng với đề án này sẽ góp phần làm rõ thêm vấn đề Vốn nước ngoài với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam.

    Chương I
    KHÁI QUÁT VỀ VỐN NƯỚC NGOÀI


    I. CÁC NGUỒN VỐN NƯỚC NGOÀI
    Vốn nước ngoài (VNN) đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình CNH - HĐH đất nước. VNN bao gồm các nguồn như vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và ngoài ra còn có các nguồn bổ sung, đó là nguồn tín dụng thương mại, nguồn kiều hối, nguồn vốn "đầu tư chịu", nguồn vốn đầu tư gián tiếp. Trong các nguồn vốn trên thì vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu của VNN, trong bài viết này ta đi sâu vào nghiên cứu 2 nguồn này.
    1. Nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA - Official Development Assistance
    ODA là nguồn vốn của các chính phủ, các quốc gia phát triển, các tổ chức phi chính phủ. ODA được cấp trên cơ sở song phương và đa phương nhằm mục tiêu trợ giúp cho chiến lược phát triển của các nước đang và chậm phát triển.
    Trên thế giới, đây là nguồn lớn nhất, chiếm 50-70% tổng vốn nước ngoài.Tuy nhiên, với từng nước từng thời kỳ có thay đổi khác nhau.
    Viện trợ ODA bao gồm một phần viện trợ không hoàn lại, số còn lại là các khoản cho vay với điều kiện ưu đãi như lãi suất thấp hơn các khoản tín dụng thông thường rất nhiều, thời gian vay nợ kéo dài và có khoảng thời gian hoãn nợ; trong cơ cấu thời gian cũng gồm 2 phần là thời gian âm hạn (miễn trả lãi) và thời gian chịu lãi suất. Vốn ODA thường được dùng cho các dự án có thời gian hoàn vốn lâu.
    Với những ưu đãi này mà các nước đang và chậm phát triển trong giai đoạn đầu của công cuộc CNH - HĐH đất nước thường coi ODA như là một "giải pháp cứu cánh" để vừa tạo cơ sở vật chất ban đầu nhằm tạo dựng một môi trường đầu tư thuận lợi để kêu gọi nguồn vốn đầu tư trực tiếp, đồng thời tạo điều kiện để thúc đẩy đầu tư trong nước phát triển.

     
Đang tải...