Tài liệu Kinh kim cang

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KINH KIM CANG
    Dịch nghĩa và lược giải
    Lời tựa
    Bài thứ nhứt: Đề mục Kinh
    Tên tác giả
    A. Phần tự
    Bài thứ hai: B. Phần Chánh tôn
    Bài thứ ba: Phần Chánh tôn (tiếp theo)
    Bài thứ tư: Phần Chánh tôn (tiếp theo)
    Bài thứ năm: Phần Chánh tôn (tiếp theo)
    Bài thứ sáu: Phần Chánh tôn (tiếp theo)
    Bài thứ bảy: Phần Chánh tôn (tiếp theo)
    Bài thứ tám: Phần Chánh tôn (tiếp theo)
    Bài thứ chín: Phần Chánh tôn (tiếp theo)
    Bài thứ mười: Phần Chánh tôn (tiếp theo)
    C. Phần Lưu thông
    BÁT NHÃ TÂM KINH
    Kinh Bát Nhã toát yếu: Dịch Bản
    Bát Nhã tâm kinh
    Kinh Đại Bát Nhã toát yếu: Lược Giải
    Phần Duyên khởi
    Phần Chánh tôn
    Phụ lục: Một Sự nghiệp của đời tôi

    LỜI TỰA
    Phật nói kinh Đại Bát Nhã, tại 4 chỗ, 16 hội, chép đến 600 quyển(1) mới hết (Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm). Tóm tắt bộ kinh lớn trên là Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, gọi tắt là Kinh Kim Cang. Kinh này rút lại trong một bài là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, gọi tắt là Tâm kinh, gồm 260 chữ. Rốt sau Phật dạy: Ta không nói một chữ.
    Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, mở đầu, mà cũng là trọng tâm của kinh này, bằng hai câu hỏi của ông Tu Bồ Đề:
    Vân hà ưng trụ?
    Vân hà hàng phục kỳ tâm?
    Nghĩa là:
    Làm sao hàng phục vọng tâm? và
    Làm sao an trụ chơn tâm?
    toàn bộ kinh Kim Cang Bát Nhã, Phật chỉ giải đáp hai câu hỏi trên, tóm tắt lại chỉ trong một câu:
    Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm
    nghĩa là: Đừng sanh vọng tâm trụ chấp một nơi nào. Đây là câu tinh ba của bộ kinh Kim Cang Bát Nhã, msà ngày xưa đức Lục Tổ Huệ Năng nhờ đó đã được tỏ ngộ.
    Phật dạy: Đừng sang vọng tâm trụ chấp một nơi nào, tức là dạy: Dùng trí huệ Kim Cang Bát Nhã, phá trừ rốt ráo (Ba la mật) các vô minh vọng chấp: ngã, pháp hay bốn tướng (Ngã, Nhơn, Chúng sanh và Thọ giãi).
    Khi các vô minh phiền não vọng chấp hết rồi thì chơn tâm thanh tịnh hiện ra. Đó là từ bờ mê muội triền phược của chúng sanh mà sang bờ giác ngộ giải thoát của chư Phật, tức là: đáo bỉ ngạn (đến bờ giác ngộ).
    Phật dạy: Đừng sanh vọng tâm trụ chấp một nơi nào. Đó là phương pháp tu hành của Đại thừa đốn giáo, để hàng phục vọng tâm mà cũng là an trụ chơn tâm vậy.
    Vì phạm vi của bài tựa này có hạn và theo trình độ tầm thường của tôi, nên tôi chỉ trình bày sơ sài được một vài đặc diểm của kinh này thôi. Ngoài ra, không biết bao nhiêu nghĩa lý cao siêu mầu nhiệm còn bí ẩn trong kinh này; dù tôi có suốt đời, cũng không thể dùng trí phàm phu diễn tả hay lời nói phàm phu giải thích thấu đáo được ý nghĩa của Thánh hiền !
    Xin quí vị hãy cố gắng đọc kỹ và tinh tấn tu hành để hiểu được nghĩa lý cao siêu của kinh này.
    Tôi dịch kinh này đến ba năm mới xong. Bắt đầu từ ngày 24 tháng 2 năm Qúi mão (19/3/1963) đến ngày mùng 10 tháng 7 năm Ất Tî (6/8/1965). Vì kinh đã khó, mà trong khi dịch lại găp nhiều duyên trở ngại: bì hai năm Pháp nạn lận đận lao đao quá lao tâm khổ trí; đến khi Phật giáo thống nhất, lại Phật sự quá tràn ngập, rồi tiếp đến hai lần tôi vào dưỡng đường, nên công việc phải chậm trễ.
    Hôm nay, nhờ Tam bảo gia hộ, tôi đã dịch và lược giải xong kinh Kim Cang và Bát Nhã Tâm kinh, là bộ kinh thuộc khoá XII trong toàn bộ Phật học phổ thông, do tôi chủ trương biên soạn. Thế là tôi đã đóng hoàn thành cây thang giáo lý 12 nấc, mà tôi đã hoài bảo trên 25 năm nay(1).
    Được mãn nguyện, tôi rất vui mừng và thành tâm đốt nén hương lòng, cầu nguyện:
    Mặt trời Phật sáng thêm
    Xe chánh pháp chạy hoài
    Trên đền đáp bốn ơn
    Dưới cứu độ ba loài
    Thế giới được hoà bình
    Nhơn dân đều an lạc
    Đệ tử và chúng sanh
    Đều trọn thành đạo Phật.
    Mùa Hạ năm Ất Tî 1965
    Sa môm THÍCH THIỆN HOA
    PHẬT HỌC PHỒ THÔNG
    Do Hoà Thượng THÍCH THIỆN HOA biên soạn
    THÀNH HỘI PHẬT GIÁO TP. HỔ CHÍ MINH án hành
    Chịu trách nhiệm ấn hành TT .THÍCH GIÁC TOÀN
    Biên tập kỹ thuật TT. THÍCH THIỆN MINH
    ĐĐ. THÍCH ĐỔNG BỒN
    Sửa bàn in MINH THANH
    Trình bày PHÁP TUỆ _ TÂM CAO
    NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH Xuất bản
    62 . Nguyễn Thị Minh Khai _ Quận I
    Tel. 8225340 8296764 8222726 8296713 8293637
    In lại theo bản in Phật lịch 2536 1992













    Khóa Thứ Mười Hai
    KINH KIM CANG
    Dịch nghĩa và lược giải
    Bài Thứ 1
    LƯỢC GIẢI
    Đề mục kinh có tám chữ: Kim Cang Bát Nhã Ba la mật kinh; gọi tắt là kinh Kim Cang
    KINH: Kinh điển hay giáo lý, do Phật Phật hoặc Bồ Tát nói ra. Chữ Kinh có nhiều nghĩa, nhưng tóm lại có ba nghĩa như sau:
    1. Đường canh (nghĩa đen): Sợi chỉ xuôi trong tấm vải. Nhờ sợi chỉ xuôi xâu kết các sợi chỉ ngang, để làm thành một tấm vải. Kinh cũng có nghĩa là sự tổng hợp ghi chép lại các lời nói của Phật hoặc thánh hiền.
    2.Thường: Không thay đổi. Chơn lý của Phật không thay đổi; dù Phật quá khứ, hiện tại hay vị lai cũng đều nói chơn lý như vậy.
    3. Hợp (Khế): Kinh của Phật hợp với chơn lý của vũ trụ và hợp với căn cơ trình độ của chúng sanh. Cũng một bộ kinh, mà tuỳ theo trình độ của mỗi người, kẻ hiểu cao, người hiểu thấp. Tuy sự hiểu ngộ có cao thấp không đồng, mà cứ như lý tu hành thì đều được khỏi khổ luân hồi, không xót một người nào. Kinh Phật có những đặc điểm như thế, nên gọi là Khế kinh
    KIM CANG: Chữ Cang, người Nam đọc là cang, người Bắc đọc là cương. Có hai nghĩa:
    1. Ngọc Kim cương: Thuộc về loại khoáng vật rất quí giá. Tánh nó rất cứng và rất bén, đã không bị các vật phá hoại, trái lại còn phá hoại các vật.
    2. Kim Cang: chất cứng rắn trong loại kim khí, tức là thép, cũng thuộc về loại khoáng vật. Tánh nó cũng rất cứng bén, và cụng không bị các vật phá hoại, trái lại còn phá hoại các vật, như khoan sắt, đục đá v.v .dao búa nhờ có thép mới bén.
    Chất cứng rắn của ngọc Kim cương hay của thép, đã saün có từ hồi nào đến giờ, không phải do rèn luyện mới có, hay nhờ các vật bên ngoài tạo thành.
    Phật dùng ngọc kim cương hay chất thép cứng, để thí dụ trí huệ Bát Nhã rất quí báu và saün có trong mọi người (tức là tánh Phật sáng suốt của mỗi chúng sanh).
    Trí huệ Bát Nhã, không phải do tu mới có, hay nhờ các duyên bên ngoài luyện tập mới thành. Nó có saün trong mỗi chúng sanh từ vô thỉ đến nay. Dù ở địa vị phàm phu nó cũng không giảm, hay chúng quả Thánh nó cũng không thêm. Nó đã không bị các vô minh phiền não tàn phá, trái lại còn phá tiêu tất cả vô minh phiền não từ vô thỉ đến nay. Nó phá một cách rốt ráo và dễ dàng, nhu gió thổi mây bay, mặt trời chiếu sương mù tan. Bởi thế nr6n gọi là Bát Nhã Ba La mật Trí huệ rốt ráo.
    BÁT NHÃ: Dịch âm của chữ Phạn Prajnà. Vì Trung hoa không có chữ dịch cho cân xứng nên chỉ dịch nguyên âm là Bát Nhã.
    Bát Nhã có nhiều nghĩa sâu xa, nhưng tóm lại có sau nghĩa:
    1. Viễn ly: xa lìa các vô minh, phiền não vọng chấp;
    2. Minh: Sáng, không mờ tối
    3. Huệ: Sáng tỏ
    4. Thanh tịnh: trong sạch không nhiễm ô
    5. Trí: Thông suốt
    6. Trí huệ: Sáng tỏ thông suốt
    Bát Nhã có nhiều nghĩa như vậy, nếu lấy một nghĩa thì không được đúng lắm, nên các nhà dịch chỉ để nguyên âm chữ Phạn (Bát Nhã).
    Tuy nhiên, trong 6 nghĩa trên đây, nếu đem so sánh và cân nhắc, thì có thể dùng tạm nghĩatrí huệ; vì nghĩa trí huệ có phần rõ ràng và xác đáng hơn hết.
    Nhưng cần phải chọn lọc thật kỹ, bỏ ra các thứ Trí huệ sau đây, mới đúng với nghĩa chữ Bát Nhã:
    1. Trí huệ thế gian: Trong thế gian, những người học rộng thấy xa, thông minh lanh lợi, khôn khéo lịch duyệt, hay giỏi mọi phương diện, thiên hạ gọi đó là người trí huệ. Nhưng trí huệ đó là trí huệ của thế tục phàm phu, chứ không phải là trí huệ Bát Nhã.
    2. Trí huệ ngoại đạo: Chúng ngoại đạo tu thiền định (xem bài Thiền định trong bản đồ tu Phật) lâu ngày cũng có trí huệ, biết được quá khứ vị lai, thần thông biến hoá vô cùng, nhiều pháp kỳ lạ. Nhưng trí huệ đó là tà trí huệ, chứ không phải là trí huệ Bát Nhã.
    3. trí huệ Nhị thừa: Hàng Thoinh văn và Duyên giác, do tu pháp Tứ đế và Thập Nhị Nhơn duyên mà đặng đạo quả. Các vị này đã khỏi sanh tử luân hồi, thần thông tự tại và có trí huệ biết được việc quá khứ, hiện tại và vị lai. Nhưng trí huệ đó thuộc về Tiểu thừa trí huệ, chỉ thấy về ngã không chơn như(thiên không), chớ chưa thấy được pháp không chơn như, nên cũng không phải trí huệ Bát Nhã.
    Trừ ba loại trí huệ trên đây, duy chỉ có trí huệ Phật hay của Đại thừa Bồ Tát, mới phải là trí huệ Bát Nhã.
    Công dụng cũa trí huệ Bát Nhã, như mặt nhựt chiếu phá các mây mù vô minh vọng chấp: ngã, pháp, bốn tướng (ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả), có, không, chẳng phải có, chẳng phải không v.v .Bởi thế nên Trí huệ Bát Nhã chiếu soi các pháp, thì pháp nào cũng bỏ hình tướng giả dối, mà hiện ra tướng chơn thật. Tướng chơn thật của các pháp đã hiện, tức là chơn tâm, chơn như hay chơn lý của vũ trụ hiện ra vậy.
    Trí huệ Bát Nhã, có công năng như chiếc thuyền đưa chúng sanh một cách rốt ráo, từ bên này bờ mê muội triền phược của phàm phu, đến bên kia bờ giác ngộ giải thoát của chư Phật, nên cổ nhơn cũng gọi là thuyền Bát Nhã.
    Muốn phân biệt trí huệ Bát Nhã khác với trí huệ của phàm phu, ngoại đạo và Tiểu thừa, thì chúng ta nên dịch nghĩa chữ Bát Nhã như sau:
    1. Trí huệ Phật
    2. Trí huệ rốt ráo (Bát Nhã Ba La mật)
    3. Trí huệ Bát Nhã (dùng cả chữ Phạn và chữ hán)
    BA LA MẬT: ba la mật hoặc ba la mật đa là dịch âm của chữ Phạn Paramita. Có hai nghĩa:
    1. Đáo bỉ ngạn: Đến bờ bên kia. Trí huệ Bát Nhã có công năng đưa chúng sanh từ bờ triền phược mê muội của phàm phu bêb này, mà qua đến bờ giác ngộ giải thoát của chư Phật bên kia, nên gọi là Bát Nhã Ba la mật.
    2. Cứu kính viên mãn: hoàn toàn rốt ráo. Theo tục ngữ ở Ấn Độ, phàm làm việc gì, khi đã được hoàn toàn viên mãn, thì gọi là Ba la mật. Trí huệ Bát Nhã là loại trí huệ đã rốt ráo viên mãn, nên gọi là Bát Nhã Ba la mật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...