Thạc Sĩ Kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
    HUỲNH PHƯỚC NGUYÊN
    KINH DOANH VÀNG
    TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
    MÃ SỐ: 60.31.12
    LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
    NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÙNG
    TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2007 Trang 2
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 1
    1.1. Nguồn gốc và quá trình phát triển giá trị của vàng . 10
    1.1.1. Nguồn gốc của vàng 10
    1.1.2. Đặc điểm và tính chất và một số ứng dụng của vàng 11
    1.1.3. Quá trình phát triển giá trị của vàng 12
    1.1.3.1. Về giá trị sử dụng, với tính chất là kim loại quý, vàng đã được
    sử dụng qua các thời đại . 12
    1.1.3.2. Về giá trị, với tính chất là tiền tệ, vàng đã sớm trở thành một loại
    tiền đầu tiên được lưu hành trong lịch sử phát triển loài người. 13
    1.2. Thị trường vàng thế giới . 14
    1.2.1. Tình hình sản xuất khai thác vàng trên thế giới .14
    1.2.2. Tình hình sử dụng vàng tại một số nước trên thế giới .15
    1.2.3. Tình hình biến động giá vàng trong thời gian qua 16
    1.2.4. Các nhân tố tác động đến giá vàng thế giới .19
    1.2.5. Dự báo giá vàng trong thời gian tới 21
    1.3. Vai trò của vàng trong đời sống kinh tế - xã hội 22
    1.3.1. Đối với nền kinh tế 22
    1.3.2. Đối với đời sống xã hội .23
    1.3.3. Đối với chính phủ .24
    1.3.4. Đối với ngân hàng 24
    1.4. Nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại . 25
    1.4.1. Khái niệm: .25 Trang 3
    1.4.2. Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại 25
    1.4.2.1.Nghiệp vụ nguồn vốn . 26
    1.4.2.2.Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư 26
    1.4.2.3.Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng . 26
    1.4.3. Nghiệp vụ kinh doanh vàng của ngân hàng thương mại .27
    1.4.3.1.Nghiệp vụ mua bán giao ngay (Spot) . 27
    1.4.3.2.Nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn (Forward) . 27
    1.4.3.3.Nghiệp vụ hoán đổi (Swap) . 27
    1.4.3.4.Nghiệp vụ quyền lựa chọn 27
    Kết luận chương I 28
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
    THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 29
    2.1. Một số nét về tình hình kinh tế - tài chính ở Thành phố Hồ Chí Minh. 29
    2.2. Khái quát thị trường vàng ở Việt Nam 30
    2.2.1. Tình hình sản xuất và khai thác vàng ở Việt Nam 30
    2.2.2. Tình hình tiêu thụ và sử dụng vàng ở Việt Nam 32
    2.2.3. Kinh doanh vàng nữ trang 33
    2.2.4. Kinh doanh vàng tiền tệ tại ngân hàng thương mại .34
    2.2.5. Các nhân tố tác động đến giá vàng tại Việt Nam .35
    Mối quan hệ giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới 36
    2.3. Thực trạng kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn
    Thành phố Hồ Chí Minh . 37
    2.3.1. Tín dụng vàng .37
    2.3.2. Mua bán trực tiếp – môi giới .38
    2.3.3. Mua bán trạng thái 39 Trang 4
    2.3.4. Mua bán kỳ hạn (Forward) .40
    2.3.5. Chốt nguội, mua hộ vàng khách hàng (SJC, Eximbank, ) 41
    2.3.6. Option vàng 41
    2.3.7. Kinh doanh vàng tài khoản (quốc tế) 43
    2.3.8. Mua hộ vàng cho khách hàng 44
    2.3.9. Kinh doanh phối hợp 44
    2.3.10. (Tìm hiểu hoạt động kinh doanh vàng tại Eximbank) 44
    2.4. Đánh giá chung về những thành quả và tồn tại trong hoạt động kinh
    doah vàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ
    Chí Minh trong thời gian qua . 44
    2.4.1. Những thành quả 45
    2.4.2. Những tồn tại 46
    2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại 47
    Kết luận chương II . 48
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH
    DOANH VÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . 49
    3.1. Định hướng chiến lược kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại
    trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh . 49
    3.1.1. Chuyển từ kinh doanh vàng không theo tiêu chuẩn sang kinh doanh
    vàng theo tiêu chuẩn quốc tế. 49
    3.1.2. Kinh doanh vàng trạng thái 50
    3.1.2.1. Thực hiện kinh doanh vàng trên tài khoản 51
    3.1.2.2. Bán vàng từ nguồn tiét kiệm của khách hàng 51
    3.1.2.3. Mua vàng trong nước và quốc tế để cho vay hoặc đầu tư . 52
    3.1.3. Các phương pháp kinh doanh phối hợp không tồn tại trạng thái.52 Trang 5
    3.1.3.1.Thực hiện kinh doanh vàng chuyển khoản quốc tế 52
    3.1.3.2. Mở tài khoản vàng cho khách hàng, khớp lệnh giao dịch vàng
    mà không cần vàng hiện vật. 52
    3.1.3.3. Vay vàng để bán kết hợp option giá lên 52
    3.1.3.4. Mua vàng spot kết hợp option giá xuống 53
    3.1.3.5. Nghiệp vụ Spotion . 53
    3.1.3.6. Kinh doanh hộ vàng quốc tế cho khách hàng 55
    3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vàng tại các ngân hàng
    thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 56
    3.2.1. Về phía Ngân hàng nhà nước 56
    3.2.2. Kinh doanh vàng tiền tệ gắn với sản xuất vàng tiêu chuẩn quốc tế 58
    3.2.3. Hình thành trung tâm lưu ký và giao dịch vàng để thực hiện kinh
    doanh vàng trên tài khoản 60
    3.2.4. Kinh doanh vàng liên hàng .60
    3.2.5. Dự trữ vàng của Ngân hàng Nhà nước nhằm bình ổn giá vàng và đa
    dạng hoá dự trữ ngoại tệ 60
    3.2.6. Kinh doanh vàng với Ngân hàng nhà nước .61
    3.2.7. Cho phép thực hiện mua bán khống vàng .61
    3.2.8. Nâng cao nhận thức của khách hàng về định chế tài chính và sản
    phẩm tài chính 61
    Kết luận chương III . 62
    KẾT LUẬN . 63
    PHỤ LỤC
    TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 6
    LỜI MỞ ĐẦU
    WœX
    1.1. Lý do chọn đề tài
    Trong suốt chiều dài lịch sử, vàng luôn chứng tỏ là một kim loại có giá trị
    kinh tế hàng đầu, làm bản vị cho hầu hết các giá trị vật chất khác trong đời sống.
    Người Ai Cập đã chế ra các thỏi vàng từ ngàn xưa vào khoảng 4.000 năm trước Tây
    lịch và dùng nó làm phương tiện trao đổi tiền tệ. Về sau này, vàng cũng được các vua
    chúa khắp nơi ở Âu Châu dùng làm phương tiện để thiết lập các đội quân binh cũng
    như để mua chuộc hay triệt hạ các đối thủ chính trị. Đến nay, con người đã khai thác
    được 126.000 tấn vàng, đủ để đúc thành khối lập phương, mỗi cạnh 18m.
    Ngay từ khi ra đời vàng đã chứng tỏ là một hàng hoá đặc biệt và được dùng
    làm vật ngang giá chung và trở thành một bộ phận của hệ thống tiền tệ thế giới. Cùng
    với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hoá làm cho sự vận động của vàng – tiền
    tệ không đáp ứng được sự vận động của hàng hoá, vàng đã lui về làm vật mang giá
    trị đảm bảo cho tiền giấy lưu thông (chế độ bản vị vàng). Điều này có nghĩa rằng
    vàng mặc dù không tham gia với vai trò là tiền tệ nhưng bản thân nó luôn chứa đựng
    một vai trò tiền tệ tất yếu.
    Trong khối lượng tiêu thụ vàng hiện nay trên thế giới, người ta ước lượng có
    khoảng 85% được dùng vào việc chế biến nữ trang và một số nhu cầu thương mại
    khác, như các phụ tùng trong các máy móc điện tử, hoặc trong ngành nha khoa làm
    bọc vàng cho răng. Phần nhỏ còn sót lại 15% được lưu hành trong các khách hàng
    đầu tư hoặc giới con buôn mua đi bán lại hoặc thành phần đầu cơ tích trữ, tức là gồm
    các quỹ đầu tư chuyên tính chuyện lời lỗ để lấy các quyết định mua bán trong ngày,
    cũng như một số đại thương gia. Đặc biệt là tại Á Châu và vùng Trung Đông, giới
    nhà giàu thường hay có thói quen tích trữ các thỏi vàng làm của. Chính trong cái sinh
    hoạt của thiểu số 15% này mà cái giá cả tăng vọt trong thời gian qua đã bắt nguồn.
    Theo một bản báo cáo của tổ chức World Gold Council, một hội chuyên gia trong Trang 7
    ngành, cho biết thì trong 9 tháng đầu của năm 2005, nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng
    đã gia tăng hơn 62%.
    Tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, vàng cũng có chức năng dự
    trữ, tích lũy, và đặc biệt sau giải phóng miền Nam, chức năng thanh toán của vàng
    thể hiện rất rõ. Vàng đã làm thay chức năng của đồng tiền một cách mạnh mẽ: mua
    bán hàng hóa thanh toán bằng vàng, xác định giá cả hàng hoá bằng vàng, cho vay –
    trả nợ cũng bằng vàng Ngoài chức năng thanh toán, lưu thông thay thế cho một
    phần tiền giấy trong nước, vàng còn nổi bật lên với vai trò là một loại tiền tệ quốc tế
    trong mua bán mậu dịch qua biên giới.
    1
    Trong những năm đầu của thập niên 90, việc huy động vàng trong dân cư đã
    được một số ngân hàng thực hiện cùng với sự ra đời và cạnh tranh mạnh mẽ của các
    hình thức vàng miếng như vàng rồng vàng SJC, phượng hoàng PNJ, Bông lúa
    ACB Một hình thức sử dụng vàng như chức năng tiền tệ. Việc huy động vàng
    chủ yếu phục vụ cho việc cho vay để thanh toán nhà đất và thị trường bất động sản.
    Tiếp theo việc huy động tiết kiệm vàng, ngân hàng mở ra nghiệp vụ huy động
    tiết kiệm đảm bảo bằng vàng, là bước đầu tiên của nghiệp vụ kinh doanh vàng hiện
    nay.
    Cùng với nhu cầu tiêu thụ và giao dịch vàng – tiền tệ mạnh mẽ và gần như độc
    tôn của vàng miếng SJC. Cuối năm 2004 Agribank đưa ra thị trường vàng miếng
    hiệu AAA với 4 loại gồm 1 lượng, 5 lượng, 2 chỉ và 1 chỉ. Vàng miếng hiệu AAA là
    thương hiệu vàng miếng thứ ba tại Việt Nam sau SJC và AJC.
    Hoạt động kinh doanh vàng – tiền tệ của các ngân hàng ngày càng sôi động và
    trở thành nghiệp vụ kinh doanh mang lại lợi nhuận của các ngân hàng và thu hút
    ngày càng nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia. Trước nhu cầu thực tế đó, Ngân
    hàng Nhà nước cho phép triển khai nghiệp vụ option vàng tại các ngân hàng thương
    mại, và Ngân hàng ACB và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 02
    Ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện nghiệp vụ option vàng. Sau đó là các ngân
    hàng Sacombank, Eximbank, Phương Nam cũng đã triển khai nghiệp vụ này.
    Trong tiến trình hội nhập quốc tế, kinh doanh vàng của các ngân hàng không
    thể đứng ngoài cuộc chơi này. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép một số
    1
    PTS. Nguyễn Hữu Định, 1996 “Kinh doanh vàng tại Thành phố Hồ Chí Minh – Chính sách và giải pháp” Trang 8
    ngân hàng thương mại được kinh doanh vàng trên tài khoản với nước ngoài. Và đến
    tháng 07 năm 2006 Kho ngoại quan vàng đầu tiên của Việt Nam được thành lập tại
    Hà Nội thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
    Thành phố Hồ Chí Minh, là một đầu mối lưu thông hàng hoá trong nước và là
    cửa ngỏ giao dịch quan trọng với nước ngoài. Nơi đây đã sớm hình thành một đô thị
    lớn, một trung tâm kinh tế lớn có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
    tế - xã hội của cả nước Việt Nam. Ngoài ra thị trường vàng Thành phố Hồ Chí Minh
    lại là một thị trường vàng trọng điểm, ước tính tiêu thụ trên 50% mức tiêu thụ vàng
    của cả quốc gia
    2
    . Chính vì điều đó, những biến động về tài chính, kinh tế trong và
    ngoài nước tác động đến nền kinh tế và đời sống người dân trong cả nước, nhưng
    Thành phố Hồ Chí Minh có thể xem là nơi nhạy cảm nhất với những biến động này.
    Đề tài lựa chọn “Kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn
    Thành phố Hồ Chí Minh” bởi nơi đây có thể xem đây là trung tâm tài chính đại diện
    cho nước Việt Nam. Trọng tâm đề tài muốn nghiên cứu là hoạt động kinh doanh
    vàng trong phạm vi chức năng tiền tệ của vàng, và ngân hàng thương mại là nơi thể
    hiện rõ nhất chức năng này.
    Hoạt động kinh doanh vàng trong các ngân hàng thương mại là một nghiệp vụ
    còn khá mới và ngay cả một số ngân hàng thương mại hiện nay cũng chưa thưc hiện
    nghiệp vụ này. Do đó, số liệu thu thập về hoạt động kinh doanh vàng tại các ngân
    hàng thương mại còn hạn chế.
    1.2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
    Luận văn nghiên cứu về hoạt động thực tiễn nghiệp vụ kinh doanh vàng tại
    các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra những giải
    pháp nhằm áp dụng và phát triển nghiệp vụ kinh doanh vàng hiện nay, các nghiệp vụ
    kinh doanh mới được Ngân hàng Nhà nước cho phép, đặc biệt là đưa ra một số
    nghiệp vụ kinh doanh mới nhằm đảm bảo lợi ích cho cả ngân hàng và nhà đầu tư.
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chủ yếu là nghiệp vụ kinh doanh vàng
    như vai trò của tiền tệ đang được phép thực hiện tại các Ngân hàng thương mại hiện
    nay. Và dựa vào tình hình hoạt động kinh doanh vàng của các Ngân hàng thương mại
    2
    PTS. Nguyễn Hữu Định, 1996 “Kinh doanh vàng tại Thành phố Hồ Chí Minh – Chính sách và giải pháp” Trang 9
    trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh rút ra những mặt đạt được để tiếp tục phát huy
    và những tồn đọng cần có giải pháp để giải quyết.
    Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực trạng hoạt động kinh doanh vàng của
    các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm
    qua.
    1.4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp như: phương pháp lịch sử,
    phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp
    chuyên gia, Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp truy cập thông tin từ
    mạng, các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, các quy định cá liên quan đến hoạt
    động kinh doanh vàng của các Tổ chức tín dụng, các báo chí, tạp chí để thu thập số
    liệu và thông tin.
    1.5. Kết cấu của luận văn
    Phần mở đầu
    Chương I: Tổng quan về vàng và ngân hàng thương mại
    Chương II: Thực trạng kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại trên địa
    bàn Thành phố Hồ Chí Minh
    Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vàng tại
    các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
    Phần kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...