Luận Văn Kinh doanh tín dụng của chi nhánh Ngân hàng NO&PTNT thành phố đà nẵng

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG VÀ CÁC HÌNH THỨC BẢO ĐẢM TÍN DỤNG.
    1.Khái niệm và bản chất của tín dụng.
    1.1.Khái niệm về tín dụng.
    Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thỏa thuận.
    Trong quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung sau :
    -Trái chủ hay còn gọi là "người cho vay" chuyển giao cho người thụ trái hay còn gọi là "người đi vay" một lượng giá trị nhất định. Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như hàng hóa, máy móc, thiết bị, bất động sản.
    - -Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi thời hạn sử dụng theo thỏa thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay. Xuất phát từ gốc Latin, tín dụng là creditim - sự tín nhiệm, điều đó có nghĩa là trong quan hệ tín dụng người cho vay tin tưởng người đi vay sẻ hoàn trả vào một ngày nào đó trong tương lai mà hai bên đã thỏa thuận.
    -Giá trị được hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức. Marx viết : " Đem tiền cho vay với tư cách là một việc có đặc điểm là sẻ quay trở về điểm xuất phát của nó, mà vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thời lại lớn lên trong quá trình vận động".
    1.2.Bản chất của tín dụng.
    Tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi vay và người cho vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội.
    1.3.Tín dụng ngân hàng.
    Tín dụng ngân hàng (TDNH) là quan hệ tín dụng giữa các Ngân hàng với các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức Ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối với các đối tượng nói trên.
    TDNH là hình thức tín dụng chủ yếu chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. TDNH ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống Ngân hàng, khác với tín dụng thương mại (TDTM), TDNH là hình thức tín dụng chuyên nghiệp và hoạt động của nó hết sức đa dạng và phong phú.
    2. Bảo đảm tín dụng.
    Bảo đảm tín dụng hay còn gọi bảo đảm tiền vay là việc bảo vệ quyền lợi của người cho vay dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
    Các Ngân hàng và các định chế tài chính khác coi bảo đảm tín dụng là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất (các lưu chuyển tiền tệ) không thể thanh toán được nợ. Trong cho vay kinh doanh, nguồn thu nợ thứ nhất từ doanh thu thực tế đối với cho vay ngắn hạn, từ khấu hao và lợi nhuận đối với cho vay trung và dài hạn. Trong cho vay tiêu dùng nguồn thu nợ thứ nhất từ thu nhập cá nhân như tiền lương, các khoản thu nhập tài chính (lãi tiền gởi, cổ tức, trái tức) và các khoản thu nhập khác. Các nguồn thu nợ thứ nhất này thể hiện dưới hình thức lưu chuyển tiền tệ của người đi vay. Trong hoạt động kinh doanh có muôn ngàn lý do dẫn đến nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được, nếu không có một nguồn bổ sung tất yếu Ngân hàng sẻ gặp rủi ro tín dụng. Vì vậy để bảo vệ lợi ích của mình các Ngân hàng thường yêu cầu người đi vay phải có các bảo đảm cần thiết, ngoại trừ những khách hàng hoạt động tốt và có quan hệ tín dụng thường xuyên.
    3.Các đặc trưng của bảo đảm tín dụng.
    Nói chung bất kỳ tài sản hoặc quyền về tài sản được phép giao dịch mà có khả năng tạo ra lưu chuyển tiền tệ đều có thể dùng làm bảo đảm. Tuy nhiên từ góc độ của người cho vay bảo đảm phải thể hiện được 3 đặc trưng sau :
    -Giá trị của bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
    Bảo đảm tín dụng không chỉ là nguồn thu nợ của ngân hàng mà còn có ý nghĩa thúc dục người đi vay phải trả nợ, nếu không họ sẻ mất tài sản. Nhưng, nếu giá trị của tài sản nhỏ hơn nghĩa vụ được đảm bảo thì người đi vay dể có động cơ không trả nợ.
    Nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm vốn gốc, lãi (kể cả lãi quá hạn) và các chi phí khác trừ trường hợp các bên có thỏa thuận lãi và các loại phí không thuộc phạm vi bảo đảm được thực hiện nghĩa vụ.
    -Tài sản phải có sẵn thị trường tiêu thụ.
    Mức độ thanh khoản của tài sản có quan hệ đến lợi ích của người cho vay. Mức độ thanh khoản thấp hay nói cách khác là tài sản khó bán thường khó được Ngân hàng chấp nhận. Mức độ thanh khoản trung bình có thể chấp nhận được nhưng phải tính đến chi phí do kéo dài thời gian xử lý.
    -Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về xử lý tài sản.
    Đặc trưng này phải thể hiện được các mặt sau : tài sản phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay hoặc người bảo lãnh và được pháp luật cho phép giao dịch, đồng thời phải có đủ cơ sở pháp lý để Ngân hàng - chủ thể cho vay được quyền ưu tiên xử lý tài sản nhằm thu nợ khi người đi vay không thanh toán đúng hạn.
    4. Các hình thức bảo đảm tín dụng.
    Bảo đảm tín dụng có hình thức sau :
    4.1.Thế chấp tài sản.
    Thế chấp tài sản là việc bên đi vay dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay.
    Theo quy định của Luật dân sự và Luật đất đai có 2 loại thế chấp : bất động sản và giá trị quyền sử dụng đất.
    + Bất động sản là tài sản không di dời được : Nhà ở, các cơ sở sản xuất kinh doanh như nhà máy, khách sạn, cửa hàng, nhà kho . và các tài sản khác gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng (đất đai là bất động sản thuộc sở hữu toàn dân, vì vậy chỉ thế chấp giá trị quyền sử dụng đất). Ngoài ra còn bao gồm cả hoa lợi, lợi tức, khoản tiền bảo hiểm và các quyền phát sinh từ bất động sản thế chấp.
    Tất cả bất động sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp và cá nhân đều được thế chấp để vay vốn. Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước khi thế chấp toàn bộ dây chuyền công nghệ chính phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản.
    + Giá trị quyền sử dụng đất : Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện việc giao đất hoặc cho thuê đất đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức chính trị, xã hội sử dụng ổn định, lâu dài. Các chủ thể được giao đất và cho thuê đất nói trên, chỉ có cá nhân hộ gia đình và các tổ chức kinh tế mới được thế chấp vay vốn Ngân hàng. Tuy nhiên, cần phân biệt trường hợp được phép thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và trường hợp không được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất mà chỉ được thế chấp tài sản sở hữu gắn liền với quyền sử dụng đất.
    Cần lưu ý những trường hợp được phép thế chấp giá trị quyền sử dụng đất, đương nhiên được phép thế chấp tài sản sở hữu gắn liền với đất.
    Các hình thức thế chấp tài sản :
    4.1.1 Thế chấp pháp lý và thế chấp công bằng.
    Thế chấp pháp lý là hình thức thế chấp mà trong đó người đi vay (người thế chấp) thỏa thuận chuyển quyền sở hữu cho Ngân hàng khi không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Theo hình thức này, khi người đi vay không thanh toán được nợ, Ngân hàng được quyền bán tài sản hoặc cho thuê với tư cách là người chủ sở hữu mà không cần thực hiện các thủ tục tố tụng để nhờ sự can thiệp của tòa án.
    Thế chấp công bằng (thế chấp thông thường) là hình thức thế chấp trong đó Ngân hàng chỉ nắm giữ giấy chứng nhận sở hữu tài sản hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo đảm cho món vay khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng. Việc xử lý tài sản phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người cho vay và người đi vay hoặc phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án, nếu có tranh chấp.
    4.1.2 Thế chấp thứ nhất và thế chấp thứ hai.
    Thế chấp thứ nhất là việc thế chấp tài sản để bảo đảm cho món nợ thứ nhất. Cần lưu ý rằng thế chấp thứ nhất không có nghĩa là lần đầu tiên đem tài sản đi thế chấp cho một khoản vay, mà thế chấp thứ nhất được xác định trong mối tương quan giữa các khoản vay có thế chấp, tức là việc sử dụng một tài sản làm đảm bảo cho nhiều khoản vay và thế chấp cho khoản vay đầu tiên đang tồn tại gọi là thế chấp thứ nhất.
    Thế chấp thứ hai là hình thức thế chấp, trong đó người vay sử dụng phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và khoản nợ thứ nhất được bảo đảm bằng tài sản đó để bảo đảm cho khoản nợ thứ hai.
    4.1.3 Thế chấp trực tiếp và thế chấp gián tiếp.
    Thế chấp trực tiếp hay còn gọi là thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay là hình thức thế chấp mà tài sản thế chấp do vốn vay tạo nên.
    Theo nghị định 178, thế chấp gián tiếp chỉ áp dụng trong cho vay trung và dài hạn đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đời sống và khách hàng đi vay phải thỏa mản điều kiện sau :
    -Có tín nhiệm đối với tổ chức tín dụng (TCTD)
    -Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
    -Có dự án khả thi.
    -Có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay (ngoài tài sản hình thành từ vốn vay) tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư của dự án. Thế chấp gián tiếp là hình thức thế chấp mà trong đó tài sản thế chấp và tài sản dùng vốn vay để mua là 2 tài sản khác nhau.
    4.1.4 Thế chấp toàn bộ và thế chấp một phần bất động sản.
    Theo quy định của pháp luật người đi vay có thể thế chấp toàn bộ bất động sản hoặc thế chấp một phần. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ, thì vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sản thế chấp nếu có thỏa thuận. Riêng đối với thế chấp quyền sử dụng đất, thì nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng trồng, vườn cây và các tài sản khác của người thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu có thỏa thuận.
    Trong thực tế các Ngân hàng thường nhận thế chấp toàn bộ bất động sản. Thế chấp một phần chỉ áp dụng trong trường hợp phần tài sản thế chấp có thể phát mại riêng mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nhận thế chấp. Đối với các tài sản gắn liền với đất như nhà ở, các công trình xây dựng chỉ được nhận thế chấp cùng với giá trị quyền sử dụng đất.
    4.2. Cầm cố tài sản.
    Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu thì các bên có thể thỏa thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho bên thứ ba giữ.
    Tài sản cầm cố là động sản bao gồm :
    -Tài sản thực (vật có thực) như xe cộ, máy móc, hàng hóa, vàng, tàu biển, máy bay, các loại khác.
    -Tiền gồm tiền mặt, tiền trên tài khoản.
    -Giây tờ có giá (giấy tờ có giá trị bằng tiền) như cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu
    -Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác.
    -Lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố.
    Cầm cố tài sản cũng bao gồm cầm cố công bằng và pháp lý, cầm cố thứ nhất và thứ hai, cầm cố trực tiếp và gián tiếp. Nội dung các loại cầm cố này cũng tương tự như thế chấp .
    4.3 Bảo lãnh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...