Báo Cáo Kinh Doanh buồng phòng tại khách sạn Mường Thanh

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời Mở Đầu

    Trong những năm qua, với sự phát triển của ngành du lịch nói chung thì sự đóng góp không nhỏ vào thành công chung của ngành phải kể đến trước hết là lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Các cơ sở này đã đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, nó làm thoả mãn những nhu cầu tất yếu của khách du lịch về nghỉ ngơi, ăn uống . Và trong mỗi khách sạn thường kinh doanh ba mảng: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ . Mỗi dịch vụ đều có chức năng nhiệm vụ và tầm quan trọng riêng nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm một mục đích là phục vụ tốt nhất những nhu cầu của khách. Ta có thể nhận thấy rằng trong đó dịch vụ kinh doanh lưu trú đóng vai trò cực kỳ to lớn, nó không thể thiếu ở bất cứ một cơ sở kinh doanh khách sạn nào. Nó là một bộ phận trong hoạt động của khách sạn để tạo nên sức hấp dẫn về chất lượng trong kinh doanh. Doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiếm từ 50-80% trong tổng doanh thu. Thường thì lợi nhuận từ đạt được từ dịch vụ lưu trú tương đối cao. Thực tế đã cho thấy các doanh nghiệp hoạt động sau ba năm đạt công suất buồng ngủ 40% là có lãi.
    Mục tiêu chung của các khách sạn ở Việt Nam hiện nay là nâng cao khả năng phục vụ của dịch vụ buồng ngủ và cũng chính là cơ sở để kinh doanh thêm dịch vụ, bởi lẽ dịch vụ lưu trú chủ yếu thực hiện và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của khách sạn. Nếu dịch vụ này không thực hiện được tốt, không đầy đủ thì khách sạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thoả mãn nhu cầu tất yếu của mình; sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch sẽ bị giảm sút. Ngược lại, nếu khách sạn nào kinh doanh tốt dịch vụ này sẽ tạo được sức hấp dẫn cho khách sạn, kéo dài thời gian lưu trú của khách, góp phần nâng cao doanh thu cho khách sạn. Đồng thời qua đó tạo được sức hấp dẫn, ấn tượng sâu sắc đối với du khách, làm cho khách hiểu rõ hơn thái độ phục vụ, sự tận tình và trình độ văn minh của khách sạn. Đây cũng có thể coi là một hình thức quảng cáo tốt biết để khách biết đến cơ sở kinh doanh nhiều hơn.
    Xuất phát từ nhận thức được tầm quan trọng của việc kinh doanh dịch vụ khách sạn nói chung và kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng nên em đã liên hệ thực tập tại khách sạn Mường Thanh (Nghệ An) và sau thời gian thực tập, em đã chọn đề tài: "Kinh Doanh buồng phòng tại khách sạn Mường Thanh" làm chuyên đề tốt nghiệp.

    Mục lục
    Lời Mở Đầu. 1
    1. Mục đích thực tập. 2
    2. Nội dung thực tập. 3
    3. Thời gian và địa điểm thực tập. 3
    4. Kết cấu báo cáo thực tập. 3
    PHẦN NỘI DUNG 4
    Chương 1: Giới thiệu chung về Khách Sạn Mường Thanh. 4
    1.1 . Lịch sử hình thành khách sạn. 4
    1.2 Cơ cấu tổ chức của khách sạn. 5
    1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn. 5
    1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong khách sạn. 5
    1.3 Vị trí kiến trúc và cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn. 10
    1.3.1 Vị trí kiến trúc. 10
    1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn. 10
    1.4 Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn. 13
    1.5 Kết quả kinh doanh. 14
    1.5.1 Thực trạng nguồn khách. 14
    1.5.2 Tình hình kinh doanh. 14
    1.6 Phương hướng, kế hoạch kinh doanh của khách sạn. 17
    Chương 2: Nội dung và kết quả thực tập. 19
    2.1.Nội dung thực tập. 19
    2.1.1 Thời gian và vị trí thực tập. 19
    2.1.2 Nội dung công việc thực tập. 19
    2.2 Kết quả thực tập. 20
    2.2.1 Thông tin thu thập được. 20
    2.2.2 Một số quy trình thực tập. 20
    2.2.3 Những kỹ năng thu được. 22
    3.1. Những kinh nghiệm thu được trong quá trình thực tập. 23
    3.2. Một số đề xuất. 24
    3. 2.2. Đề xuất đối với cơ sở đào tạo: Nhà trường. 27
    KẾT LUẬN 28
    PHỤ LỤCPHỤ LỤC 1: PHIẾU XIN Ý KIẾN KHÁCH HÀNG. 30
    PHỤ LỤC 1: PHIẾU XIN Ý KIẾN KHÁCH HÀNG. 31
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...