Tài liệu Kinh dịch

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kho tàng văn hoá phi vật thể phương Đông vốn nổi tiếng lịch sử với tư tưởng triết học, nhân sinh quan, đạo đức xã hội, trong đó Kinh Dịch trở thành bộ sách tủ của nhiều thế hệ nho học vì nó vô cùng thần bí, càng nghiên cứu càng thấy mênh mông.


    Là một trong ba bộ sách cổ nhất của Trung Hoa sau Kinh Thi và Kinh Thư. Nó có thể ra đời vào cuối đời Ân khoảng 1000 năm trước Công nguyên, (là loại sách mà Tần Thuỷ Hoàng không đốt bỏ). Cuốn sách tập trung công sức nhiều học giả, đạo gia như Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử, Phí Trực, Vương Bật, Trịnh Huyền, Thiệu Khang Tiết, Chu Hy bổ sung thêm 2000 năm nữa theo từng giai đoạn lịch sử. Tác phẩm đầu tiên nói về Kinh Dịch là cuốn Chu lễ đời nhà Chu chép rằng có ba loại bói do quan Thái bốc giữ là Liên sơn dịch, Quy tàng dịch và Chu dịch, dần dà hai loại đã mất đi chỉ còn Chu dịch. Chữ Dịch có thể hiểu: biến đổi, giao dịch và biến dịch (theo quy luật nhất định). Lúc đầu Chu dịch chỉ là những phán đoán về thời thế, vận mạng nhưng sau đó người ta thêm những giải thích có tính hệ thống và Chu Dịch trở thành cuốn cẩm nang lý luận triết học. Ngoài phần kinh gốc, đời nhà Hán người ta gói gộp cả phần bổ sung vào thành Kinh Dịch. Dịch khó hiểu vì nó vốn là một bộ điển tịch tối thượng cổ, ngôn ngữ cực kỳ hoang sơ, người đời sau không thể hình dung ra được và mỗi câu mỗi quẻ của Kinh Dịch đòi hỏi con người ta phải nghiền ngẫm suy luận, phát triển óc tư duy sáng tạo.


    Nhiều nhà nghiên cứu kỳ văn cổ học hiện đại đã so sánh sự hình thành vũ trụ từ vụ nổ BigBang với bản chất Kinh Dịch dựa trên thuyết âm dương. Sự tạo thành âm dương trong bầu Thái cực hỗn độn (Thái cực có nghĩa lớn hơn hết, trước hết là khí Tiên thiên bất diệt và nguồn gốc của sự sống), sau tách thành Lưỡng nghi là dương vạch liền - và âm vạch đứt - - . Đặt các vạch này chồng lên nhau sẽ được Tứ tượng: Thái dương, Thiếu dương, Thái âm, Thiếu âm. Tiếp theo, ta lấy âm và dương chồng lên Tứ tượng và sẽ thành Bát quái là Càn (trời, ba vạch dương), Ly (hoả, dương dương âm), Khôn (đất, âm âm âm), Khảm (nước, âm dương âm), Đoài (hồ, âm âm dương), Chấn (sấm, âm âm dương), Tốn (gió, dương dương âm) và Cấn (núi, dương âm âm). Nếu lại lấy bát quái đặt chồng lên nhau lần lượt 8 x 8 thành 64 quẻ (mỗi quẻ là kết hợp của sáu vạch âm dương và mỗi vạch có thể biến đổi một lần như vậy sẽ thành 384 biến quẻ) gồm 30 quẻ Kinh Thượng: Càn, Khôn, Truân, Mông, Nhu, Tụng, Sư, Tỷ, Tiểu súc, Lý, Thái, Bĩ, Đồng nhân, Đại hữu, Khiêm Dự, Tuỳ, Cổ, Lâm, Quan, Phệ hạp, Bí, Bác, Phu, Vô vọng, Đại súc Lôi di, Đại quá, Khảm, Ly. 34 quẻ Kinh Hạ: Hàm, Hằng, Độn, Đại tráng, Tấn, Minh di, Gia nhân, Khuể, Kiển, Giải, Tổn, Ích, Quải, Cấu, Tuy, Thăng, Khốn, Tỉnh, Cách, Đỉnh, Chấn, Cấn, Tiệm, Quy muội, Phong, Lữ, Tốn, Đoài, Hoán, Tiết, Trung phu, Tiểu quá, Ký tế, Vị tế. Sau đó đến phần Thập dực (thực chất là 10 truyện chú giải của những học giả xưa đối với bản gốc của Kinh Dịch): Thoán truyện, Tương truyện, Hệ từ truyện, Văn ngôn truyện, Thuyết quái truyện, Tự quái và Tạp quái truyện.
     

    Các file đính kèm:

    • a-.docx
      Kích thước:
      18.2 KB
      Xem:
      0
Đang tải...