Tiểu Luận Kim loại nặng trong nước sinh hoạt

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 1
    XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
    Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
    SỨC KHỎE CON NGƯỜI
    A – ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong sinh hoạt hàng ngày của đời sống con người, nước là yếu tố không thể
    thiếu. Nước uống, nước rửa được gọi dưới một tên chung: nước sinh hoạt. Nước
    sinh hoạt có thể được khai thác từ các nguồn: nước ngầm, nước bề mặt (ao, hồ,
    sông, suối), nước mưa. Kết qủa đánh giá của chương trình KC12 ở Việt Nam cho
    thấy: tổng lượng nước cần dùng cả năm của nước ta chiếm 8.8% tổng lượng dòng
    chảy năm 1999, tăng lên 12.5% trong năm 2000, và được dự báo sẽ tăng 16,5%
    vào năm 2010. [7]
    Tốc độ đô thị hóa, quá trình công nghiệp hóa ngày càng diễn ra nhanh và
    mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số, sự phát triển mạnh mẽ của ngành giao
    thông vận tải gây một áp lực rất lớn đến môi trường nói chung và nước sinh hoạt
    nói riêng. Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý; Ô nhiễm không khí (trong đó có
    sự ô nhiễm chì – Pb, asen – As ); Nước thải từ khu khai thác quặng; Lạm dụng
    phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật là những nguyên nhân làm cho nguồn
    nước sinh hoạt bị ô nhiễm kim loại nặng. (2,4tr m 3 /năm là lượng nước thải không
    qua xử lý có hàm lượng khá lớn kim loại nặng tự do của 10 cơ sở khai thác quặng
    ở Thái Nguyên [1])
    Hàng năm có 2,2 triệu người chết do các căn bệnh liên quan đến nguồn nước
    ô nhiễm và điều kiện vệ sinh kém, với 12.000 km3 nước sạch hiện bị ô nhiễm
    nghiêm trọng[2.Tr9]. Việc con người phải hít thở bầu không khí ô nhiễm; Sử dụng
    nước uống, nước rửa, lương thực, thực phẩm nhiễm kim loại nặng; Tiếp xúc trực
    tiếp với các vật liệu có chứa kim loại nặng (sơn tường có hàm lượng chì cao)
    dẫn tới sự tích tụ kim loại nặng trong cơ thể. Nếu vượt quá ngưỡng quy định, bất
    cứ kim loại nào cũng có thể sẽ gây ngộ độc kim loại cho cơ thể dẫn tới nhiều ca tử
    vong hoặc khiến con người mang di họa suốt đời [3]. Một số kim loại nặng trong
    đó cadimi (Cd) khi thâm nhập được vào cơ thể người, được tích lũy trong thận và
    xương gây phá hủy chức năng thận và làm biến dạng xương. Còn nhiễm độc asen
    (As) có thể bị tổn thương thận, rối loạn chức năng tim mạch, suy hô hấp, gan to .
    Vì vậy, việc xác định yếu tố kim loại nặng trong nước và hàm lượng của chúng có
    Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 2
    XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
    Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
    SỨC KHỎE CON NGƯỜI
    nhiều ý nghĩa trong khoa học và thực tiễn.
    Có rất nhiều đối tượng kim loại nặng tồn dư trong nước sinh hoạt làm ảnh
    hưởng tới sức khỏe và đời sống con người. Do điều kiện và khả năng có hạn vì vậy
    trong chuyên đề này, chúng em xin đi sâu tìm hiểu ba đối tượng chính có ảnh
    hưởng nghiêm trọng nhất đến môi trường và sức khỏe con người đó là: Asen (As),
    Chì (Pb) và Thủy ngân (Hg).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...