Tài liệu Kiểu tư duy lấy mình làm trung tâm và những hạn chế của nó trong bối cảnh toàn cầu hóa

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kiểu tư duy lấy mình làm trung tâm và những hạn chế
    của nó trong bối cảnh toàn cầu hóa








    Tóm tắt. Kiểu tư duy lấy mình làm trung tâm là một mô hình tư duy, trong đó người ta thường có xu hướng lấy mình làm chuẩn, nhìn nhận những nền văn hóa khác hoặc những thế giới quan văn hóa khác chỉ bằng “đôi mắt” của chính mình hay của chính cộng đồng văn hóa của mình, nói khác đi, chỉ căn cứ vào các tiêu chí phân biệt “đúng” hay “sai”, “đẹp” hay “xấu”, “thiện” hay “ác” . của mình hoặc cộng đồng văn hóa mình.
    Bài viết xem xét thuyết lấy cái tôi làm trung tâm và chủ nghĩa duy ngã văn hóa với tính cách là nền tảng triết học của kiểu tư duy này và luận giải về cách tiếp cận độc đáo của L. Wittgenstein hậu kỳ đối với những đặc trưng, những vấn đề, thậm chí những nguy cơ của kiểu tư duy này trong quá trình giao tiếp giữa nền văn hóa hay giữa các thế giới quan văn hóa. Từ đây, bài viết tập trung phân tích, làm rõ những hạn chế của kiểu tư duy này, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.







    Chúng tôi muốn bắt đầu bài viết của
    mình bằng việc mô tả một bức tranh hài hước. Khi được hỏi: “cây hoa nào đẹp nhất?”, một chú nhím liền trả lời, rằng cây hoa xương rồng là đẹp nhất. Nguyên nhân chú nhím này lại coi cây hoa xương rồng là đẹp nhất, thật đơn giản: bởi vì cây hoa xương rồng có những điểm tương đồng với cái mà chú cho là đẹp, cụ thể hơn, tương đồng với “vẻ đẹp” bên ngoài của chú. Câu chuyện của con vật này thực ra liên quan đến câu chuyện của con người. Kiểu “phán xét” này của chú nhím dường như cũng có một cái gì đó tương tự với kiểu tư duy lấy mình làm trung tâm ở con

    người mà chúng tôi muốn bàn đến trong bài
    viết này.
    Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu xem: Thế nào là kiểu tư duy lấy mình làm trung tâm? Kiểu tư duy lấy mình làm trung tâm (the ego-centric way of thinking)(1) được hiểu như một mô hình tư duy thông thường, trong đó người ta xem xét và nhận định về các nền văn hóa khác hay cộng đồng văn hóa khác xuất phát từ lập trường của mình, của nền văn hóa mình, từ phương thức sống và thế giới quan của mình và của cộng đồng văn hóa mình với tư cách là “bộ lọc” văn hóa. Trong kiểu tư duy ấy, người ta thường có xu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...