Tiến Sĩ Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 26/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ VĂN HỌC
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    Lời cam đoan . 2
    Mục lục . 3
    Các chữ viết tắt 5
    Các bảng biểu 5
    MỞ ĐẦU . 6
    0.1. Lý do chọn đề tài . 6
    0.2. Mục đích nghiên cứu 7
    0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 7
    0.4. Phương pháp nghiên cứu . 8
    0.5. Đóng góp của luận án . 9
    0.6. Kết cấu luận án 10
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI . 11
    1.1. Tổng quan về tình hình sưu tầm, biên dịch và tình hình nghiên cứu . 11
    1.2. Một số khái niệm liên quan . 22
    1.3. Sự phân bố, phân loại kiểu truyện. 28
    Tiểu kết. 35
    CHƯƠNG 2: KẾT CẤU CỦA KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH 37
    2.1. Về tên gọi của truyện. . 37
    2.2. Cách mở đầu truyện 41
    2.3. Kết cấu của các nhóm truyện 44
    2.3.1. Kết cấu nhóm truyện tự vệ 44
    2.3.2. Kết cấu nhóm truyện thủ lợi 46
    2.3.3. Kết cấu nhóm truyện chơi khăm . 51
    2.3.4. Kết cấu nhóm truyện trợ thủ 54
    2.4. Về kết thúc truyện 60
    Tiểu kết 66
    CHƯƠNG 3: NHÂN VẬT CỦA KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH
    68
    3.1. Nhân vật tinh ranh 68
    3.2. Nhân vật đối thủ 76
    3.3. Nhân vật nạn nhân 82
    3.4. Nhân vật trợ thủ tư tế . 85
    Tiểu kết . 93
    CHƯƠNG 4: MỘT SỐ MOTIF THƯỜNG GẶP TRONG KIỂU TRUYỆNCON VẬT TINH RANH 95
    4.1. Motif suy nguyên . 95
    4.2. Motif thi tài 97
    4.3. Motif xử kiện. . 100
    4.4. Motif hoãn binh 103
    4.5. Motif giả mạo . 105
    4.6. Motif xui bẩy 108
    4.7. Motif sự bắt chước . 110
    4.8. Motif vi phạm điều ngăn cấm 112
    4.9. Motif ăn vụng 114
    4.10. Motif trao đổi . 117
    Tiểu kết . 119
    CHƯƠNG 5: KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH VÀ BẢNG TRA CỨU A – T . 121
    5.1. Các type truyện tương thích 121
    5.2. Các type truyện không có sự tương thích . 131
    Tiểu kết 145
    KẾT LUẬN 148
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC 1: TÓM TẮT CÁC TRUYỆN KHẢO SÁT . 161
    PHỤ LỤC 2: CÁC TYPE TRUYỆN LOÀI VẬT TRONG BẢNG TRA CỨU
    A – T VÀ CÁC TRUYỆN TƯƠNG THÍCH . 201


    MỞ ĐẦU

    0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Là một loại hình của nghệ thuật ngôn từ, truyện dân gian có những đặc trưng riêng. Nó sinh ra, tồn tại và lưu truyền từ đời này sang đời khác, được sáng tạo và tái tạo theo những quy luật riêng. Một trong những quy luật và cũng là đặc điểm của truyện dân gian đó chính là việc sử dụng những công thức nghệ thuật có sẵn trong kho tàng văn liệu dân gian như các kiểu mở đầu, các kiểu kết thúc, các dạng kết cấu, các motif, . Chính vì thế, khi nghiên cứu văn học dân gian theo phương pháp so sánh - lịch sử, B. N. Putilốp đã xem “tính lặp lại” như một đặc tính nổi bật của dòng văn học này [55, tr. 7].
    Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, việc phát hiện “tính lặp lại” đã làm xuất hiện khuynh hướng nghiên cứu truyện dân gian theo kiểu truyện (type). Thực tế nghiên cứu đã cho thấy rằng: không chỉ dừng lại ở biên giới một dân tộc, quốc gia, nhiều kiểu truyện còn mang các yếu tố tương đồng với các dân tộc rất xa nhau về địa lý, văn hóa. Rất nhiều công trình đã thành công khi vận dụng các nguyên tắc này vào việc tìm hiểu các kiểu truyện như kiểu truyện Thạch Sanh, kiểu truyện Cô tro bếp (Cinderella), kiểu truyện người em út, kiểu truyện người con riêng, kiểu truyện người mang lốt, kiểu truyện cậu bé tí hon, Tiếp cận truyện kể theo hướng này sẽ giúp thấy được những nguyên tắc sáng tác truyền thống của một thể loại qua cách xây dựng nhân vật, cách xây dựng cốt truyện, cách dẫn dắt, xâu chuỗi những tình tiết, motif trong truyện. Như vậy, hướng tiếp cận truyện dân gian theo type sẽ giúp ta hiểu sâu hơn các kiểu tư duy, các nguyên tắc cấu tạo, tổ chức truyện và những vấn đề liên quan như tính nhân loại, tính dân tộc,
    Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam và thế giới, kiểu truyện con vật tinh ranh là một trong những kiểu truyện quen thuộc và tiêu biểu. Trong kiểu truyện này, nhân vật chính – một con vật nhỏ bé nhưng tinh ranh thường sử dụng các mưu kế, mánh lới để đánh lừa, chơi khăm hoặc giúp đỡ các nhân vật khác. Đây là kiểu truyện mà tính duy lý chiếm ưu thế, nó chi phối quá trình hình thành cốt truyện, xây dựng nhân vật. Bên cạnh tính duy lý, kiểu truyện còn hấp dẫn bởi các câu chuyện giàu tính nhân văn và ý nghĩa thẩm mỹ. Nhận ra sức hấp dẫn của kiểu truyện con vật tinh ranh, một số nhà nghiên cứu đã có những kiến giải mang tính chất gợi mở về một số khía cạnh nổi bật của kiểu truyện. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề cốt lõi như kết cấu, nhân vật, motif, cần phải được đào sâu và mở rộng hơn nữa nhằm đi đến những phát hiện khoa học về cấu trúc tổng thể cũng như cấu trúc bộ phận của một kiểu truyện tiêu biểu, qua đó giúp ta có “cái nhìn tham chiếu” đầy đủ, sáng tỏ về giá trị nội dung và hình thức của kiểu truyện.
    Từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới với mong muốn tìm đến những chứng cứ xác thực minh chứng cho sự đặc sắc của kiểu truyện, qua đó có cái nhìn cơ bản, đa diện, đa chiều về kiểu truyện từ những nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Kết quả khảo sát sẽ giúp bổ sung những kiến thức, nhận định về tiểu loại truyện loài vật cũng như kiểu truyện con vật tinh ranh. Đồng thời, đề tài hy vọng sẽ đem lại nhiều điều bổ ích và cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian của bản thân. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
    0.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    0.2.1.Việc khảo sát một cách hệ thống về kiểu truyện con vật tinh ranh ở Việt Nam và thế giới giúp chúng tôi thấy được sự phân bố của kiểu truyện. Hơn nữa, qua tập hợp này cũng chứng minh sự phổ biến của kiểu truyện trên phạm vi toàn cầu, cũng như thấy được diện mạo, đặc điểm, đặc trưng của nó bên cạnh những kiểu truyện khác.
    0.2.2. Nghiên cứu kết cấu, nhân vật, hệ thống motif, để làm nổi rõ nét đặc trưng của kiểu truyện. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thường mở rộng so sánh để thấy được những đặc trưng trong phương thức xây dựng nhân vật, kết cấu truyện, các motif của Việt Nam cũng như của các khu vực, quốc gia, châu lục khác.
    0.2.3. Chúng tôi tiến hành đối chiếu kiểu truyện với Bảng tra cứu A – T để vừa khẳng định tính ứng dụng của Bảng tra cứu, mặt khác góp phần bổ sung một số type truyện của Việt Nam cũng như của một số nước mà công trình chưa “phủ sóng” đến.
    0.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Tất cả những truyện kể có nhân vật trung tâm là con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới (đã được dịch mà người viết thu thập được) đều là đối tượng nghiên cứu của đề tài. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những truyện kể thỏa mãn hai tiêu chí: Nhân vật chính của truyện là con vật và con vật này phải có tính cách tinh ranh. Chúng tôi loại trừ những truyện có nhân vật trung tâm là con vật nhưng không có tính cách tinh ranh hoặc những truyện có nhân vật tinh ranh là con người.
    Mặc dù đã cố gắng rất nhiều cũng như được sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau trong việc tìm kiếm các nguồn tài liệu nhưng chúng tôi vẫn không dám chắc rằng đã bao quát hết kho truyện kể của các nước trên thế giới. Bởi như đã biết, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, việc khai thác vốn truyện kể của tất cả các dân tộc là hết sức khó khăn. Tương tự, việc tiếp cận vốn truyện cổ của tất cả các quốc gia trên thế giới cũng là điều không hề dễ dàng. Vì vậy, chúng tôi chủ yếu triển khai đề tài trên cơ sở thống kê nguồn truyện của các dân tộc thiểu số đã được dịch sang tiếng phổ thông và truyện cổ của các nước đã được dịch sang tiếng Viêt.
    Theo những tiêu chí trên, dựa vào 103 tuyển tập truyện kể dân gian (trong đó có 32 tập truyện, tuyển tập của Việt Nam, 71 tập truyện, tuyển tập của các nước, châu lục), đến nay chúng tôi tập hợp được 512 truyện thuộc kiểu truyện con vật tinh ranh. Đây là tài liệu chính để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài.
     
Đang tải...