Báo Cáo Kiến Trúc Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kiến Trúc Việt Nam:Hồn dân tộc

    I: Văn Học và Nghệ Thuật - Kiến Trúc Phật Giáo

    Khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này không cho phép chúng tôi trở lại một cách chi tiết các thành quả và những nhận xét tường tận về đường nét và kỹ thuật ưu việt của kiến trúc tiền nhân nói chung, nhất là kiến trúc Việt Nam từ các triều đại Lý- Trần.

    Nhưng quan sát phớt qua một số các công trình xây cất đình làng- đền- chùa- thành ốc tiêu biểu mà mới đây vừa được khai quật tại khu Ba Đình (Hànội), ít nhất chúng ta cũng có thể nhận ra được rằng:

    Những đường nét thanh mà mạnh mẽ của mái cong của xây cất nói chung thời đó đã trải dài không những khắp vùng châu thổ sông Hồng mà xuống đến tận Huế, nói lên tính thuần nhất của các nghệ nhân xây dựng các công trình kiến trúc Vietnam trong mấy trăm năm, từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14. Nghĩa là ít nhất họ đã có chung một suy tư về đường nét riêng Việt, họ phải đồng một quan niệm về kỹ thuật và lề lối cấu trúc của những cơ sở xây cất ấy.

    Những điêu khắc trên các công trình cổ này còn để lại cho chúng ta một cách phong phú như cả kho tài liệu về phương thức sinh sống và nguồn gốc tinh thần dân ta vốn đã vững vàng từ thuở xa xưa thanh bình và loạn lạc: Vua và dân tuy hai mà bình đẳng là một, lòng người thảnh thơi, có nếp sống tao nhã, phép tắc rõ rệt và được minh thị. “Phép vua thua lệ làng”.

    Nói chung, các nghệ nhân kiến trúc thời đó đã được thừa hưởng và hấp thụ nhuần nhuyễn lẫn sâu xa nhiều hiểu biết của thế hệ ông cha, qua nhiều thế hệ, để kết tinh lại mà tạo dựng một lối kiến trúc riêng biệt. Chẳng hạn như Chùa Một Cột được xây dựng vào giữa thế kỷ 11. Các đền đài, chùa đình, miếu-nhà thờ họ thời đó dù bé nhỏ hơn nhiều so với cùng loại hiện diện ở các lãnh thổ khác trên thế giới, nhưng tất cả lại có cùng một sắc thái hòa hợp giữa nét thanh tao và dáng vẻ vững mạnh, phù hợp với hồn dân tộc và tinh thần Việt tộc đã được hun đúc từ hơn hai thiên niên kỷ các đời Vua Hùng, đã vượt qua hàng trên ngàn năm bị đô hộ từ dân phương Bắc, thể hiện ra những kiến trúc trong mấy trăm năm tái độc lập của các triều đại Lê- Lý- Trần.

    Nhưng sau đó, kể từ khi bị nhà Minh phương Bắc đô hộ, Việt Nam ta trải qua các triều đại kế tiếp của Hậu Lê và thời Trịnh –Nguyễn phân tranh, nhu cầu mở mang lãnh thổ về phương Nam đã phần nào làm nhạt nhòa đi bản sắc dân tộc và có lẽ cũng do tiếp thu vội vã văn minh văn hóa của dân phương Nam mà chưa đủ thời gian nhuần nhuyễn kết tinh, nét kiến trúc Việt đã nhường bước cho những vá víu từ kiến trúc Trung Hoa, Chăm Pa . Rồi một trăm năm bị Pháp đô hộ, kiến trúc tây phương ồ ạt sang xâm lấn. Và trong thời kỳ cuộc chiến Nam- Bắc, do sự tàn phá của thời chiến và một phần cũng phát xuất từ ý thức tự ti mặc cảm, giới trí thức giảm tự tin mà tha hóa dần đi và không kịp thời đóng đúng vai trò hướng dẫn xã hội linh động cho từng biến đổi; vì thế mỗi lúc một ít hẳn đi các xây dựng tiêu biểu cho kiến trúc Việt trên mọi miền đất nước.

    Trong một may mắn gần đây được dịp về công tác tại quê hương, tôi trông thấy tận mắt toàn là những xô bồ kiến trúc thời hậu chiến Việt (những cao ốc, chung cư mà kiến trúc cắp nhặt từ Âu-Á hào nhoáng nhưng rõ ràng rất luộm thuộm), và chung quanh là đủ mọi thiếu xót về nền móng các phương tiện căn bản như đường xá, cầu cống . Hệ quả là dân không đủ nơi trú ngụ tiêu chuẩn, từ nông thôn ra đến thị thành đều nặng nề những ô nhiễm môi trường vô cùng ảnh hưởng trực tiếp hằng ngày đến cuộc sống, cơ thể và tinh thần của dân chúng hiện nay. Mọi di tích cổ thì bị sơn quét một cách giả tạo, bôi bác. Nói chi đến sự hiện diện của một vài kiến trúc Việt tiêu biểu mới cũng rất là hiếm hoi trong vòng ba chục năm nay.

    Đã ba mươi năm, chiến tranh không còn trực tiếp xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, chúng ta chưa thấy một chút ánh sáng nào ló dạng về tinh thần kiến trúc Việt, chưa hề

    có được một đường hướng rõ rệt nào về kiến trúc sao cho phù hợp với nếp sinh hoạt

    cụ thể của dân cư ngụ trên đất nước quê hương.

    Ít ra cũng phải có một chút lưu tâm, chút ít cơ sở căn bản như các luật lệ –điều lệ, nếu không đủ mang nặng tính chất truyền thống Việt thì cũng đáp ứng cụ thể phần nào nếp sống tối thiểu cho dân cư.

    Theo thiển ý, các kế hoạch kiến trúc có nội dung chỉ đáp ứng chút ít tinh thần phục vụ thực tiễn cho dân cư cũng đã là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong toàn thể kiến trúc xây cất, khởi đầu cho một sắc thái kiến trúc Việt Nam mới, để khỏi hổ thẹn với tiền nhân ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...