Tiểu Luận Kiến trúc và những giá trị văn hóa lịch sử - tiền đề cho sự phát triển du lịch ở đền vua Đinh vua Lê

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Cố đô – mảnh đất được coi là địa linh nhân kiệt, nơi chứa đựng những tinh túy của trời đất, từ lâu là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học. Những đền đài, cung điện cùng những giá trị về văn hóa lịch sử luôn là điều thu hút đối với các nhà sử gia, kiến trúc sư và cũng có ảnh hưởng nhất định đối với khách du lịch. Biết tận dụng những đặc sắc trong kiến trúc và tận dụng những giá trị văn hóa lịch sử để phát triển du lịch là một việc làm khôn ngoan. Không những đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế mà nó còn mang lại cơ hội việc làm cho nhiều người, quảng bá địa danh và hướng tới bảo tồn cho các giá trị có một không hai ấy.
    Cố đô Hoa Lư được hình thành từ xa xưa. Đây là tài nguyên vật thể vẫn còn tồn tại ở tỉnh Ninh Bình. Nhắc đến cố đô Hoa Lư là một cách nói gián tiếp đến đền vua Đinh và vua Lê, vì đây là hai di tích chính trong quần thể cố đô Hoa Lư. Được phục dựng lại trong những năm 1600 - 1606 từ nguyên bản cũ của cung điện vua Đinh và vua Lê thế kỷ thứ X. Tuy mang đậm dấu ấn kiến trúc của thế kỷ XVII và XIX, nhưng đền vua Đinh và vua Lê lại có những đặc sắc trong kiến trúc riêng, thể hiện trên hoa văn, họa tiết. Không chỉ thế, hai ngôi đền còn chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử lớn lao, kết hợp cùng kiến trúc độc đáo chính là những tiền đề cho sự phát triển du lịch ở nơi đây.
    Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Kiến trúc và những giá trị văn hóa lịch sử - tiền đề cho sự phát triển du lịch ở đền vua Đinh vua Lê (Hoa Lư – Ninh Bình)” làm hướng nghiên cứu, qua đó mong muốn tìm hiểu sâu hơn những giá trị văn hóa, lịch sử và từ đó, có thể đưa ra một số kiến nghị nhằm khai thác tốt những giá trị đó trong phát triển du lịch.
    2. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài: “Kiến trúc và những giá trị văn hóa lịch sử - tiền đề cho sự phát triển du lịch ở đền vua Đinh vua Lê (Hoa Lư – Ninh Bình)” được nghiên cứu trên đối tượng chính là kiến trúc các giá trị văn hóa lịch sử của đền vua Đinh -vua Lê.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    - Về không gian nghiên cứu : đền vua Đinh và đền vua Lê (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình)
    - Về thời gian nghiên cứu: từ 15/3/2012 đến 10/5/2012
    4. Mục đích nghiên cứu
    - Tìm hiểu nét độc đáo trong kiến trúc cùng những giá trị văn hóa, lịch sử của đền vua Đinh, vua Lê.
    - Khẳng định được tiềm năng dựa trên kiến trúc và giá trị văn hóa lịch sử của hai ngôi đền. Đánh giá được thực trạng khai thác và phát triển du lịch của đền vua Đinh, vua Lê trong phát triển du lịch Ninh Bình.
    - Đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy du lịch ở nơi đây dựa vào kiến trúc và các giá trị văn hóa, lịch sử của đền vua Đinh vua Lê.
    5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    - Làm nổi bật được kiến trúc và các giá trị văn hóa, lịch sử của hai ngôi đền.
    - Đưa ra các giải pháp nhằm đưa các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc ấy vào khai thác du lịch, góp phần phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình. Song song với đó là đưa ra các định hướng nhằm khai thác du lịch một cách có quy hoạch và hiệu quả.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài được hoàn thành nhờ những phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây:
    - Phương pháp điền dã
    - Phương pháp quan sát, điều tra
    - Phương pháp phân tích, đánh giá
    - Phương pháp tổng hợp
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    7. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Cho đến nay, vấn đề nghiên cứu về đền vua Đinh và đền vua Lê có khá nhiều công trình. Tuy nhiên, đó chỉ là các công trình nghiên cứu về lịch sử, hoặc những dấu ấn riêng của hai đền. Đó là:
    - Đền vua Đinh vua Lê – những giá trị lịch sử và văn hóa (NXB Thế giới, 2011).
    - Cố đô Hoa Lư (Nguyễn Đăng Trò, NXB Văn hóa dân tộc).
    Cùng với rất nhiều bài báo và đánh giá của các chuyên gia, giúp có thêm rất nhiều hiểu biết về cả hai ngôi đền. Tuy nhiên, các công trình đã nghiên cứu chỉ đề cập tới từng chuyên đề riêng và từng ngành nghiên cứu riêng (mĩ thuật, khảo cổ ) mà chưa đi sâu nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch để lại khoảng đất trống cho những thế hệ nghiên cứu sau.
    8. Tính mới và giá trị thực tiễn của đề tài
    Đề tài :“Kiến trúc và những giá trị văn hóa lịch sử - tiền đề cho sự phát triển du lịch ở đền vua Đinh vua Lê (Hoa Lư – Ninh Bình)”, với tầm nghiên cứu nhỏ, đưa ra được các đặc trưng về kiến trúc, lịch sử, văn hóa tại hai ngôi đền, cùng với đánh giá tiềm năng du lịch tại hai ngôi đền này, phục vụ cho các nghiên cứu lớn đưa ra chiến lược khai thác du lịch tại hai ngôi đền.
    9. Bố cục đề tài
    Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, đề tài có cấu trúc gồm hai chương:
    Chương 1. Độc đáo trong kiến trúc và những giá trị văn hóa lịch sử của đền vua Đinh vua Lê
    Chương 2. Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch từ những tiền đề sẵn có
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Đền vua Đinh vua Lê – Những giá trị đặc sắc về lịch sử và văn hóa, NXB Thế giới, 2011.
    2. Đinh Trung Kiên, Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2004
    3. TS Trần Thị Mai (chủ biên), Giáo trình tổng quan du lịch, NXB Lao động xã hội, 2006.
    4. Huyền Trang dịch, Văn hóa nguyên thủy, tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật Hà Nội, 2001, tr.13.
    5. Trung tâm thông tin du lịch – Tổng cục du lịch, Non nước Việt Nam, 2010 – 2011.
    6. Nguyễn Đăng Trò, Cố đô Hoa Lư, NXB Văn hóa dân tộc.
    7. http://www.baomoi.com/Thang-3-ve-Truong-Yen-xem-hoi/137/8188411.epi (Đức Hiệp - Nguyễn Nga, tháng 3 về Trường Yên xem hội, tháng 3/2012)
    8. http://vi.wikipedia.org/wiki/Đền_Vua_Đinh_Tiên_Hoàng
    9. http://vi.wikipedia.org/wiki/Đền_Vua_Lê_Đại_Hành
    10. http://vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Đại_Hành
    11. http://vi.wikipedia.org/wiki/Đinh_Tiên_Hoàng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...