Báo Cáo Kiến trúc và lễ hội đền Sòng Sơn ở Thanh Hóa

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Kiến trúc và lễ hội đền Sòng Sơn ở Thanh Hóa


    A - Phần mở đầu
    1. Lí do chọn đề tài
    Trong xu thế chung của sự hợp tác phát triển hiện nay văn hóa ngày càng có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển một cách mạnh mẽ. Thực tế cho thấy vai trò ngày càng tăng của văn hóa đối với việc giải quyết các xung đột, tranh chấp.
    Là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á và là thành viên của ASEAN nên Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề văn hóa. Với đường lối ngoại giao “ củng cố tang cường quan hệ hứu nghị và hợp tác với các nước láng giềng”, trên cơ sở đường lối ngoại giao chung “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới vì hòa bình, độc lập và phát triển. Việt Nam đang tích cực hợp tác với các nước nhằm xây dựng các mối quan hệ hợp tác và phát triển góp phần giữ gìn nền văn hóa mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Đất nước ta hình thành trên cơ sở nền nông nghiệp lạc hậu, chịu ảnh hưởng cuả khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp. Bị các thế lực ngoại bang xâm chiếm, cảnh nội chiến phân tranh đã đẩy dân tộc đến chỗ bế tắc bị kìm hãm triền miên.
    Trước hòan cảnh bất thuận ấy người Việt cổ đã cùng các thế hệ kế tiếp đã có sự đấu tranh sinh tồn vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, sáng tạo ra nền văn hóa, văn minh riêng trong đó có tục thờ Mẫu.
    Vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình, trong cộng đồng và đặc biệt trong truyền thống của dân tộc Việt Nam luôn xứng đáng được ca ngợi, tôn vinh dù trong bất cứ thời đại nào từ thời tiền sử cho đến thời văn minh chúng ta đang sống.
    Để tưởng nhớ đến mẹ, người xưa đã lập ra điện Mẫu để thờ, sau này người ta thờ tứ Mẫu vì có thêm Mẫu Liễu Hạnh.
    Vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình, trong cộng đồng và đặc biệt trong truyền thống của dân tộc Việt Nam luôn xứng đáng được ca ngợi và tôn vinh dù trong bất cứ thời đại nào từ thời tiền sử cho đến thời văn minh hiện đại.
    Dân tộc ta từng có những huyền thoại rất đẹp về người mẹ: mẹ Âu Cơ đã sinh ra 100 người con từ trong bọc trứng, hình thành nên cộng đồng người Việt Nam máu đỏ, da vàng. Chúng ta luôn giành trọn sự tự hào đó cho người mẹ vĩ đại.
    Là một đất nước thiên về nông nghiệp nên Việt Nam luôn trọng người phụ nữ từ thời tiền sử cho đến ngày nay. Đền thờ mẹ/ Mẫu được lập ra ở khắp nơi từ Lạng Sơn về tớ Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa cho tới tận miền đồng bằng sông Cửu Long.
    Thanh Hóa là vùng đất địa đầu của bắc trung bộ, nơi được con người khai phá từ rất sớm cùng với sự hình thành của đất nước. Đây là vùng có nhiều chứng tích lịch sử, tất cả những nơi này đều được nhân dân lập đền thờ. Trong đó có một ngôi đền được coi là thiêng nhất xứ Thanh đó là đền Sòng Sơn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
    Với việc tìm hiểu, nghiên cứu đền Sòng Sơn thực sự có một ý nghĩa vô cùng to lớn, nó góp phần giới thiệu cho bạn bè trong nước và quốc tế biết thêm về tục thờ Mẫu của người Việt Nam,
    Với những lí do đó cộng với sự giúp đỡ của các thầy cô, tôi đã mạnh dạn chọ đề tài “Kiến trúc và lễ hội đền Sòng Sơn ở Thanh Hóa” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp của mình.

    2 .Lịch sử nghiện cứu vấn đề.
    Do tầm vóc của việc nghiên cứu về dạo Mẫu đã vượt ra khỏi phạm vi khuôn khổ đất nước, thu hút được sự chú ý của các học giả nhiều nước và có tác động không nhỏ đến diễn đàn hợp tác văn hóa nên ngày càng có nhiều người quan tâm nghiên cứu.
    Như đã nói ở trên việc tìm hiểu nghiên cứu về thờ đạo Mẫu ở nhiều nơi, trong đó có đền Sòng Sơn ở Thanh Hóa là một đề tài sâu rộng và phức tạp. Bởi vậy đã có nhiều tư liệu, bài viết nghiên cứu về đề tài đền Sòng Sơn . Có thể đơn cử một số bài viết của một số tác giả tiêu biểu như: Bài viết “ những tài liệu có liên quan đến đền Sòng Sơn ở Thanh Hóa của A Lagreze – công sứ Thanh Hóa. Bài đăng trên báo Revue Indochinoise số 3,4 tháng 3 năm 1922. Bài theo tường thuật của những bà đồng và tài liệu của Alfred Mẻỷad của Reve Indochinoise ILLustree 1928. Đền Sòng với huyền thoại Liễu Hạnh công chúa của Đặng Anh 2004, nhà xuất bản Thanh Hóa.Truyền kì tân phả của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm do nhà xuất bản giáo dục Hà Nội xuất bản 1962(bản dịch). Sách Vân cát thần nữ của Vũ Ngọc Khánh, Phạm Văn Ty do nhà xuất bản dân tộc Hà Nội phát hành năm 1990
    Vì vậy trong quá trình thực hiện đề tài này tôi có tiếp thu, chọn lọc và kế thừa những kết quả nghiên cứu của các học giả có liên quan đến đề tài này.

    3. Mục đích nghiên cứu.
    Trên cơ sở sưu tầm, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu một cách có hệ thống và khoa học, đề tài nhằm mục đích:
    Trình bày một cách có hệ thống, khái quát, chân thực, khách quan những hiểu biết của mình về kiến trúc và lễ hội Đền Sòng Sơn ở Thanh Hóa từ khi được xây dựng đến nay.

    4. Phạm vi nghiên cứu.
    4.1. Về thời gian.
    Đề tài nghiên cứu kiến trúc và lễ hội đền Sòng Sơn từ khi được thành lập cho tới nay.
    4.2. Về không gian.
    Đề tài tập chung nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến kiến trúc và lễ hội đền Sòng Sơn ở Thanh Hóa.

    5. Phương pháp nghiên cứu.

    Để thực hiện để tài này, tôi đã sử dụng 2 phương pháp cơ bản là:
    Phương pháp lịch sử
    Phương pháp logíc
    Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như:
    Phương pháp phân tích tổng hợp
    Phương pháp chọn lọc
    Phương pháp hệ thống hóa
    Phương pháp so sánh đối chiếu

    6. Cấu trúc đề tài.
    Ngoài phần mở đều, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm có 3 chương.
    Chương 1: Khái quát về đền Sòng Sơn ở Thanh Hóa và các tục thờ Mẫu của người Việt Nam
    Chương 2: Kiến trúc và lễ hội đền Sòng Sơn ở tỉnh Thanh Hóa
    Chương 3: Bảo tồn phát triển các giá trị của đền Sòng Sơn hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...