Báo Cáo Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Có thể nói rằng mười thế kỷ của thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên là cả một thời kỳ chuyển tiếp và định hình văn hoá quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á. Trên cơ sở những truyền thống của mình, song song với việc tiếp thu những ảnh hưởng của Ấn Độ, các nền văn hoá của các quốc gia cổ đại nơi đây đã hình thành và phát triển. Chính vì thế, cũng trong khoảng thời gian này Ấn Độ được coi là cội nguồn cảm hứng tôn giáo Balamon giáo và Phật giáo duy nhất đối với gần như cả khu vực Đông Nam Á. Cũng từ Ấn Độ, nghệ thuật tạo hình của các công trình tôn giáo này cũng được du nhập vào Đông Nam Á.

    Hơn nữa, tuy ra đời có trước có sau hoặc tồn tại có ngắn, có dài khác nhau, nhưng các quốc gia cổ đại đã để lại cho nền văn hoá của các quốc gia thời trung đại sau đó và cho hôm nay nhiều di sản vật thể và phi vật thể vô cùng quan trọng. Một trong những di sản đó là cả một truyền thống về nghệ thuật tạo hình hết sức độc đáo, mà nổi bật hơn cả là ở lĩnh vực nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc. Không ít những công trình kiến trúc, điêu khắc thời cổ đã trở thành những kiệt tác tạo hình của một số quốc gia Đông Nam Á hôm nay; có nhiều công trình kiến trúc đã được UNESCO công nhận và đưa vào danh sách các di sản văn hoá thế giới. Dưới đây là một bức tranh khái quát về những ảnh hưởng kiến trúc và điêu khắc của khu vực Đông Nam Á vừa mang tính bản địa đặc thù vừa thể hiện sự tiếp thu có tính chọn lọc cao của nghệ thuật tạo hình Ấn Độ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...