Tiểu Luận Kiến trúc máy tính

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Kiến trúc máy tính
    Information
    [TABLE]
    [TR]
    [TD="width: 5%"][/TD]
    [TD="width: 90%"]I .Lịch sử phát triển
    1 . Ổ đĩa cứng
    _Ổ cứng đầu tiên trên thế giới có là IBM 350 Disk File được chế tạo bởi Reynold Johnson ra mắt năm 1955 cùng máy tính IBM 350. Ổ cứng này có tới 50 tấm đĩa kích thước 24” với tổng dung lượng là 5 triệu kí tự.Một đầu từ có thể truy nhập tất cả các tấm đĩa khiến cho tốc độ truy nhập trung bình khá thấp.
    _ Thiết bị lưu trữ dữ liệu IBM 1301 ra mắt năm 1961 bắt đầu sử dụng mỗi đầu từ cho một mặt đĩa.
    _Ổ cứng đầu tiên có bộ phận lưu trữ tháo lắp được là ổ IBM 1311. Ổ này sử dụng đĩa IBM 1316 có dung lượng 2 triệu kí tự.
    _Năm 1973 ,IBM giới thiệu hệ thống đĩa 3340 “Winchester” , ổ đĩa đầu tiên sử dụng kĩ thuật lắp ráp đóng hộp (sealed head / disk assembly – HAD ).
    _Trước thập niên 1980 , hầu hết ổ đĩa cứng có các tấm đĩa cỡ 8” ( 20 cm ) hoặc 14 –inch ( 35 cm ). Đến năm 1980,Steagate Technology cho ra đời ổ đĩa ST 506 - ổ đĩa 5¼” đầu tiên có dung lượng 5 megabyte.
    _Cuối thập niên 1990 đã có những ổ đĩa cứng với dung lượng trên 1 gigabyte.
    _ Vào thời điểm đầu năm 2005 , ổ đĩa cứng có dung lượng khiêm tốn nhất cho máy tính để bàn còn được sản xuất có dung lượng lên tới 40 megabyte còn ổ đĩa lắp trong có dung lượng lớn nhất lên tới một nửa terabyte ( 500 gigabyte ),và những ổ đĩa lắp ngoài đạt xấp xỉ 1 terabyte .

    2 . Đĩa CD
    Các thiết bị lưu trữ quang rất thích hợp cho việc phát hành các sản phẩm văn hoá,sao lưu dữ liệu trên các hệ thống máy tính hiện nay.Ra đời vào năm 1978, đây là sản phẩm của sự hợp tác nghiên cứu giữa hai công ty Sony va Philips trong công nghiệp giải trí.Từ năm 1980 đến nay, công nghiệp đĩa quang phát triển mạnh trong cả 2 lĩnh vực giải trí và lưu trữ dữ liệu máy tính.
    Sau này người ta đã chế ra các đĩa quang “ thế hệ thứ 2 “ là WORM (Write Once Read Many – ghi một lần, đọc nhiều lần ). Thiết bị này cho phép người sử dụng tự mình ghi thông tin lên các đĩa quang, tuy nhiên sau khi đã tạo ra hốc ( pit ) rồi thì không thể thay đổi được nữa.
    Các đĩa quang “ thế hệ thứ 3 “ là các môi trường quang học có thể xoá được, chúng sử dụng công nghệ quang-từ ( magneto – optical ). Đĩa chất dẻo được phủ một lớp hợp kim này có tính chất đáng chú ý là ở nhiệt độ thấp chúng không nhạy cảm với từ trường, nhưng ở nhiệt độ cao cấu trúc phân tử của chúng sắp xếp lại theo từ trường tác động vào.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




     
Đang tải...