Chuyên Đề Kiến trúc mạng Adhoc di động MANET

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/7/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Với sự phát triển tiên tiến về hiệu năng trong công nghệ truyền thông vô tuyến và
    máy tính, việc truyền thông vô tuyến di động được mong đợi là sẽ được sử dụng và
    ứng dụng rộng rãi, trong đó liên quan nhiều đến việc sử dụng bộ giao thức IP. Kết nối
    mạng adhoc di động được thực hiện để cung cấp hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả
    trong thông tin di động vô tuyến bằng cách kết hợp các chức năng định tuyến vào các
    nốt di động. Các mạng như vậy thường có tính động, thay đổi với tốc độ cao, cấu
    hình mạng ngẫu nhiên nhiều chặng (multihop) bao gồm nhiều liên kết vô tuyến có
    băng tần giới hạn.
    Trong cộng đồng Internet, việc hỗ trợ định tuyến cho các host di động được thực
    hiện bằng công nghệ IP di động (mobile IP). Đây là công nghệ hỗ trợ chuyển mạng
    trong đó các host có thể được kết nối tới mạng Internet bởi nhiều phương tiện ngoài
    vùng địa chỉ cố định của nó. Host có thể được kết nối vật lý trực tiếp tới mạng cố
    định trên một phân mạng ngoài hoặc được kết nối qua một liên kết vô tuyến, đường
    dây dial-up . Để hỗ trợ tính di động này yêu cầu việc quản lý địa chỉ, các đặc tính
    tăng cường về hỗ trợ hoạt động giữa các giao thức, nhưng các chức năng mạng lõi
    như định tuyến từng chặng (hop-by-hop) vẫn dựa trên các giao thức định tuyến hiện
    có trong mạng cố định. Ngược lại, mục tiêu của kết nối mạng ad hoc di động là để
    mở rộng tính di động cho vùng mạng di động, vô tuyến tự trị, trong đó một nhóm các
    nốt có thể là các router và host được kết hợp với nhau để hình thành hạ tầng định
    tuyến mạng theo một thể thức đặc biệt của mạng adhoc.
    Mạng Adhoc di động (MANET) bao gồm các miền router kết nối lỏng với nhau.
    Một mạng MANET được đặc trưng bởi một hoặc nhiều giao diện mạng MANET, các
    giao diện được phân biệt bởi “khả năng tiếp cận không đối xứng” thay đổi theo thời
    gian của nó đối với các router lân cận. Các router này nhận dạng và duy trì một cấu
    trúc định tuyến giữa chúng. Các router có thể giao tiếp thông qua các kênh vô tuyến
    động với khả năng tiếp cận không đối xứng, có thể di động và có thể tham gia hoặc
    rời khỏi mạng bất kì thời điểm nào.
    Để giao tiếp với nhau, các nốt mạng adhoc cần cấu hình giao diện mạng của nó
    với địa chỉ địa phương có giá trị trong khu vực của mạng adhoc đó. Các nốt mạng
    adhoc có thể phải cấu hình các địa chỉ toàn cầu có thể được định tuyến, để giao tiếp
    với các thiết bị khác trên mạng Internet.
    Nhìn từ góc độ lớp IP, mạng MANET có vai trò như một mạng multi-hop lớp 3
    được tạo thành bởi các liên kết. Do vậy mỗi nốt mạng adhoc trong mạng MANET sẽ
    hoạt động như một router lớp 3 để cung cấp kết nối với các nốt khác trong mạng. Mỗi
    nốt adhoc duy trì các tuyến tới các nốt khác trong mạng MANET và các tuyến mạng
    tới các nốt đích ở ngoài mạng MANET đó. Nếu đã được kết nối với mạng Internet,
    các mạng MANET sẽ trở thành mạng rìa (edge network), nghĩa là biên giới của
    chúng được xác định bởi các router rìa (edge-router). Do bản chất của các liên kết tạo
    nên mạng MANET, các nốt adhoc trong mạng không chia sẻ truy nhập cho liên kết
    đơn báo hiệu đa điểm (multicast). Như vậy, trong mạng MANET không dự trữ hay
    dành riêng liên kết đa điểm multicast và liên kết quảng bá broadcast.
    Chuyên đề này đưa ra kiến trúc mạng MANET dưới quan điểm mạng IP và mạng
    Internet bao gồm động cơ ban đầu của mạng MANET và các đặc tính cũng như thử
    thách đối với mạng MANET. Chuyền đề cũng đưa ra định nghĩa mạng MANET, các
    thực thể khác và các khái niệm về kiến trúc mạng MANET.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...