Tiểu Luận Kiến trúc La Mã cổ đại

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Kiến trúc La Mã cổ đại
    Giới thiệu chung
    [TABLE="class: cms_table, align: left"]
    [TR]
    [TD="align: left"]Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người con người đã sáng tạo được những công trình mỹ thuật tuyệt vời. Từ những thời xa xưa đã để lại những công trình kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc, và những hình trang trí có giá trị nghệ thuật trờn cỏc đồ dùng hàng ngày và các công cụ sản xuất. Cái vốn quý bỏu đú của thế giới nói lên sức sáng tạo nghệ thuật của con người phục vụ cho đời sống. Những cái vốn đó, không nhưng cho ta thưởng thức cái hay cái đẹp mà cũn giỳp cho ta hiểu biết sự phát triển của một xã hội, của mỗi dân tộc trên trái đất.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Mỹ thuật cổ đại đã phát triển từ hơn 3000 năm trước công nguyên ở vùng Lưỡng Hà (I-Răc ngày nay) Ai Cập, rồi đến Hi Lạp (từ thế kỷ thứ 3 TCN đến khoảng đầu công nguyên) và La Mã (kéo dài trong năm trăm năm tiếp theo), đánh dấu giai đoạn cực thịnh trong lịch sử tiến hoá của nhân loại.
    Vào năm 753 TCN La Mã được thành lập, người ta cho rằng Rụ-muy-luyt (Rmulus) là hoàng đế đầu tiên của La Mã đồng thời là người sáng lập ra thành La Mã. Ngày nay ở La Mã vẫn còn bức tượng đồng diễn tả hai đứa bé đang bú một con chó sói rừng. Bức tượng này được coi là biểu tượng cho La Mã. Hai đứa bộ đó theo truyền thuyết là hai anh em Rờmỳt va Rụ-muy-luyt. Đó là hai cậu con trai sinh đôi của công chúa Rlea Silvca và thần chiến tranh Mas. Do không biết cha chúng la ai, nờn ông ngoại chỳng đó sai đem dỡm chỳng xuống sông Ti-bơ-rơ. Nhưng các thần linh đã cứu thoát hai đứa trẻ và nuôi nấng chúng bằng sữa chó sói. Sau đó chúng được một người chăn cừu nuôi nấng và đăt tên là Rô -muy - luyt và Rê - mut. Sau này, lớn lên, khi phát hiện ra nguồn gốc thần thánh của mình, hai anh em quyết định lập thành phố cho riêng mình. La Mã ra đời như thế. Từ một thành phố do các vua cai trị đến năm 509 TCN, La Mã nước cộng hoà. Sau đó đến năm 260 TCN La Mã trở thành một quốc gia mạnh mẽ. Năm 146 TCN La Mã trở thành đế quốc mạnh nhất Địa Trung Hải. Cũng vào thời điểm này La Mó đó chiếm Macedon và đưa Hi Lap vào quyền thống trị của mình. Họ là người mang đến cho La Mã nghệ thuật, văn chương,thần thoại, Người La Mã đã sao chép lại những tác phẩm nghệ thuật danh tiếng của Hi Lạp. Nhiêu nghệ si Rụ-ma vốn gốc người Hi Lạp hoặc đã được học ở Hi Lạp, ở các bậc thầy Hi Lạp. Nghệ thuật Hi Lạp đã ảnh hưởng lớn đến nghệ thuõt La Mã.
    Ảnh hưởng của nghệ thuật Hi Lạp đến La Mã bằng hai con đường, trực tiếp và gián tiếp. Con đường trực tiếp là khi xâm chiếm tất cả các nước xung quanh Địa Trung Hải để thành lập quốc gia La Mã vào đại thời cổ, giai cấp cầm quyền La Mó vụ cùng giàu có đã mời các nghệ sĩ Hi Lạp trở thành hạt nhân xây dựng nền nghệ thuật La Mã. Con đường gián tiếp vốn cũ của Etơ-suýt-cơ mà La Mã thừa kế, cũng chịu ảnh hưởng của thời cổ ngữ Hi Lạp. Bởi thế nên nghệ thuật La Mã liên quan mật thiết vơi nghệ thuõt Hi Lạp. Tuy nhiên vì tính chất xã hội của đế quốc La Mã khác với xã hội Hi Lạp, cho nên chiều hướng phát triển có những điểm khác nhau. Vô vàn của cải chiếm đoạt của cỏc dõn tộc bại trận vô số tù binh bị bắt làm nô lệ được đem về phục vụ giai cấp cầm quyền La Mã, sự giàu sang. Họ phải nghĩ đến việc kiến thiết cho việc ăn, ở, giải trí Môn nghệ thuật đăc biệt phát triển là kiến trúc, để trang hoàng cho đep thêm. Bởi thế kiến trúc là môn đặc sắc có nhiều sáng tạo nhất của nghệ thuật La Mã.
    Tuy ảnh hưởng của Hi Lạp vẫn thấy trong kiến trúc La Mã, nhưng đặc sắc của nó không ai chối cãi và những sáng tạo của La Mã còn tồn tại trong kiến trúc ngày nay. Sự sáng chế ra xi măng,dung gạch nung và vữa giúp cho kiến trúc sư La Mã xây dựng những công trình đồ sộ, mà với lối xõy đỏ theo Hi Lap không làm được. Với những vật liệu mới, trong tất cả các thể loại kiến trúc La Mã kiến trúc sư La Mã đều sử dụng vòm cuốn nhiều kiểu. Họ tỏ ra có biệt tài trong viờc xây dựng mái vòm với kỹ thuật điêu luyện. Điện vĩ nhân Pan - tê - ôn (Pantheon) là một ví dụ điển hình cho kỹ thuật xây mái vòm có lỗ thủng hình tròn, qua đó có thể thấy bầu trời lồng lộng bên ngoài. Nhờ cửa sổ tròn trên đỉnh mái vòm đó, trong lòng kiến trúc điện Pan - tê - ôn tràn đầy ánh sáng toả ra từ trên cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...