Luận Văn Kiến trúc hướng dịch vụ và ứng dụng (service-oriented-architecture)

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC HƯỚNG DỊCH VỤ (SERVICE-ORIENTED-ARCHITECTURE) 2

    1.1. Kiến trúc phần mềm hiện nay 2
    1.1.1. Một số kiến trúc phần mềm phân tán hiện nay 2
    1.1.2. Vấn đề phát sinh, nguyên nhân và giải pháp 3
    1.2. Kiến trúc hướng dịch vụ - SOA 5
    1.2.1. Khái niệm 5
    1.2.2. Nguyên lý SOA 7
    1.2.3. Tính chất của SOA 8
    1.2.4. Lợi ích của SOA 10
    1.2.5. Ưu nhược điểm của SOA 11
    CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM DỰA VÀO SOA 12
    2.1. Mô hình hoạt động và kiến trúc chi tiết của hệ thống 12
    2.1.1. Mô hình tổng thể của SOA 12
    2.1.2. Mô hình giao tiếp bằng thông điệp (message) trong SOA 13
    2.1.3. Kiến trúc phân tầng chi tiết 14
    2.2. SOA và ứng dụng Web Service 16
    2.2.1. Giới thiệu về Web service 16
    2.2.2. SOA và Web service trong vấn đề tích hợp hệ thống 16
    2.2.3. Cấu trúc và chi tiết các thành phần của Web service 18
    2.3. Qui trình xây dựng hệ thống SOA 26
    2.3.1. Thách thức khi xây dựng hệ thống 26
    2.3.2. Vòng đời của hệ thống 28
    2.3.3. Các pha cơ bản xây dựng hệ thống SOA 29
    2.3.4. Các chiến lược xây dựng hệ thống 31
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
    3.1. Chương trình demo 36
    3.1.1. Chức năng chính của chương trình: 36
    3.1.2. Xây dựng chương trình 36
    3.2. Đánh giá chương trình 41
    KẾT LUẬN 42
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
    MỞ ĐẦU

    Sự phát triển của Internet đã thúc đẩy nhu cầu cộng tác, làm việc qua mạng và sử dụng các dịch vụ trực tuyến dần trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Điều đó đòi hỏi các ứng dụng không chỉ là những hệ thống hoạt động đơn lẻ trên một máy trạm (máy client) và chịu phụ thuộc vào một nền tảng cố định nào nữa, mà chúng phải là những hệ thống linh động giúp người dùng làm việc “mọi lúc, mọi nơi”. Điều đó đã làm nhà phát triển phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề mới như làm sao tích hợp các thành phần phân tán lại với nhau; hay tái sử dụng những thành phần có sẵn; vấn đề triển khai và bảo trì đang là một vấn đề làm điên đầu các nhà phát triển.
    Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là phần mềm đang ngày càng trở nên phức tạp quá mức và dường như đang vượt khỏi khả năng kiểm soát của các mô hình phát triển hiện có. Nguyên nhân khiến cho hệ thống có độ phức tạp tăng cao là do sự xuất hiện của nhiều công nghệ mới tạo nên môi trường không đồng nhất, trong khi nhu cầu trao đổi, chia sẻ, tương tác giữa các hệ thống ngày càng tăng và không thể đáp ứng được trong môi trường như vậy. Cùng với đó là vấn đề lập trình dư thừa và không thể tái sử dụng gây tốn kém rất nhiều không những trong giai đoạn phát triển hệ thống mà trong cả vận hành bảo trì phần mềm. Giải pháp cho các vấn đề này là gì?
    “SOA” hay “Kiến trúc Hướng dịch vụ” là mô hình phần mềm không phải là mới, song đang rất phát triển hiện nay. Đây cũng được coi là giải pháp ưu việt cho các vấn đề đã đề cập ở trên. Kiến trúc này được phát triển từ đầu những năm 2000 đi đầu là IBM. Hiện nay SOA đang được ứng dụng rộng rãi với sự đầu tư nghiên cứu của rất các tập đoàn lớn như IBM, Oracle, SAP, Microsoft
    Vậy thật sự SOA là gì ? Nó có thật sự hoàn hảo? Làm thế nào để triển khai SOA? Các vấn đề của hệ thống SOA là gì ? Đó cũng chính là những câu hỏi mà đề tài sẽ nghiên cứu và trả lời.

    Thái Nguyên, năm 2010
    Nguyễn Thị Dung


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...