Tiểu Luận Kiến trúc đình làng đình bảng

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Giới thiệu đối tượng nghiên cứu

    1.1 Địa điểm[/B]

    Đình Bảng nằm trên vùng châu thổ sông Hồng. Trải dọc theo trục đường quốc lộ 1 A, cách Thủ đô Hà Nội 16 km về phía Bắc. Làng Đình Bảng là một xã, có mười lăm xóm họp lại thành một làng, cả làng thành một xã.

    Theo chiều dài lịch sử, Đình Bảng là một làng trù phú, kinh tế văn hoá phát triển, thuận lợi giao thông thủy và bộ. Nằm ở vị trí tiếp giáp, nối liền miền đồi núi Đông Bắc với đồng bằng phía Nam cho nên Đình Bảng là nơi hội tụ và đón nhận, ảnh hưởng cả phương Bắc, phương Nam, phía Đông và phía Tây. Đúng như nhận định của giáo sư Trần Quốc Vượng: "Đình Bảng không bao giờ là một trung tâm hành chính chính trị đế chịu sự đánh phá chà xát và xáo động, cùng di động dân như Cổ Loa cũng như nhận sự áp chế trực tiếp và đồng hoá nặng nề như vùng Luy Lâu. Nhưng Đình Bảng lại gần Cổ Loa cũng như gần Luy Lâu (hay phủ Từ Sơn ngay sau đó) để không bao giờ là một vùng quê hẻo lánh, xa xôi - Đình Bảng không bao giờ có thành nhưng bao giờ cũng có thị. Đó là một làng chợ, hương thị, xã thị (chứ không là thị xã). Đình Bảng và vùng chung quanh bao giờ cũng là vùng đất hướng ngoại, vùng mở, vùng giao lưu kinh tế văn hoá sống động và nãng động ,một vùng tiến bộ văn hoá -xã hội, vùng đan xen kinh tế điển hình" (Hội nghị chuyên đề về Vương Triều Lý 1-7- 1985).

    Đình Đình Bảng (xưa kia còn có tên nôm là đình Báng, do có cây Báng mọc thành rừng) nằm giữa một thiên nhiên đẹp, xung quanh có nhiều hồ ao là dấu tích của sông Tiêu Tương. Hiện nay đình thuộc làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. quyết định số 313/QĐ ngày 28/04/1962. Vùng địa linh này là quê hương Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ), người lập ra triều Lý và khai sáng kinh đô Thăng Long (năm 1010).

    Từ lâu, trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, mỗi khi nói về làng xã không ai quên nhắc tới ngôi đình làng, bởi đó là sự kết tinh trí tuệ, công sức, sự thịnh vượng của làng xã, niềm kiêu hãnh của làng xã, nơi chứng kiến và diễn ra các hoạt động lớn nhỏ của cả làng . là nơi các chàng trai, cô gái gửi gắm, bầy tỏ tâm tình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...