Luận Văn Kiến trúc bền vững từ cách tiếp cận thích ứng điều kiện khí hậu địa phương (Lấy vùng Hà Nội làm địa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ã Mở đầu
    Trước những vấn đề cấp bách toàn cầu có liên quan trực tiếp đến
    sự tồn tại của mỗi con người và sự cân bằng của hệ sinh thái trên trái
    đất, đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững (PTBV) là mục tiêu và
    trách nhiệm của tất cả các quốc gia. Trong xu thế đó, cộng đồng kiến
    trúc trên thế giới đã và đang có nhiều nỗ lực nhằm hướng tới các
    công trình kiến trúc đáp ứng các yêu cầu PTBV gọi tắt là kiến trúc
    bền vững (KTBV). Bên cạnh các nhiệm vụ mang tính cơ bản của
    kiến trúc, KTBV xem xét vấn đề về hiệu quả (có tính tích cực) và
    hậu quả (có tính tiêu cực) của mối quan hệ phức tạp giữa kiến trúc
    với môi trường tự nhiên và xã hội.
    Yêu cầu PTBV đòi hỏi sự xem xét và cân đối để đạt được hiệu
    quả bền vững tổng thể, không chỉ bền vững về mặt môi trường mà
    còn bền vững về kinh tế và xã hội. Do vậy, việc vận dụng quan điểm
    PTBV đối với thiết kế kiến trúc có những ảnh hưởng quan trọng từ
    cách đặt vấn đề cho đến phương pháp tiếp cận và biện pháp giải
    quyết trong toàn bộ quá trình tạo dựng kiến trúc và vận hành sử dụng
    công trình. Đây là một vấn đề mới thu hút sự quan tâm chú ý và được
    đề cập trong vòng chỉ hơn một thập kỷ trở lại đây, vì vậy chưa có
    những khái niệm hoàn chỉnh và đồng nhất về KTBV trong bối cảnh
    phát triển đương đại. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa KTBV là
    một loại hình kiến trúc mới. Kiến trúc bền vững kế thừa và phát triển
    kinh nghiệm các giai đoạn phát triển kiến trúc trên quan điểm PTBV.
    Về mặt thuật ngữ, “sustainable development” được dịch ra tiếng
    Việt là phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong tiếng Việt tính từ “bền
    vững” có nghĩa là: vững chắc và bền lâu. Do đó đối với lĩnh vực kiến
    2
    trúc có thể có những cách hiểu khác nhau khi sử dụng tính từ bền
    vững. Trong toàn bộ nghiên cứu này, cụm từ “kiến trúc bền vững”
    được sử dụng với ý nghĩa là kiến trúc đáp ứng yêu cầu phát triển bền
    vững, tương đương với “sustainable architecture” trong tiếng Anh.
    Do quan niệm KTBV được đề cập trong bối cảnh phát triển đặc
    thù của các nước phương Tây, vì vậy khi áp dụng vào điều kiện cụ thể
    của Việt Nam, cần đúc rút được các bài học kinh nghiệm tích cực cũng
    như thấy được những tồn tại để áp dụng cho phù hợp với truyền thống
    văn hóa ứng xử của phương Đông. ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều
    các nghiên cứu tiệm cận đến KTBV theo các hướng tiếp cận khác
    nhau, nhưng trên thực tế do sự nhận thức chưa đầy đủ về KTBV đã dẫn
    đến những cách làm còn chưa triệt để, thiếu tính bền vững.
    Trong xu thế chung trên thế giới và trước các yêu cầu của kiến
    trúc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để nghiên cứu phương
    thức đáp ứng yêu cầu PTBV phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt
    Nam, nghiên cứu lý luận KTBV với đề tài “Kiến trúc bền vững từ
    cách tiếp cận thích ứng điều kiện khí hậu địa phương – Lấy vùng Hà
    Nội làm địa bàn nghiên cứu” tập trung vào 03 mục tiêu nghiên cứu
    sau:
    1- Xây dựng quan niệm toàn diện về KTBV thích hợp với điều
    kiện Việt Nam hiện nay.
    2- Xây dựng các nguyên tắc chung và các tiêu chí thiết kế với điều
    kiện khí hậu địa phương (với vùng Hà Nội là địa bàn nghiên cứu).
    3- Xây dựng các nhóm giải pháp thiết kế mang tính chiến lược
    KTBV thích ứng điều kiện khí hậu vùng Hà Nội.
    Trong khuôn khổ đề tài, vùng Hà Nội là toàn bộ các khu vực tại
    Hà Nội và lân cận Hà Nội, nằm trong tiểu vùng khí hậu AIII.1 (theo
    phân vùng khí hậu quy định tại TCVN 4088-85).
    3
    ã Đóng góp mới của luận án
    Các kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khoa học và thực
    tiễn như sau:
    - Đề xuất quan điểm khoa học về KTBV với ba mặt tác động về
    môi trường, văn hóa xã hội và kinh tế kỹ thuật, phù hợp với đặc thù
    của Việt Nam. Hệ thống hoá các yếu tố KTBV, đưa ra 03 nhóm vấn
    đề cần đáp ứng của KTBV thích ứng điều kiện khí hậu địa phương.
    - Đề xuất 05 nguyên tắc chung KTBV là những yêu cầu bắt buộc
    và 10 tiêu chí thiết kế KTBV thích ứng điều kiện khí hậu địa phương
    là những cơ sở so sánh để quyết định lựa chọn giải pháp thiết kế.
    - Đề xuất 04 nhóm giải pháp mang tính đinh hướng thiết kế là
    những hướng dẫn thiết kế khi đi vào từng trường hợp cụ thể.
    - Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo đồng
    thời có thể áp dụng trong công tác đào tạo kiến trúc sư, trong công
    tác tư vấn thiết kế kiến trúc và trong việc xây dựng cơ sở để ban hành
    các hướng dẫn, quy định quản lý nhà nước về định hướng và xây
    dựng KTBV thích ứng điều kiện khí hậu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...