Luận Văn Kiện toàn tổ chức Thanh tra Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kiện toàn tổ chức Thanh tra Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam
    Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước, hoạt động thanh tra luôn gắn liền với chủ thể quản lý, vì vậy, hình thức nhà nước nào – hình thái xã hội nào cũng cần đến hoạt động thanh tra. Ở Việt Nam ngay từ thời kỳ phong kiến (các triều đại Lý, Trần, Lê) có cơ quan gọi là “Ngự sử đài” (chức danh này tương đương Tổng thanh tra ngày nay) có nhiệm vụ giúp Vua trong việc xem xét, trình tấu những công việc hệ thống, có quyền can gián Vua và đối với những nghĩa sĩ trung thực, dám nói thẳng, nói thật mới được phong hàm “Gián nghị đại phu” (có thể hiểu giống như ngạch Thanh tra viên hiện nay).
    Từ Hiến pháp năm 1946 với khái niệm “Ban kiểm soát” của Ban Thường vụ Nghị viện để kiểm soát, phê bình Chính phủ đến Sắc lệnh số 64/SL thành lập “Ban Thanh tra đặc biệt” của Chính phủ; việc ghi nhận trong Hiến pháp năm 1959 (Điều 76), Hiến pháp 1980 (Điều 107, 110), Hiến pháp năm 1992 (Điều 112, 115, 116. 124) và Pháp lệnh thanh tra năm 1990, Luật Thanh tra năm 2004, Luật Thanh tra năm 2010 là quá trình đúc kết kinh nghiệm và dần tiến tới hoàn chỉnh khái niệm thanh tra.
    Đặc điểm của thanh tra là gắn liền với quản lý nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước, độc lập, tuân theo pháp luật. Căn cứ vào phạm vi hoạt động thanh tra có thể hiểu một khái niệm: Thanh tra là một dạng hoạt động, là một chức năng của quản lý nhà nước được thực hiện bởi chủ thể quản lý có thẩm quyền, nhân danh quyền lực nhà nước nhằm tác động đến đối tượng quản lý trên cơ sở xem xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
    Kết cấu đề tài:
    Chương I: Những vấn đề lý luận về thanh tra và thanh tra chuyên ngành
    Chương II: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam
    Chương III: Giải pháp tổ chức Thanh tra Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam
     
Đang tải...