Thạc Sĩ Kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
    Định dạng file word


    Mở đầu
    Chương 1: Hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn Nước cộng
    hoà dân chủ nhân dân lào
    1.1. Một số nhận thức chung về hệ thống chính trị
    1.2. Hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn
    Chương 2: Thực trạng hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn
    2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Viêng Chăn
    2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn
    hiện nay
    2.3. Đánh giá chung về hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn
    Chương 3: Một số giải pháp kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh
    viêng chăn trong giai đoạn hiện nay
    3.1. Một số quan điểm chung về việc kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở
    3.2. Một số giải pháp kiện toàn hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn
    3.3. Một số kiến nghị
    Kết luận
    danh mục các công trình đã công bố của tác giả
    Danh mục tài liệu tham khảo


    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Lịch sử xã hội loài người cho thấy, từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, có
    Đảng cầm quyền, bất cứ Đảng nào cầm quyền cũng đều phải xây dựng hệ thống chính
    trị để thực hiện quyền lực chính trị của mình.
    Hệ thống chính trị Xã hội chủ nghĩa là một hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội
    trụ cột của nền chính trị xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Thông qua hệ
    thống chính trị, nhân dân lao động thực thi quyền lực của mình trong xã hội. Nền dân
    chủ xã hội chủ nghĩa là một nền dân chủ thực sự cho quần chúng lao động rộng rãi, thực
    hiện quyền bầu cử phổ thông, trực tiếp, bình đẳng. Tất cả mọi công dân không phân biệt
    giới tính, giai cấp, dân tộc, tôn giáo đều được quyền tham gia bình đẳng vào đời sống
    chính trị, vào quản lý nhà nước. Cơ sở kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sở
    hữu xã hội về tư liệu sản xuất.
    Hệ thống chính trị Tư bản chủ nghĩa khác so với hệ thống chính trị Xã hội chủ
    nghĩa ở chỗ, trong xã hội tư bản, quyền lực chỉ thuộc về một nhóm người, nền dân chủ
    thực chất là một hình thức thống trị giai cấp. Giai cấp tư sản quan tâm đến dân chủ như
    một thủ đoạn thống trị chính trị của mình, đề ra hiến pháp, lập ra nghị viện và những cơ
    quan đại diện khác thực hành quyền bầu cử phổ thông và những nguyên tắc tự do chính
    trị một cách hình thức dưới áp lực của quần chúng nhân dân. Thực chất, đó là một nền
    dân chủ cắt xén, làm tê liệt quyền làm chủ của nhân dân lao động và làm cho quần
    chúng nhân dân không thể tham gia vào đời sống chính trị. Cơ sở kinh tế của nền dân
    chủ tư bản chủ nghĩa là sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, bóc lột lao động làm thuê và
    chiếm đoạt giá trị thặng dư.
    Hiện nay, trên bình diện thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại
    sau chính biến và sự thay đổi thể chế chính trị ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu. Sự thất bại
    của Chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và các nước Đông Âu cho thấy những khiếm khuyết,
    yếu kém tồn tại trong lòng các nước ấy, chứ không có nghĩa là lý thuyết về chủ nghĩa xã
    hội của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin hoàn toàn phá sản. Sự tồn tại một cách đầy tự
    tin và vững mạnh của một số nước Xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, Lào,
    Triều Tiên, Cu Ba trong bối cảnh thế giới đầy thách thức hiện nay là một minh chứng
    cho sức sống của lý thuyết vĩ đại đó.
    Tuy nhiên, các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay như Trung Quốc, Việt Nam, Lào
    đang phải nỗ lực vượt qua những hạn chế, khiếm khuyết, thậm chí cả những sai lầm đã
    từng mắc phải để chứng minh cho tính hợp lý, tính tất yếu của sự lựa chọn chủ nghĩa xã
    hội trong logic lịch sử - tự nhiên của tiến trình phát triển loài người, đúng như dự báo
    của V.Lênin, sớm muộn, trước sau thì các dân tộc đều sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.
    Trong bối cảnh chính trị - xã hội phức tạp trên thế giới hiện nay, các nước xã hội
    chủ nghĩa cũng cần tiến hành đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị. Thực chất của
    việc đổi mới hệ thống chính trị là thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa để cho nhân dân
    thấy mình thực sự làm chủ. Việc cải cách hệ thống chính trị luôn là một đòi hỏi cấp thiết
    để đảm bảo cho những cải cách kinh tế thành công. Tuy nhiên, cải cách chính trị là một
    lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm nên cần phải có những bước đi thận trọng và phù hợp với
    cải cách kinh tế, nếu để xảy ra sai lầm thì hậu quả sẽ khôn lường.
    Riêng nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, hệ thống chính trị nói chung và hệ
    thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn nói riêng đang ngày một được củng cố, hoàn
    thiện từng bước để thực thi nền dân chủ nhân dân, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân
    dân, nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
    nghĩa.
    Sau hơn 34 năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội, hệ thống chính trị nước Cộng hoà
    dân chủ nhân dân Lào, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng và Nhà nước
    Lào đã có khả năng dẫn dắt dân tộc Lào vượt qua những thách thức, khó khăn dành
    được nhiều thành tựu to lớn.
    Đi đôi với những thành quả thu được, hệ thống chính trị của nước Cộng hoà dân
    chủ nhân dân Lào vẫn còn nhiều khiếm khuyết. So với yêu cầu thực tiễn, năng lực và
    hiệu quả lãnh đạo của đảng, hiệu quả quản lý và điều hành của nhà nước, hiệu quả hoạt
    động của các đoàn thể chính trị-xã hội như Mặt trận xây dựng Tổ quốc, Đoàn thanh
    niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở chưa
    tiến kịp với đòi hỏi của tình hình thực tiễn. Đội ngũ cán bộ thiếu tri thức vẫn chưa khắc
    phục được tình trạng "công chức hoá". Nghiêm trọng hơn, một bộ phận cán bộ trong hệ
    thống chính trị cấp cơ sở thoái hoá về phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống, mất
    niềm tin vào chế độ, vào con đường xã hội chủ nghĩa. Thêm nữa, nhận thức của người
    dân về dân chủ, về quyền dân chủ còn hạn chế do thói quen, tập quán phép, do tâm lý
    tiểu nông và sự ràng buộc bởi lệ làng-bản
    Những yếu kém trên đây đã dẫn đến tình trạng vi phạm quyền làm chủ thực sự
    của nhân dân, làm mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền, vào đảng, nhà nước
    Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng
    Chăn, chỉ ra những khiếm khuyết, đề xuất những giải pháp khắc phục để từng bước đổi
    mới, kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở (tỉnh) là một vấn đề hết sức quan trọng, thiết
    thực, đáp ứng yêu cầu cấp bách cả về lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng
    chủ nghĩa xã hội ở Lào hiện nay.
    Với những lý do trên, tôi chọn đề tài " Kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh
    Viêng Chăn, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay " làm đề tài luận văn thạc sĩ
    triết học - chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học - của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng
    chủ nghĩa xã hội được trình bày tập trung trong các tác phẩm: Những nguyên lý của chủ
    nghĩa Cộng sản, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (C.Mác và Ph.Ăngghen), Tư bản, Phê
    phán cương lĩnh Gôta (C.Mác), Chống Đuy-Rinh (Ph, Ăngghen), Sự phát triển của chủ
    nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học, Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức, Nguồn gốc
    của gia đình của chế độ tư hữu và của Nhà nước (Ph. Ăngghen), Nhà nước và Cách
    mạng, Nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết, Làm gì? Chủ nghĩa xã hội và tôn
    giáo, Hai sách lược của Đảng xã hội - dân chủ trong cuộc cách mạng dân chủ, Những
    nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết, Kinh tế và chính trị trong thời kỳ chuyên
    chính vô sản (V.I.Lênin) . Trong các tập chuyên khảo này, các ông đã trình bày khái
    niệm về cái gọi là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, những đặc trưng của các xã hội ấy
    và chứng minh tính tất yếu của xu thế phát triển xã hội loài người là sự thay thế xã hội
    tư bản chủ nghĩa bằng xã hội xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cũng có thể tìm thấy những
    cương lĩnh cải tạo đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, bài học về sự lãnh đạo của
    Đảng - nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bài học
    về đại đoàn kết dân tộc, quốc tế, bài học về thái độ đối với nông dân, bài học về dân chủ
    hoá đời sống xã hội trong các tác phẩm ấy.
    Tuy nhiên, các tác giả kinh điển không hề đề ra một con đường cụ thể, bất di bất
    dịch để xây dựng chủ nghĩa xã hội mà mọi người, mọi dân tộc phải nhất nhất tuân theo
    ở mọi nơi, mọi lúc. Do vậy, lý thuyết xây dựng chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác -Lênin đã được các nhà lãnh đạo cách mạng như Hồ Chí Minh (Việt Nam), Đặng Tiểu
    Bình, Mao Trạch Đông (Trung Quốc), Kay Son Phom Vi Han (Lào) vận dụng một cách
    linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của dân tộc mình. Trong các tác phẩm của
    mình, các ông đã bổ sung những cơ sở lịch sử cho lý thuyết của Mác - Lênin bằng kinh
    nghiệm học Đông phương.
    Một số các luận văn, luận án cũng đã đi vào tìm hiểu về vai trò và vị trí của hệ
    thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền dân chủ như: Nghiên cứu về vai trò
    của giai cấp công nhân trong chế độ dân chủ nhân dân tiến tới mục tiêu xây dựng
    XHCN ở Lào (Vẻn Thong Luông Vi Lay – luận án tiến sĩ, Hà Nội 2005); Đảng nhân
    dân cách mạng Lào lãnh đạo hệ thống chính trị trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ( Vi
    Súc Phôn Phi Thắc - luận án Tiến sĩ triết học, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh);
    Đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị các xã
    các tỉnh khu vực Nam bộ (Lê Hanh Thông – luận án tiến sĩ, Hà Nội 2003); Vai trò của
    Nhà nước đối với việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân ở Việt Nam hiện nay
    (Trần Thị Băng Thanh – luận án tiến sĩ, Hà Nội 2002); Hệ thống chính trị vùng dân tộc
    thiểu số người Chăm (Nguyễn Đức Ngọc – Luận văn thạc sĩ, Hà nội năm 2003); Kiện
    toàn hệ thống chính trị ở xã nhằm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân vùng đồng
    bằng sông Hồng hiện nay (Nguyễn Dương Hùng – luận án tiến sĩ, Hà Nội 2008) . Tuy
    nhiên, trong các luận án, luận văn này, các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu về vai trò của
    hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc phát huy tinh thần dân chủ của nhân dân, về
    những yếu kém của hệ thống chính trị cấp cơ sở, từ đó đề ra một số những kiến nghị,
    giải pháp cho việc củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở Lào hiện nay.
    Để tham khảo những kinh nghiệm của Việt Nam trong cách giải quyết các vấn đề
    về cải cách hệ thống chính trị, luận văn đã từng tham khảo và tìm đọc các công trình
    khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài trên của các nhà khoa học Việt Nam như: Hệ
    thống chính trị cơ sở nông thôn ở nước ta hiện nay (Hoàng Chí Bảo, nhà xuất bản chính
    trị quốc gia Hà Nội 2004); Hệ thống chính trị cơ sở. Thực trạng và một số giải pháp đổi
    mới (Bộ Nội vụ nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội 2004); Góp bàn về hệ thống
    chính trị cơ sở vùng dân tộc Khơ-me đồng bằng sông Cửu Long (Trịnh Quốc Tuấn -Tạp chí lịch sử Đảng số 8/2003); Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh-nền
    tảng tư tưởng của chúng ta; Đổi mới hệ thống chính trị vùng miền núi phái Bắc
    (Nguyễn Quốc Phẩm, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2004), Chủ nghĩa MácLênin về bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng (Nguyễn Văn Oánh - tạp
    chí lịch sử Đảng 2007); Về dân chủ Tư sản và dân chủ XHCN; Tư tưởng của Lênin về
    phát triển từ dân chủ tư sản đến dân chủ xã hội chủ nghĩa (Đỗ Thị Thạch – Thông tin
    Chủ nghĩa xã hội lý luận và thực tiễn số 6/2005, tạp chí lý luận chính trị số 4/2007); Một
    số vấn đề chính trị, xã hội từ quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực
    (Nguyễn An Ninh - thông tin Chủ nghĩa xã hội lý luận và thực tiễn Hà Nội 2006) .
    Nhiều bài báo, bài viết trong các tập chuyên khảo về vấn đề con đường đi lên chủ
    nghĩa xã hội ở Việt Nam, tính tất yếu và cần thiết của sự cải cách hệ thống chính trị
    cũng được tác giả luận văn tham khảo như Chủ nghĩa xã hội từ lý luận đến thực tiễn,
    những bài học kinh nghiệm (Lê Hữu Tầng, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội
    2003), Chủ nghĩa Mác-Lênin và công cuộc đổi mới ở Việt Nam (Đặng Hữu Toàn, nhà
    xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2002), Văn kiện Đại hội X của Đảng cộng sản Việt
    Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Phạm Văn Đức và Đặng Hữu Toàn đồng chủ
    biên, nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội 2008), Những vấn đề lý luận đặt ra từ các
    văn kiện Đại hội IX của Đảng (Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên, nhà xuất bản chính trị
    quốc gia Hà Nội 2002), Toàn cầu hoá trong bối cảnh châu A - Thái bình dương, một số
    vấn đề triết học (Phạm văn Đức chủ biên, nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội 2007) .


    Danh mục tài liệu tham khảo
    1.
    2.
    Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào ( ), Tư tưởng của
    Chủ tịch Kay Sỏn Phôm Vi Hản, Xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân
    dân theo con đường chủ nghĩa xã hội.
    PGS.PGS Nguyễn Đức Bách, PTS Lê Văn Yên, Nhị Lê (1998), Một số vấn đề về
    định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
    3. Hoàng Chí Bảo ( ), Hệ thống chính trị cơ sở nông thôn ở nước ta hiện nay Hệ
    thống chính trị cơ sở. Thực trạng và một số giải pháp đổi mới, Bộ Nội vụ.
    4.
    5.
    6.
    7.
    8.
    9.
    GS.TS Hoàng Chí Bảo (chủ biên) (2005), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn
    nước ta hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
    Bộ Nội vụ - Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước (2004), Hệ thống chính
    trị cơ sở thực trạng và một số giải pháp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
    Nội.
    Nguyễn Trọng Chuẩn, Đặng Hữu Toàn (chủ biên) (2000), Sức sống của một tác
    phẩm triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên) (2002), Những vấn đề lý luận đặt ra từ các văn kiện
    Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2006), Nghị quyết Đại
    hội tổ chức Trung ương toàn quốc lần thứ VIII.
    Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1996), Đại hội lần thứ VI năm 1996.
    10. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1997), Tiểu lịch sử Đảng Nhân dân cách mạng
    Lào 1997.
    11. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2001), Đại hội lần thứ VII năm 2001.
    12. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2006), Đại hội lần thứ VIII năm 2006.
    13. Phạm Văn Đức (chủ biên) (2007), Toàn cầu hoá trong bối cảnh châu A-Thái bình
    dương, một số vấn đề triết học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    14. Phạm Văn Đức và Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên) (2008), Văn kiện Đại hội X
    của Đảng cộng sản Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa
    học Xã hội, Hà Nội.
    15. Vũ Minh Giang (chủ nhiệm đề tài) (1995), Hệ thống chính trị Việt Nam quá trình
    xây dựng và đánh giá thực trạng, Báo cáo tómtắt kết quả nghiên cứu.
    16. Nguyễn Đức Hạt (chủ biên) (2007), Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ trong
    hệ thống chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Triết học phần 3 các chuyên đề
    triết học Mác - Lênin, (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không
    thuộc chuyên ngành triết học), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
    18. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Giáo trình chủ
    nghĩa xã hội khoa học (Hệ cao cấp lý luận chính trị), Nxb Lý luận chính trị,
    Hà Nội.
    19. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các
    lãnh tụ của Đảng (2008), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Hệ cao cấp lý luận
    chính trị), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
    20. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Khoa học Xã hội
    Việt Nam (2008), 160 năm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848-2008),
    Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
    21. Nguyễn Dương Hùng (2008), Kiện toàn hệ thống chính trị ở xã nhằm thực hiện
    quyền làm chủ của nhân dân vùng đồng bằng sông hồng hiện nay, Luận án
    Tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
    Nội.
    22. GS.TS Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2007), Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ,
    Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
    23. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 33, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    24. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 36, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    25. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    26. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 39, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
     
Đang tải...