Tài liệu Kiến thức xã hội

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KIẾN THỨC XÃ HỘI
    C. George Boeree
    Nguyễn Hồng Trang
    KIẾN THỨC
    Rõ ràng rằng trong bất kỳ phần bản năng nào mà con người có thì kiến thức làmột phần nổi bật. Không phải chúng ta học tập nhiều hơn hầu hết các loài độngvật mà chúng ta thể hiện nó theo nhiều cách thức khác nhau!
    Dạng thức đơn giản nhất của việc học tập mà chúng ta chia sẻ với tất cả cácloài động vật có thể được gọi là môi trường: Dựa vào kiến thức và sự hiểu biếthiện thời của mình, bạn dự đoán được một số điều nhất định hay hành động theomột cách thức nào đó -- nhưng thế giới không phải lúc nào cũng đáp ứng những kỳvọng của bạn. Bởi thế sau những dự đoán và hành động khác nhau, bạn thích nghi,xây dựng sự hiểu biết mới, tiếp thu những kiến thức mới. Điều này thường gọi làphản xạ có điều kiện hay sự phản hồi.
    Đối với một loài vật có tính xã hội, nhiều phản xạ có điều kiện hay sự phảnhồi học được từ các thành viên khác -- nó là những phản xạ có điều kiện hayphải hồi xã hội, phần thưởng và sự trừng phạt. Vậy, thay vì biết rằng không nênchạy băng qua phố để khỏi bị người khác cán phải, bạn cần biết rằng bạn sẽ bịphạt khi chạy băng qua đường. (Điều này còn hiệu quả hơn nếu bạn bị phạt trướckhi bạn thực sự làm bất cứ việc gì, có nghĩa là bị phạt ngay khi bạn đang suynghĩ về nó. Một số nhà tâm lý học cho rằng đây là nguồn gốc của lương tâm!)Hoặc, thay vì học về những vai trò giới tính một cách tình cờ, bạn được uốn nắnnhẹ nhàng bởi những biểu hiện tán đồng mang tính xã hội: Em thật xinh đẹp hoặc Đây là người đàn ông bé nhỏ của tôi!
    Một khả năng phổ biến khác ở những loài vật có tính xã hội đó là khả nănghọc thông qua việc quan sát các thành viên khác. Ví dụ, cách học gián tiếp: Nếunhìn thấy người bạn bị đau hay làm tốt một công việc nào đó, bị trừng phạt hayđược thưởng v v, đối với một số hành động, bạn có thể đồng cảm vớingười bạn này và học được từ đó.
    Thậm chí, còn có một khả năng quan trọng hơn gọi là khả năng bắt chước (haytheo gương). Chúng ta không chỉ biết được hậu quả của các hành vi khi quan sátngười khác (giống như cách học gián tiếp), mà chúng ta còn học được từ chínhcác hành vi này!
    Đối với một loài động vật xã hội có ngôn ngữ, kiến thức xã hội thậm chí cóthể được đúc kết nhiều hơn từ phản hồi môi trường tức thì. Ví dụ, chúng ta cóthể học được từ cách thức cảnh báo, giới thiệu, từ những mối đe doạ và triểnvọng. Thậm chí những loài sinh vật không có ngôn ngữ có thể trao đổi những điềunày (thông qua tiếng gầm, tiếng gừ, tiếng rít và những thứ tương tự). Nhưngngôn ngữ biến nó thành loại hình nghệ thuật.
    Và cuối cùng, chúng ta có thể học từ việc mô tả hành vi, chúng ta có thểbắt chước như thể chúng ta đã quan sát những hành vi đó. Điều nàythường được gọi là kiến thức biểu tượng. Hơn nữa, chúng ta có thể học toàn bộnhóm hành vi, suy nghĩ, và cảm giác chẳng hạn như lòng tin, các hệ thống lòngtin, quan điểm và giá trị. Thật kỳ lạ, chúng ta nói về phản xạ có điều kiện vàsự bắt chước trong tâm lý học trong khi chúng ta dành quá nhiều thời gian cuộcsống ở trường -- điều này liên quan tới kiến thức biểu tượng!
    Văn hóa
    Văn hóa là cách thức suy nghĩ, cảm nhận, và tin tưởng. Nó là một tậphợp kiến thức được lưu trữ (trong trí nhớ . sách vở, và các đối tượng) để sửdụng trong tương lai. (Clyde Kluckhohn, Tấm Gương Cho Con Người,trang 28.)
    Vì vậy chúng ta có thể tiếp thu văn hoá. Nhưng như chúng ta đã thấy, ít ralà ở con người, kiến thức nhiều hơn rất nhiều những phản xạ có điều kiện. Do đósẽ chính xác hơn khi chúng ta suy nghĩ về nó giống như sự thẩm thấu của thếgiới -- đặc biệt là thế giới xã hội -- xung quanh bạn. Điều này làm cho ảnhhưởng của văn hoá nhiều hơn đáng kể nếu không muốn nói là chủ yếu hơn so vớiảnh hưởng của di truyền.
    Vì lý do này mà rất nhiều nhà tâm lý học, xã hội học, nhân loại học và nhữngngười khác rất thận trọng trước những lý giải của những nhà sinh học xã hội:với mỗi lý giải mang tính sinh học xã hội, chúng ta có thể tìm ra một lý giảimang tính văn hoá. Sau tất cả, văn hoá cũng hoạt động bởi những nguyên tắcgiống như tiến hoá.
    Có rất nhiều cách thức khác nhau để thực hiện một công việc, nhưng trong bốicảnh của môi trường tự nhiên và văn hoá cụ thể nào đó thì có một số cách thứcthực hiện công việc có hiệu quả hơn các cách thức khác. Và những cách thức nàycó thể được truyền từ thế thế hệ này sang thế hệ thông qua học tập.
    Bây giờ, văn hoá cần phải thực hiện được những điều nhất định nếu chúng muốntồn tại. Chúng phải đảm bảo việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, vídụ, chúng có thể phải liên quan tới việc học tập tất cả các dạng hành vi mangtính gây hấn, giống như trong các lý giải sinh học xã hội. Và chúng phải đảmbảo mức độ hợp tác, điều này liên quan tới việc học tập hành vi mang tính vịtha, quy tắc chia sẻ tài nguyên và quy tắc về các mối quan hệ xã hội khác,giống như trong các lý giải sinh học xã hội. Và chúng phải đảm bảo việc duy trìnòi giống, điều này liên quan tới việc tán tỉnh và hôn nhân, hành vi nuôidưỡng . giống như trong các lý giải sinh học xã hội.
    (Chú ý vô dục[1] không phải là sự phù hợp mang tính sinhhọc xã hội. Nhưng nếu một tổ chức có những phương pháp tiếp nhận khác, tổ chứcđó có thể tồn tại, ví dụ như đời sống tôn giáo truyền thống theo Đạo Phật vàĐạo Thiên Chúa.)
    Nếu một xã hội tồn tại -- và bất kỳ xã hội nào đang tồn tại ít ra cho đếnbây giờ -- thì nó phải quan tâm tới những vấn đề rất giống với những vấn đề màdi truyền học quan tâm. Nhưng bởi kiến thức linh động hơn rất nhiều so với sựthích nghi tiến hoá nên văn hoá có xu hướng thay thế di truyền học.
    Vậy nên chúng ta có bản năng không? Không -- nếu bản năng được định nghĩa làsự liên hệ tự động giống phản xạ. Nhưng định nghĩa bản năng là khuynhhướng bẩm sinh mạnh mẽ hướng tới hành vi nào đó trong một tình huống nàođó -- thì chúng ta có. Điểm quan trọng ở đây là (không giống động vật)chúng ta luôn luôn có thể nói không với những hành vi bản năng của mình, giốngnhư chúng ta có thể nói không với những hành vi chúng ta đã học được!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...