Tiến Sĩ Kiến thức, thực hành về làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dưới 2 tuổi và hiệu quả can thiệp truyền th

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 18/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ . vii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . x
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1

    Chương 1 4
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    . 4
    1.1. ĐẠI CƯƠNG . 4
    1.2. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ LÀM MẸ AN TOÀN 7
    1.2.1. Chăm sóc trước sinh (CSTS) . 7
    1.2.2. Chăm sóc trong khi sinh . 17
    1.2.3. Chăm sóc sau sinh 21
    1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI SINH . 24
    1.3.1. Ảnh hưởng nhóm yếu tố về đặc trưng cá nhân và yếu tố về tiến sử sản khoa 25
    1.3.2. Tiếp cận về địa lý . 25
    1.3.3. Tiếp cận về kinh tế . 26
    1.3.4. Tiếp cận về văn hóa . 26
    1.4. CÁC GIẢI PHÁP VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP NHẰM NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ LÀM MẸ AN TOÀN 29
    1.4.1. Các giải pháp 29
    1.4.2. Kết quả các nghiên cứu can thiệp 32

    Chương 2 34
    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    34
    2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 34
    2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 34
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu mô tả 34
    2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu can thiêp 34
    2.3. ĐỊA BÀN VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU . 34
    2.3.1. Địa bàn nghiên cứu . 34
    2.3.1. Thời gian nghiên cứu . 36
    2.4. CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU . 36
    2.4.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang . 36
    2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp . 38
    2.5. CHỈ SỐ VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 39
    2.5.1. Chỉ số và biến số nghiên cứu mô tả cắt ngang 39
    2.5.2. Chỉ số và biến số nghiên cứu can thiệp 42
    2.6. QUI TRÌNH, NỘI DUNG CAN THIỆP . 43
    2.6.1. Mô hình can thiệp . 43
    2.6.2. Điều tra trước can thiệp . 44
    2.6.3. Điều tra đánh giá sau can thiệp . 45
    2.7. CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN . 45
    2.7.1. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin nghiên cứu mô tả cắt ngang . 45
    2.7.2. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin nghiên cứu can thiệp . 46
    2.8. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 47
    2.9. SAI SỐ VÀ CÁCH HẠN CHẾ 47
    2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 48

    Chương 3 49
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    49
    3.1. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CÁ NHÂN CỦA BÀ MẸ 49
    3.1.1. Một số đặc trưng cá nhân của bà mẹ 49
    3.1.2. Một số đặc trưng về lịch sử sinh sản của các bà mẹ . 52
    3.2. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC TRƯỚC, TRONG VÀ SAU SINH . 53
    3.2.1. KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRƯỚC, TRONG VÀ SAU SINH . 53
    3.2.1.1. Kiến thức chăm sóc trước sinh (CSTS) của các bà mẹ . 53
    3.2.1.2. Kiến thức chăm sóc trong sinh của các bà mẹ 57
    3.2.1.3. Kiến thức chăm sóc sau sinh của các bà mẹ . 60
    3.2.2. THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRƯỚC, TRONG VÀ SAU SINH 62
    3.2.2.1. Thực hành chăm sóc trước sinh của các bà mẹ 62
    3.2.2.2. Thực hành chăm sóc trong sinh của các bà mẹ 66
    3.2.2.3. Thực hành chăm sóc sau sinh của các bà mẹ . 69
    3.2.2.4. Tình hình giáo dục sức khỏe về làm mẹ an toàn cho các bà mẹ 71
    3.2.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA CÁC BÀ MẸ . 73
    3.3. KẾT QUẢ CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỀ KIẾN THỨC LMAT CỦA PHỤ NỮ . 81
    3.3.1. Một số đặc trưng cá nhân của người tham gia nghiên cứu 81
    3.3.2. Hiệu quả can thiệp truyền thông kiến thức về LMAT cho các phụ nữ 83
    3.3.2.1. Hiệu quả can thiệp truyền thông kiến thức về chăm sóc trước sinh 83
    3.3.2.2. Hiệu quả can thiệp truyền thông kiến thức về chăm sóc trong sinh 86
    3.3.2.3. Hiệu quả can thiệp truyền thông kiến thức về chăm sóc sau sinh . 89

    Chương 4 90
    BÀN LUẬN
    . 90
    4.1. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRƯỚC SINH 90
    4.1.1. Kiến thức và thực hành khám thai 90
    4.1.2. Kiến thức và thực hành tiêm phòng uốn ván 92
    4.1.3. Kiến thức và thực hành uống viên sắt 94
    4.2. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRONG SINH 96
    4.3. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC SAU SINH 101
    4.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ LMAT CỦA CÁC BÀ MẸ . 104
    4.4.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành CSTS . 104
    4.4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức thực hành chăm sóc trong sinh 107
    4.5. HIỆU QUẢ CAN THIỆP KIẾN THỨC VỀ LMAT CỦA PHỤ NỮ . 113
    4.5.1. Hiệu quả can thiệp kiến thức TT/GDSK về chăm sóc trước sinh 113
    4.5.2. Hiệu quả can thiệp kiến thức TT/GDSK về chăm sóc trong sinh . 116
    4.5.3. Hiệu quả can thiệp truyền thông kiến thức về chăm sóc sau sinh 119
    4.6. BÀN LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 120
    4.7. ĐIỂM MỚI TRONG NGHIÊN CỨU . 121
    KẾT LUẬN 122
    KIẾN NGHỊ . 124
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 125
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
    Phụ lục 1. PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÃ HOÀN THIỆN 137
    Phụ lục 2. PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐÃ HOÀN THIỆN . 149
    Phụ lục 3. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHO PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ TỪ 15 - 49 TUỔI 152
    Phụ lục 4. Kế hoạch nghiên cứu thu thập thông tin 155
    Phụ lục 5. Dự trù kinh phí, nhân lực, công cụ, trang thiết bị . 155
    Phụ lục 6. PHIẾU ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CÁC BÀ MẸ 156
    Phụ lục 7. BẢN ĐỒNG Ý TỰ NGUYỆN THAM GIA NC 157
    Phụ lục 8. BẢN ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU . 158

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Mang thai và sinh đẻ là một quá trình sinh lý bình thường nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, sự sống còn của cả mẹ và thai nhi, và có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh không được triển khai tốt sẽ ảnh hưởng đến nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Nếu trong giai đoạn này người phụ nữ và trẻ sơ sinh không được chăm sóc, theo dõi, phát hiện những biểu hiện bất thường và không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của họ thậm chí có thể gây tử vong. Chính vì vậy một trong những ưu tiên của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào là các chính sách và chiến lược phát triển con người, đặc biệt coi trọng các quyền của phụ nữ và trẻ em. Trong những quyền ấy có quyền được chăm sóc thai sản khi mang thai và sinh con. Chăm sóc trước, trong và sau sinh là các yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo cho sức khoẻ bà mẹ cũng như trẻ được sinh ra hoàn toàn bình thường.
    Các bằng chứng trên thế giới chỉ ra rằng: đầu tư về phát triển sức khỏe phụ nữ là rất quan trọng trong việc cải thiện phúc lợi của xã hội, và phát triển kinh tế cũng chính là bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) và xóa đói giảm nghèo của mỗi quốc gia. “Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển” tại Cairo tháng 9/1994 đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến SKSS, trong đó “Làm mẹ an toàn” là nội dung hàng đầu của SKSS [32], [35], [40]. Báo cáo của hội nghị này có đề cập đến thông tin cơ bản sức khỏe phụ nữ các nước đang phát triển. Ở Lào phụ nữ có một vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, và đặc biệt, ảnh hưởng tới các chính sách chăm sóc sức khỏe cơ bản của ngành y tế Lào [57].
    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), ước tính mỗi năm khoảng 585.000 phụ nữ tử vong do những nguyên nhân có liên quan đến thai nghén và sinh đẻ, 99% số đó là ở các nước đang phát triển [108]. Như vậy hàng ngày trung bình cứ một phút qua đi lại có một bà mẹ chết do hậu quả hoặc những biến chứng do thai nghén hoặc do sinh đẻ. Có ít nhất 7 triệu phụ nữ sống sót sau sinh phải đối mặt với những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, và hơn 50 triệu phụ nữ phải gánh chịu những hậu quả có hại cho sức khoẻ sau khi sinh. Bệnh tật và tử vong của người mẹ là nguy cơ của bệnh và tử vong ở trẻ. Khoảng 8 triệu trẻ em chết trong năm đầu, thì trong đó có khoảng 4,3 triệu trẻ sơ sinh chết trong hai mươi tám ngày đầu sau sinh đẻ [14], [33], [78], [102], [114], [115]. Tại các nước đang phát triển, mang thai và sinh đẻ là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong, bệnh tật và tàn phế cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, chiếm ít nhất 18% gánh nặng bệnh tật ở nhóm tuổi này, nhiều hơn bất kỳ một vấn đề sức khoẻ nào khác [98]. Tử vong sơ sinh chủ yếu xảy ở các nước đang phát triển, chiếm 96% trẻ sơ sinh chết hàng năm trên thế giới [58].
    Tình xuất tử vong mẹ ở Lào năm 1995 là 656/100.000 trẻ đẻ sống, năm 2000 tỷ lệ tử vong mẹ là 530/100.000, và năm 2005 là 405/100.000 trẻ đẻ sống. Tỷ lệ này thực tế còn cao hơn vì theo WHO thì tử vong mẹ theo nguyên nhân gián tiếp sẽ bị bỏ sót rất nhiều [67]. Từ bản báo cáo của trung tâm bà mẹ trẻ em quốc gia Lào năm 2007 đã cho thấy tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới một tuổi là 72/1000 trẻ đẻ sống, tỷ lệ tử vong mẹ là 405/100.000, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thể giới.
    Mặt khác nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế sinh sản là rất khác nhau ở các nhóm đối tượng; đặc biệt các bà mẹ mang thai, sinh con và có con nhỏ thì nhu cầu này là rất cao, bởi lẽ sự thay đổi về tâm sinh lý và những thách thức mà họ phải đối mặt sau khi vượt cạn: chăm sóc bé sơ sinh như thế nào? Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân và quan hệ tình dục sau sinh ra sao để đảm bảo cho mẹ khỏe, con khỏe và gia đình hạnh phúc. Mối quan tâm này không chỉ gặp ở phụ nữ miền xuôi mà còn cả miền ngược. Vì rất nhiều lý do nên việc đáp ứng nhu cầu cho các bà mẹ có con nhỏ dưới 2 tuổi vẫn chưa được cải thiện như mong muốn.
    Phụ nữ trong độ tuổi 15-49 mang thai gặp nhiều nguy cơ cho sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Từ ban đầu mang thai là thời điểm cần thiết trong bảo vệ sinh giữ sức khỏe của bà mẹ, từ đó làm ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong của mẹ, đây là vấn đề quan trọng nên quan tâm và lưu ý đối với ngành y tế của nhân dân Lào. Phụ nữ Lào trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) sống tập trung tại nông thôn, vùng sâu vùng xa (81,2%); Hơn 73,6% đã thành lập gia đình, trong đó chỉ có 35% trong thời kỳ mang thai có đi khám thai tại trung tâm phục vụ phụ sản, bệnh viện phụ sản; Thống kê toàn quốc chỉ có 21,4% phụ nữ được cấp cứu sản, trong đó miền trung chỉ có 28,8% [66], [67].

    Huyện Khăm Kợt là một huyện ở tỉnh Bo Lị Khăm Xay, Lào. Có 68 thôn, dân số trên 59.427 người mà phụ nữ chiếm khoảng 46,7% tổng số dân, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ 15-49 khoảng 43,3% tổng số, tỷ lệ tử vong của mẹ 85/100000 và 32,3/1000 là mức chết của trẻ em <1 tuổi. Huyện Păk Xăn cũng là một huyện ở tỉnh Bo Lị Khăm Xay. Có 59 thôn, dân số trên 42.811 người mà phụ nữ chiếm khoảng 50,4% tổng số dân, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ 15-49 khoảng 52% tổng số, tỷ lệ tử vong của mẹ 126,2/100000 và 12,2/1000 là mức chết của trẻ em <1 tuổi. Tỷ lệ trên là khá cao và vì sao lại như thế? Cho đến nay tại Lào các nghiên cứu dành cho bà mẹ có con nhỏ dưới 2 tuổi còn rất hạn chế, mặt khác cũng chưa có nghiên cứu nào tập trung sâu về thực trạng kiến thức, thực hành và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ trên.
    Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Kiến thức, thực hành về làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dưới 2 tuổi và hiệu quả can thiệp truyền thông tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay, năm 2010-2011” với các mục tiêu sau:
    1. Mô tả kiến thức và thực hành của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi về làm mẹ an toàn (LMAT) tại huyện Pặk Xăn và Khăm Kợt, năm 2010.
    2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về LMAT của các bà mẹ nêu trên.
    3. Đánh giá hiệu quả thử nghiệm can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức về LMAT cho phụ nữ 15-49 tuổi tại huyện Khăm Kợt, năm 2011.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...