Báo Cáo Kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình - phường Cao Xanh -

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần : Mở đầu

    1)Lý do chọn đề tài
    Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, vai trò của nguồn nhân lực trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nguồn nhân lực là một nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Không có sự đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy phải nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao sức khoẻ của người dân để tạo ra một lực lượng khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần được trang bị những tri thức phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, đây là mối quan tâm hàng đầu là phương tiện quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vậy, với thực trạng chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng biển luôn là vấn đề quan tâm của những nhà hoạch định chính sách, nhà xã hội học, nhà dân số học, nhà quản lý xã hội, y tế
    Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đó có nhiều chính sách ưu tiên nhằm nâng cao đời sống, sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biển cũng như đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của miền núi, miền biển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển về kinh tế, văn hoá - xã hội tại khu vực này vẫn cũng thấp hơn so với các khu vực khác của cả nước. Mức sống thấp, trình độ dân trí chưa được nâng cao, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội cũng thiếu thốn, là những vấn đề bức xúc đang đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa của chính phủ đối với người dân sống ở những vùng khó khăn này.
    Tăng cường chăm sóc sức khoẻ cho người dân cả nước nói chung, cho miền núi, miền biển, vùng sâu, vùng xa nói riêng đang là một vấn đề ưu tiên trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Những nỗ lực trong việc triển khai các chiến lược quốc gia cũng như các chương trình y tế đó đem lại những cơ hội khả quan cho việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Tuy nhiên, trong thực tế, không diễn ra một sự phát triển đồng đều giữa các vùng: miền xuôi và miền núi, nông thôn và thành thị, miền núi và miền biển.
    Chăm sóc sức khoẻ sinh sản là một trong những mục tiêu và là nội dung công tác quan trọng của Uỷ ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế ). Đối với chiến lược Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản là một bộ phận tối quan trọng. Nó có vai trò quyết định tới sự thành công của chiến lược quốc gia này. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, ở mỗi vùng và ở mỗi dân tộc khác nhau, công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình cũng khác nhau, vì thế kết quả thu được ở mỗi vùng, mỗi tộc người cũng khác nhau. Nhìn chung, ở các vùng đô thị, các tỉnh đồng bằng chăm sóc sức khoẻ sinh sản, dân số - kế hoạch hoá gia đình đạt kết quả cao hơn nhiều so với vùng núi, vùng biển, vùng sâu, vùng xa.
    Ở miền núi và miền biển do điều kiện tự nhiên và xã hội có nhiều khó khăn, như giao thông đi lại khó khăn, các dịch vụ sức khoẻ và thuốc men, trang thiết bị y tế cũng thiếu, do trình độ dân trí thấp (đặc biệt là phụ nữ) đó hạn chế những cơ hội chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em. Đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản đối với các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng biển, thực trạng mức sinh cao và phong tục tập quán lạc hậu là những nguyên nhân gây nên tình trạng tử vong của sản phụ và trẻ sơ sinh hoặc là ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em sau này. Mục tiêu giảm quy mô dân số của chương trình dân số thực hiện tại nơi này cũng gặp nhiều khó khăn, do vậy, những vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản đang là vấn đề đòi hỏi phải giải quyết lâu dài.
    Thấy được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của vấn đề xã hội trên, tôi chọn đề tài “Kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình - phường Cao Xanh - T.P Hạ Long - T.Quảng Ninh” làm đề tài báo cáo thực tập của mình. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình vùng biển và các yếu tố tác động đến đời sống sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình ra sao, để đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất và kiến nghị với chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ, cải thiện và nâng cao đời sống sức khoẻ nhân dân địa phương nói chung và chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình ngư nghiệp vùng biển nói riêng.
    2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
    2.1. Ý nghĩa lý luận khoa học.
    Nghiên cứu xã hội học về “Kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình - phường Cao Xanh - TP Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh” nhằm tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ vùng biển. Tìm hiểu xem mức độ kiến thức, thái độ và hành vi của họ với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, yếu tố nào tác động đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của họ. Qua đó làm sáng tỏ hơn cho một số lý thuyết xã hội học như lý thuyết hành động xã hội của Max Weber, lý thuyết giới . Đồng thời từ nghiên cứu này có tác dụng đóng góp những tri thức, kinh nghiệm thực tiễn để kiểm nghiệm, minh họa tính tương thích của lý thuyết và thực tiễn xã hội, làm sáng tỏ, củng cố và hoàn thiện thêm một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học và sức khỏe sức khỏe sinh sản.
    2.2. Ý nghĩa thực tiễn.
    Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình vùng biển có một ý nghĩa hết sức thiết thực. Một mặt nó chỉ ra hiện trạng kiến thức của các hộ gia đình vùng biển về các vấn đề sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản đó đầy đủ, toàn diện chưa hay hiểu biết chưa đầy đủ, thậm chí cũng hiểu sai lệch. Mặt khác, nghiên cứu giúp chỉ ra các nguồn tiếp cận thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các hộ gia đình vùng biển thực tế như thế nào. Từ đó đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình vùng biển, thay đổi thái độ, hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của các hộ vùng biển.
    3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    3.1. Mô tả thực trạng mức độ kiến thức về sức khoẻ sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình vùng biển hiện nay như thế nào và với kiến thức đó họ hành động ra sao, thực trạng hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của họ có liên quan như thế nào tới sức khỏe sinh sản của họ.
    3.2. Phân tích các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng biển, nguyện vọng của các hộ gia đình vùng biển với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở địa phương, nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
    3.3. Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị phù hợp giúp nâng cao nhận thức, làm thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản theo hướng tích cực, tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ Y tế cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng biển.
    4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    4.1. Đối tượng nghiên cứu.
    Kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình.
    4.2. Khách thể nghiên cứu: Các hộ gia đình trong độ tuổi sinh đẻ.
    4.3. Phạm vi nghiên cứu.
    4.3.1. Phạm vi thời gian nghiên cứu: (Tháng 03 năm 2011).
    4.3.2. Phạm vi thời gian diễn ra nghiên cứu: (Từ năm 2005 đến nay).
    4.3.3. Phạm vi vấn đề nghiên cứu.
    Do hạn chế về thời gian và nhận thức cho nên trong khuôn khổ báo cáo thực tập chỉ đề cập nghiên cứu đến một số khía cạnh cơ bản của chăm sóc sức khoẻ sinh sản như: kiến thức về sức khoẻ sinh sản và chăm sóc sức khoẻ sinh sản; kiến thức và sử dụng các biện pháp tránh thai; chăm sóc thai nghén và sinh đẻ.
    5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    5.1. Phương pháp luận.
    * Chủ nghĩa duy vật biện chứng:
    Theo phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng yêu cầu phải nhìn các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng nghĩa là phải nhìn mọi sự vật, hiện tượng không tồn tại riêng biệt tách rời mà luôn luôn trong mối quan hệ tương tác quyết định lẫn nhau. Trong quá trình xem xét, đánh giá mọi hiện tượng, sự kiện xã hội phải đặt trong mối quan hệ toàn diện với điều kiện kinh tế - xã hội đang vận động, biến đổi trên địa bàn nghiên cứu.
    Trong đề tài nghiên cứu này, khi tìm hiểu về kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người dân chúng ta phải đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội nước ta ở thời điểm hiện tại. Các giá trị mới của xã hội hiện đại, sự hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, sự toàn cầu hoá đang tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có các hộ gia đình vùng biển.
    * Chủ nghĩa duy vật lịch sử:
    Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử yêu cầu người nghiên cứu khi nghiên cứu các sự vật, hiện tượng xã hội cần phải đặt trong một giai đoạn lịch sử nhất định, trên quan điểm kế thừa và phát triển. Nghiên cứu này được xuất pháp từ thực tế lịch sử xã hội cụ thể ở trong mỗi giai đoạn trong sự phát triển của nó, và thực tế lịch sử này được xem xét như c sở mục tiêu, tiêu chuẩn của thông tin thực nghiệm.
    Nghiên cứu này đặt thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình vùng biển trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nền kinh tế thị trường với tác động tích cực làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế nước ta cũng bộc lộ nhiều vấn đề xã hội ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặt biệt là nhóm xã hội dễ bị tổn thương là phụ nữ và trẻ em.
    5.2. Những phương pháp thu thập thông tin.
    5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu.
    Phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thông tin có sẵn. Những nguồn tài liệu này đã có từ trước khi nghiên cứu.
    Để báo cáo thực tập được hoàn thiện đầy đủ nội dung và thông tin phong phú, cá nhân đã khai thác thu thập và xử lý thống kê được từ nhiều nguồn khác nhau. Tài liệu thu thập được từ báo cáo tổng kết năm của Uỷ ban nhân dân phường Cao Xanh phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của phường. Ngoài ra, còn sử dụng báo cáo của Trạm y tế phường, số liệu thống kê của Hội liên hiệp phụ nữ phường và sử dụng một số tài liệu liên quan tới sức khoẻ sinh sản của phụ nữ như: Tạp chí xã hội học, tài liệu chuyên nghành dân số, Y tế Các thông tin trong các tài liệu này được sử lý, phân tích và nêu ra nhằm giải quyết các vấn đề trong giả thuyết ngiên cứu.
    5.2.2. Phương pháp quan sát.
    Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu địa bàn thông qua tri giác trực tiếp về phường Cao Xanh, về các họ gia đình trong độ tuổi sinh đẻ để có những thông tin độ chính xác cao, bản thân quan sát ghi nhận đầy đủ qua quan sát thấy được.
    5.2.3. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
    Cuộc khảo sát xã hội học về chủ đề: “Sự thích ứng của cư dân ven biển trong nền kinh tế thị trường” tại phường Cao Xanh -TP.Hạ Long - T.Quảng Ninh từ năm 2005 trở lại đây do khoa xã hội học tiến hành vào tháng 3 năm 2011. Bằng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi với mẫu chọn ngẫu nhiên 250.
    5.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu.
    Phương pháp này phục vụ cho việc khai thác sâu các thông tin định tính như kiến thức, và hành vi của các hộ gia đình về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, đánh giá của họ về những người xung quanh cũng như thái độ của họ khi nói đến chuyện chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
    Phỏng vấn sâu ở đây được tiến hành với 5 đối tượng, gồm: Chủ tịch Hội phụ nữ phường, Trạm trưởng Y tế và 3 gia đình trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn phường.


    MỤC LỤC
    Trang
    Phần : Mở đầu 3
    1- Lý do chọn đề tài . 3
    2- Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4
    2.1.Ý nghĩa lý luận khoa học . 4
    2.2. Ý nghĩa thực tiễn 5
    3- Mục tiêu nghiên cứu 5
    4- Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu . 5
    4.1. Đối tượng nghiên cứu . 5
    4.2. Khách thể nghiên cứu . 5
    4.3. Phạm vi nghiên cứu 5
    5- Phương pháp nghiên cứu . 6
    5.1. Phương pháp luận 6
    5.2. Những phương pháp thu thập thông tin . 6
    5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu . 6
    5.2.2. Phương pháp quan sát . 7
    5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 7
    5.2.4. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi 7
    6- Câu hỏi nghiên cứu . 7
    7- Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết . 7
    7.1. Giả thuyết nghiên cứu . 7
    7.2. Khung lý thuyết 8
    Phần : Nội dung chính . 9
    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chăm sóc sức khoẻ sinh sản.9
    1-Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 9
    2-Một số khái niệm công cụ 12
    2.1. Khái niệm về sức khoẻ - sức khoẻ sinh sản 12
    2.2. Khái niệm về chăm sóc sức khoẻ - chăm sóc sức khoẻ sinh sản.13
    2.3. Khái niệm kiến thức 15
    2.4. Khái niệm thái độ . 15
    2.5. Khái niệm hành vi xã hội . 16
    3- Một số lý thuyết xã hội học vận dụng vào đề tài . 16
    4- Thực tiễn tình hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở phường Cao Xanh. 18
    4.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - văn hoá - xã hội của phương Cao Xanh. 18
    4.2. Tình hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản của phường Cao Xanh những năm trước đây . 21
    Chương II: Một số yếu tố tác động đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở phường Cao Xanh . 23
    I- Thực trạng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở phường Cao Xanh 23
    1- Kiến thức về chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sức khỏe sinh sản. 23
    2- Kiến thức và sử dụng các biện pháp tránh thai 27
    3- Tình hình chăm sóc thai nghén và sinh đẻ 28
    3.1. Chăm sóc thai nghén 28
    3.2. Sinh đẻ của phụ nữ 29
    II- Những yếu tố tác động đến công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản.
    1- Yếu tố nghề nghiệp . 33
    2- Điều kiện kinh - xã hội 34
    3- Trình độ học vấn 35
    4- Chất lượng dịch vụ y tế . 37
    5- Phong tục tập quán . 38
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 41
    1. Kết luận 41
    2. Giải pháp và kiến nghị . 41
    2.1. Giải pháp . 41
    2.2. Kiến nghị . 42
    * Phụ lục. 45
    Biên bản phỏng vấn sâu 45
    Tài liệu tham khảo . 56
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...