Tài liệu Kiến thức cơ bản về các chỉ số tài chính

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kiến thức cơ bản về các chỉ số tài chính




    Trên thực tế người ta thường sử dụng một số hệ số sau để đánh giá hiệu quả sinh lợi của doanh


    nghiệp: hệ số tổng lợi nhuận; hệ số lợi nhuận hoạt động; hệ số lợi nhuận ròng; hệ số thu nhập


    trên vốn cổ phần; và hệ số thu nhập trên đầu tư.


    Hệ số tổng lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động)


    trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp.


    Hệ số tổng lợi nhuận= (Doanh số-Trị giá hàng đã bán tính theo giá mua) / Doanh số bán


    Trong thực tế khi muốn xem các chi phí này có cao quá hay không là đem so sánh hệ số tổng số


    lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công ty cùng ngành, nếu hệ số tổng lợi nhuận của


    các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì công ty cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm soát


    các chi phí đầu vào.


    Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết việc sử dụng hợp lý các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh


    doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.


    Mức lãi hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi ( EBIT)/doanh thu


    Hệ số này là thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà một công ty đạt được


    trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết


    một đồng vốn bỏ ra có thể thu về bao nhiêu thu nhập trước thuế. Hệ số lợi nhuận hoạt động cao


    có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay có nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt


    động.


    Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với


    doanh thu của nó.


    Hệ số lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng/Doanh thu.


    Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành thì


    công ty nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn, nhân lực ) tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi


    nhuận ròng cao hơn.


    Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ


    đông.


    ROE= Lợi nhuận ròng/Vốn cổ đông hay giá trị tài sản ròng hữu hình.


    Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác nhau trên thị


    trường. Thông thường, hệ số thu nhập trên vốn cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn,


    vì hệ số này cho thấy cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận của công ty khi


    đem so sánh với hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của các công ty khác.


    Hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI) được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của biên lợi


    nhuận so với doanh thu và tổng tài sản.


    ROI= (Thu nhập ròng/Doanh số bán) * (Doanh số bán/Tổng tài sản).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...