Tài liệu Kiến nghị hướng điều chỉnh quy hoạch chung thành phố giai đoạn 2005-2025

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KIẾN NGHỊ HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ


    GIAI ĐOẠN 2005-2025












    1. Quan điểm mục tiêu phát triển thành phố:




    Xác định rõ hơn về tính chất, chức năng, vai trò của đô thị thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 20/NQ/TW của Bộ Chính trị. Đồng thời cần khẳng định mục tiêu phát triển bề vững (cần có sự lồng ghép giữa quy hoạch phát triển đô thị và Quy hoạch môi trường).


    2. Phạm vi quy hoạch:




    Nghiên cứu, xem xét sự phát triển thành phố trong mối quan hệ vùng, khu vực có ảnh hưởng. Tận dụng và khai thác được thế mạnh từng Tỉnh, Thành phố, hạn chế cạnh tranh không cần thiết dẫn đến triệt tiêu động lực phát triển.


    3. Hướng phát triển không gian đô thị thành phố Hồ Chí Minh:




    Vấn đề định hướng phát triển cần nghiên cứu xác định cấu trúc đô thị thật sự hợp lý, vận dụng các mô hình phát triển đô thị tiên tiến. Ngoài các hướng đã được khẳng định trong quyết định 123/1998/QĐ-TTg cần nghiên cứu khả năng phát triển đô thị theo các hướng tiềm năng khác, có đầy đủ cơ sở khoa học.


    Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Thành phố gắn kết với Vùng xung quanh qua hệ thống giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không), các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị và hình thành các tuyến vành đai đảm bảo cho phát triển bền vững về môi trường.


    4. Quy mô dân số:

    Việc tính toán và dự báo quy mô dân số phải xem xét đến khả năng phát triển của Vùng, sức hút của Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai và xu hướng di dân vì mục đích kinh tế (luận giải và phân tích dự báo dân số thành phố đến năm 2025 và ổn định lâu dài).


    Xem xét nghiên cứu việc phấn bố dân cư hợp lý tại các khu vực của thành phố: Khu vực hạn chế phát triển (12 quận nội thành cũ); khu vực nội thành phát triển bao gồm các quận mới hiện có và dự kiến; khu vực ngoại thành.


    5. Chỉnh trang đô thị khu vực nội thành:




    Luận giải và phân tích về chỉ tiêu đất đô thị, đưa ra các tiêu chí khoa học, phù hợp và kinh tế cho mô hình chỉnh trang khu đô thị cũ. Là khu vực giới hạn phát triển, chủ yếu cải tạo chỉnh trang kết hợp với việc giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa, các công trình kiến trúc có giá trị, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng; xây dựng mạng lưới các công trình phúc lợi công cộng.


    6. Phát triển khu đô thị mới:




    Xây dựng theo hướng hiện đại, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết hợp giữ gìn di tích, cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo môi trường sống với chất lượng cao.


    Nghiên cứu xác định các mô hình ở từng vùng cho các đối tượng khác nhau, phù hợp với địa bàn thành phố Hồ CHí Minh trong tương lai, đặc biệt cần mô hình ở cho người thu nhập thấp.


    7. Phát triển khu dân cư nông thôn:




    Xem xét nghiên cứu mô hình phát triển các khu dân cư nông thông theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang dịch vụ-công nghiệp và tập trung đầu tư cơ sở hạng tầng nông thôn hoàn chỉnh.





    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng phát triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, xem xét nghiên cứu cải tạo, nâng cấp, sắp xếp lại các khu công nghiệp hiện có và phát triển một số khu, cụm công nghiệp địa phương có quy mô nhỏ, công nghiệp sạch gắn với các khu dân cư.


    Hướng điều chỉnh quy hoạch các khu cụm công nghiệp của TP trên cơ sở quy hoạch ngành và đảm bảo phát huy thế mạnh, tạo động lực phát triển Vùng trọng điểm phía Nam, nhằm đem lại hiệu quả các nhất cho cả khu vực và cả nước tính chất công nghiệp chủ yếu là công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường có công nghệ và hàm lượng chất xám cao nhưng đồng thời vẫn đáp ứng được tiến độ di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ô nhiễm trong nội thành cũ ra ngoài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...