Tiến Sĩ Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [h=1]MỤC LỤC[/h]DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
    DANH MỤC BẢNG
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
    Chương 2: TRỊ GIÁ HẢI QUAN VÀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN 15
    2.1 Một số vấn đề cơ bản về trị giá Hải quan 15
    2.1.1 Khái niệm trị giá hải quan. 15
    2.1.2 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá Hải quan 17
    2.2.Tổng quan về kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan 24
    2.2.1. Khái niệm kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan 24
    2.2.2. Đối tượng và phạm vi của kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 26
    2.2.3. Nội dung kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 28
    2.2.4. Các kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng trong kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 30
    2.2.5. Quy trình kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan 44
    2.3 Sự cần thiết khách quan của kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan 49
    2.3.1.Gian lận trị giá hải quan và các hình thức gian lận qua trị giá hải quan. 49
    2.3.2 Vai trò của kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 55
    2.3.3. Yêu cầu đối với của kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 57
    2.4. Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan của Hải quan một số nước trên thế giới 59
    2.4.1. Kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản 60
    2.4.2 Kinh nghiệm của Hải quan Indonesia 61
    2.4.3. Kinh nghiệm của Hải quan Hàn Quốc 63
    2.4.4 Kinh nghiệm của Hải quan Thái Lan 65
    2.4.5. Một số bài học kinh nghiệm cho kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan của Hải quan Việt Nam 66
    Chương 3: THỰC TRẠNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN Ở VIỆT NAM 70
    3.1 Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và gian lận thương mại qua trị giá hải quan của Việt Nam giai đoạn 2006-2013. 70
    3.1.1 Khái quát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. 70
    3.1.2 Gian lận thương mại qua trị giá hải quan ở Việt Nam. 74
    3.2 Thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam. 77
    3.2.1 Thực trạng về cơ sở pháp lý kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 77
    3.2.2 Thực trạng về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 85
    3.2.3 Thực trạng về quy trình kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 90
    3.2.4 Thực trạng về phương pháp, kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 92
    3.3. Đánh giá thực trạng kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam thời gian qua. 92
    3.3.1 Những kết quả đạt được của công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam 92
    3.3.2 Những hạn chế của công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam 113
    3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế nói trên. 121
    Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN Ở VIỆT NAM 131
    4.1. Các cam kết quốc tế về hải quan và những cơ hội, thách thức đối với kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam. 131
    4.1.1 Các cam kết quốc tế về hải quan mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện 131
    4.1.2 Các cơ hội và thách thức, tác động đến công tác KTSTQ về trị giá hải quan trong thực hiện các cam kết quốc tế. 138
    4.2. Quan điểm và phương hướng thực hiện kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan tại Việt Nam trong thời gian tới. 141
    4.2.1 Quan điểm trực hiện 141
    4.2.2 Phương hướng thực hiện 143
    4.3. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam 145
    4.3.1. Tăng cường mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng cán bộ KTSTQ, đặc biệt là cán bộ KTSTQ về trị giá hải quan. 145
    4.3.2. Có kế hoạch nâng cấp, kiện toàn hệ thống thông tin dữ liệu về trị giá hải quan để hổ trợ kịp thời cho việc thực hiện quy trình KTSTQ về TGHQ. 150
    4.3.3 Xây dựng và áp dụng chuẩn mực kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 155
    4.3.4 Tăng cường phối hợp công tác giữa lực lượng KTSTQ về TGHQ với các lực lượng trong và ngoài Ngành Hải quan. 161 4.3.5 Tăng cường hiệu quả tham vấn giá trong KTSTQ về TGHQ. 167
    4.4. Một số khuyến nghị: 169
    4.4.1. Khuyến nghị với Chính phủ: 169
    4.4.2 Khuyến nghị với Bộ Tài Chính: 171
    4.4.3 Khuyến nghị với Tổng Cục Hải Quan: 172
    KẾT LUẬN 179
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    CÁC PHỤ LỤC

    [h=1][/h]


    [h=1]DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT[/h]­
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD]AEO
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]APEC
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]ASEAN
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]ASEM
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Diễn đàn hợp tác Á- Âu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CNH- HĐH
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHXHCN
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DN
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Doanh nghiệp
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]EU
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Liên minh kinh tế châu Âu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]FDI
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KTSTQ
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Kiểm tra sau thông quan
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KBNN
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Kho bạc nhà nước
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]NSNN
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Ngân sách Nhà nước
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]NHTM
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Ngân hàng thương mại
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]SXKD
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Sản xuất kinh doanh
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TGHQ
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Trị giá Hải quan
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TNCN
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Thu nhập cá nhân
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TTĐB
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Tiêu thụ đặc biệt
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TTXLTT
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Trung tâm xử lý thông tin
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TN- TX
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Tạm nhập - Tái xuất
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]WCO
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Tổ chức Hải quan thế giới
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]WTO
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Tổ chức thương mại thế giới
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]XNK
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Xuất nhập khẩu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]VPHC
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Vi phạm hành chính
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    [h=1][/h]

    [h=1]DANH MỤC BIỂU ĐỒ[/h]

    Biểu đồ 3.1: Số lượng tờ khai hải quan 2006-2013 . 73
    Biểu đồ 3.2 Kết quả thu NSNN của KTSTQ ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013 105
    Biểu đồ 3.3. So sánh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu với tốc độ gia tăng số cuộc KTSTQ về TGHQ 114
    Biểu đồ 3.4. Số lượng hồ sơ chuyển sang lực lượng kiểm tra xác định trị giá khâu sau thông quan được xử lý. 116




    [h=1]DANH MỤC BẢNG[/h]
    Bảng 3.1: Số liệu thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2006-2013. 71
    Bảng 3.2 : Bảng số liệu cán bộ kiểm tra sau thông quan từ 2006- 2013. 88
    Bảng 3.3. Số cuộc kiểm tra sau thông quan của toàn lực lượng KTSTQ giai đoạn 2006 – 2013 103
    Bảng 3.4. Số cuộc kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan của. 104
    Phòng1- TCHQ từ năm 2010-2013. 104
    Bảng 3.5. Số thu NSNN qua KTSTQ từ năm 2006-2013. 106
    Bảng 3.6. Bảng tổng hợp số thu NSNN của KTSTQ về trị giá Hải quan từ năm 2010 đến 2013 do phòng 1- Tổng Cục Hải quan thực hiện. 106
    Bảng 3.7. Số thuế thu được qua kiểm tra xác định trị giá khâu sau thông quan đối với các trường hợp gian lận thương mại qua giá năm 2008-2013. 107
    Bảng 3.8. Kết quả công tác phúc tập hồ sơ từ 2008- 2013. 109
    Bảng 3.9. Kết quả đánh giá doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Hải quan. 111
    từ năm 2009-2013. 111
    Bảng 3.10. Thực hiện nhiệm vụ KTSTQ năm 2006 và 2013. 115




    [h=1]LỜI MỞ ĐẦU[/h]1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài.
    Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được kiểm tra hải quan để thông quan. Kiểm tra hải quan để thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là khâu nghiệp vụ hết sức quan trọng trong toàn bộ công tác hải quan. Trong đó, kiểm tra xác định trị giá hàng hóa xuất, nhập khẩu (còn gọi là trị giá hải quan) là quan trọng nhất, vì nó liên quan trực tiếp và có tính quyết định tới kết quả và hiệu quả của công tác hải quan, cũng như quyết định đến kết quả thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; nó quyết định đến kết quả cạnh tranh, bảo hộ sản xuất trong nước.
    Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống xã hội, tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu cho hàng hoá và thực tế cho thấy, lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.
    Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại, hoạt động gian lận thương mại cũng diễn biến hết sức phức tạp gây tổn hại cho nền kinh tế. Trong số các hình thức gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan, gian lận thương mại qua trị giá hải quan được đánh giá là một điểm yếu của hệ thống quản lý hải quan ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
    Theo kinh nghiệm thực tế của hải quan ở hầu hết các nước trên thế giới cho thấy, nếu chỉ dừng công việc kiểm tra trị giá hải quan của cơ quan Hải quan trong quá trình thông quan sẽ không thể phát hiện và ngăn chặn hết được các trường hợp cố ý gian lận đồng thời không đảm bảo được sự thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất, nhập khẩu. Do vậy, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình, Ngành Hải quan đã phải tăng cường biện pháp kiểm tra bằng cách áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kéo dài thời gian kiểm tra, mở rộng phạm vi và đối tượng kiểm tra, kiểm soát, chuyển đổi từ kiểm tra trong thông quan (tức là kiểm tra hàng hóa ngay tại cửa khẩu trước khi cho phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu) chuyển sang kiểm tra sau thông quan (tức là cho phép hàng hóa thông quan sau đó sẽ kiểm tra sâu, rộng hơn hồ sơ hải quan, chứng từ tài liệu có liên quan theo quy trình kiểm tra sau thông quan). Về nguyên tắc, tất cả các hàng hoá chưa được kiểm tra tại khâu trong thông quan sẽ được kiểm tra tại khâu sau thông quan. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đã kiểm tra thông quan hàng hóa nhưng có phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ về tính trung thực, chính xác trong việc khai báo hải quan thì vẫn phải tiếp tục kiểm tra tại khâu sau thông quan.
    Cũng theo mục tiêu phát triển Hải quan và lực lượng KTSTQ trong chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa đến 2015 là dưới 10% và đến 2020 phấn đấu đạt dưới 7%, tức là có trên 90% hàng hóa xuất, nhập khẩu chưa được kiểm tra khi làm thủ tục thông quan. Hay nói cách khác, đến năm 2020, việc kiểm tra hải quan sẽ căn bản là kiểm tra sau thông quan, thì tầm quan trọng của kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá càng thể hiện rõ nét . Do đó, kiểm tra sau thông quan nhằm mục đích chống gian lận thương mại qua trị giá hải quan trong công tác quản lý nhà nước là một hoạt động tất yếu. Cũng có thể thấy rằng, việc chuyển công tác kiểm tra trị giá hải quan từ việc kiểm tra trực tiếp đối với hàng hóa ngay tại cửa khẩu, chuyển sang việc kiểm tra gián tiếp chủ yếu qua chứng từ, sổ sách của đơn vị xuất, nhập khẩu hàng hóa là công việc mà Hải quan Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm và cũng ẩn chứa nhiều rủi ro nhất và thực tế, công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan hiện đang có chiều hướng tăng lên, có nhiều vướng mắc và hiệu quả còn thấp.
    Việc nghiên cứu, đánh giá tình hình hoạt động của công tác KTSTQ về TGHQ ở Việt nam hiện nay là rất cần thiết, để từ đó đề ra các giải pháp nhằm tạo điều kiện phát huy hơn nữa các kết quả đã đạt được đồng thời giúp cho hoạt động KTSTQ về trị giá hải quan khắc phục được những hạn chế tồn tại, từ đó góp phần cho ngành Hải quan phát triển và đạt được các mục tiêu chiến lược đã đặt ra.
    Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án là: “Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam” .
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án.
    Nghiên cứu luận án nhằm mục đích sau:
    - Sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa, góp phần bổ sung và hoàn thiện thêm các vấn đề lý luận cơ bản về kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.
    - Đánh giá xác đáng thực trạng kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam, chỉ ra những điểm còn tồn tại và làm rõ nguyên nhân của những tồn tại đó.
    - Đề xuất một số giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan đối với trị giá hải quan ở Việt Nam trong thời gian tới.
    3. Đối tượng nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là KTSTQ về TGHQ ở Việt Nam.
    4. Phạm vi nghiên cứu:
    Nội dung nghiên cứu: Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan tồn tại trong một môi trường pháp lý rộng lớn và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Do phạm vi điều chỉnh rộng nên phạm vi nghiên cứu của luận án không bao gồm toàn bộ hệ thống pháp luật điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan, mà chỉ tập trung những nội dung chủ yếu về kiểm tra trị giá hải quan trong điều kiện sau thông quan do cơ quan hải quan thực hiện.
    Thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác KTSTQ về trị giá hải quan từ năm 2006 (thời điểm khi Luật Hải quan sửa đổi có hiệu lực) đến năm 2013. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cho những năm sắp tới (đến 2020 và tiếp theo)
    Địa bàn nghiên cứu: Để có số liệu phục vụ nghiên cứu, luận án sẽ tập trung nghiên cứu chủ yếu KTSTQ về TGHQ của cơ quan hải quan Việt Nam tại Tổng Cục Hải quan với một số địa bàn trọng điểm như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hải Phòng
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: Phương pháp này được vận dụng chủ yếu nhằm xem xét, hệ thống hóa và tóm tắt những kết quả nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận án.
    - Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích, thống kê: Thông qua phương pháp này, các thông tin đơn lẻ sẽ được tổng hợp, hệ thống hóa và xâu chuỗi thành các nhóm vấn đề; được phân tích, khái quát hóa để xây dựng khung phân tích theo yêu cầu của đề tài luận án.
    - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đối chiếu giữa quy định của pháp luật hải quan với thực tế thực hiện theo yêu cầu của đề tài luận án.
    - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình ở một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, đồng nghiệp trong nước và ngoài nước về những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
    Ngoài các phương pháp nghiên cứu trên, quá trình thực hiện đề tài luận án cũng dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài cũng dựa trên các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.


    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.
    Luận án làm sáng tỏ được một số vấn đề lý luận cơ bản về kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. Luận án đưa ra một số kết luận đánh giá mang tính khoa học, góp phần tạo luận cứ về lý luận và thực tiễn cho việc quản lý kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.
    Luận án nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan của một số nước trên thế giới và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    Luận án đánh giá thực trạng kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam thời gian qua, phát hiện những điểm mạnh, những mặt yếu kém và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém đó.
    Luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những yếu kém trong công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan hiện nay, trong tiến trình hiện đại hóa hải quan thời gian tới, phù hợp với thông lệ quốc tế. Các giải pháp này sử dụng trong dài hạn và ngắn hạn, phù hợp với chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, sẽ mang tính chất đột phá trong nhận thức trong phương pháp thực hiện KTSTQ đối với TGHQ ở Việt Nam hiện nay.
    Luận án là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, có giá trị về lý luận và thực tiễn về kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam, đồng thời là tiền đề để phát triển các nghiên cứu tiếp theo.
    Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu và là tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách xây dựng cơ chế quản lý đối với kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan trong bối cảnh hiện nay.
    Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo, hỗ trợ cho Cục kiểm tra sau thông quan, các Chi Cục KTSTQ ở Việt Nam trong công tác triển khai nghiệp vụ KTSTQ về trị giá Hải quan.


    7. Kết cấu của luận án.
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau:
    Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án .
    Chương 2: Trị giá hải quan và kiểm tra sau thông quan đối với trị giá hải quan.
    Chương 3: Thực trạng kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam.
    Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...