Thạc Sĩ Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu của cục hải quan tỉnh thanh hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang


    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG
    QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU 6
    1.1. Khái niệm và vai trò của kiểm tra sau thông quan đối với hàng
    hóa xuất khẩu 6
    1.2. Các yếu tố của mô hình tổ chức kiểm tra sau thông quan đối với
    hàng hóa xuất khẩu 16
    1.3. Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan ở một số Cục Hải quan địa
    phương và bài học cho Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa 22
    Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
    ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA CỤC HẢI QUAN
    TỈNH THANH HÓA 26
    2.1. Khái quát về hoạt động hải quan trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 26
    2.2. Thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa
    xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa 39
    2.3. Đánh giá chung kết quả kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa
    xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa 60
    Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
    ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA CỤC HẢI QUAN
    TỈNH THANH HÓA 66
    3.1. Dự báo triển vọng và quan điểm hoạt động kiểm tra sau thông quan
    đối với hàng hóa xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa 66
    3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải
    quan tỉnh Thanh Hóa 70
    3.3. Giải pháp kiến nghị với các cơ quan cấp trên 77
    KẾT LUẬN 86
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

    CBCC Cán bộ công chức
    GTT Giá tính thuế
    KTT Kiểm tra thuế
    KTSTQ Kiểm tra sau thông quan
    NSNN Ngân sách nhà nước
    QLNN Quản lý Nhà nước
    QLRR Quản lý rủi ro
    UBND Ủy ban Nhân dân
    XNK Xuất nhập khẩu


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

    AFTA Asean Free Trade Area Khu vực thương mại tự do Đông Nam Á
    CEPT Common Effective Preferential
    Tariff
    Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực
    chung Đông Nam Á
    FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    GATT General Agreement on Tariffs
    and Trade
    Hiệp định chung về thuế quan và
    thương mại
    ICD Inland Container Depot Cảng Container nội địa
    PCA Post Clearance Audit Kiểm tra sau thông quan
    OECD Oraganization for Economic
    Co-operation and Development
    Tổ chức các nước phát triển và hợp tác
    kinh tế
    UNCTAD United Nations Conference for
    Trade and Investment
    Diễn đàn liên hợp quốc về phát triển
    đầu tư và thương mại
    VCIS Vietnam Customs Intelligence
    Information System
    Hệ thống thông tin phân luồng hải quan
    Việt Nam
    VNACCS Vietnam Automated Cargo
    And Port Consolidated System
    Hệ thống một cửa thông quan hàng hóa
    tự động Việt Nam
    WCO World Customs Organization Tổ chức Hải quan thế giới

    DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ

    Trang

    Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa 30
    Bảng 2.2: Bảng thống kê kim ngạch xuất khẩu theo hợp đồng thương
    mại trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa quản lý 31
    Bảng 2.3: Bảng thống kê số thu thuế xuất khẩu trên địa bàn Cục Hải
    quan tỉnh Thanh Hóa quản lý 32
    Bảng 2.4: Cơ cấu CBCC và lãnh đạo Chi cục KTSTQ 37
    Bảng 2.5: Kết quả thực hiện nhiệm vụ phúc tập hồ sơ KTSTQ Cục Hải
    quan tỉnh Thanh Hóa 40
    Bảng 2.6: Kết quả thực hiện nhiệm vụ KTSTQ Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa
    2005-2010 40
    Bảng 2.7: Kết quả KTSTQ của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa 2010-2014 42
    Bảng 2.8: Kết quả KTSTQ đối với hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn Cục
    Hải quan tỉnh Thanh Hóa 2011-2014 62

    Sơ đồ 1.1: Tám bước Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu 15
    Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa 29
    Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Chi cục KTSTQ 2014 33


    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thực hiện Luật Hải quan năm 2001 với đề án hiện đại hóa công tác
    QLNN trong lĩnh vực hải quan theo kịp các nước phát triển trên thế giới, Hải
    quan Việt Nam đã từng bước hiện đại trên nhiều mặt. Trong đó, một trong
    những bước tiến quan trọng trong công tác QLNN về hải quan là chuyển từ
    công tác “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. Chính sự đổi mới này đã khẳng định vai
    trò của công tác kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) trong điều kiện hội nhập
    kinh tế quốc tế của Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra nhiều nhiệm vụ và thách
    thức đối với lực lượng KTSTQ để hoàn thành các nhiệm vụ và trọng trách mà
    công tác hiện đại hóa hải quan hiện đại của Đảng và Nhà nước giao phó.
    Phòng Kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa được
    thành lập theo đề án này từ năm 2003. Từ bước khởi đầu đó, năm 2006 Chi
    cục Kiểm tra sau thông quan được thành lập theo Quyết định số 1092/QĐ-
    TCHQ ngày 26/6/2006 của Tổng cục Hải quan, đến năm 2010 được thay thế
    bằng quyết định số 1166/QĐ-TCHQ ngày 10/6/2010 với các chức năng nhiệm
    vụ thực hiện công tác KTSTQ trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa
    quản lý.
    Nhìn lại quá trình hơn 10 năm kể từ khi thành lập, hoạt động KTSTQ
    của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều bước phát triển về lực lượng,
    tổ chức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp tổ chức hoạt động.
    Tuy nhiên trong quá trình hoạt động cũng gặp khá nhiều khó khăn trở ngại
    như nhận thức của các lực lượng phối kết hợp trong và ngoài ngành về công
    tác KTSTQ, của doanh nghiệp còn thấp; nhiệm vụ và lượng công việc ngày
    càng tăng, cán bộ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ còn thiếu kinh nghiệm, hệ
    thống chính sách pháp luật thường xuyên được điều chỉnh, ý thức chấp hành
    pháp luật của doanh nghiệp chưa cao.

    2
    Với mục tiêu xây dựng được lực lượng KTSTQ chuyên nghiệp, minh
    bạch, hoạt động có hiệu quả, KTSTQ phải là sự đảm bảo cho khâu thông quan
    được cải tiến, đơn giản hoá thủ tục, thông quan nhanh hàng hóa, tạo thuận lợi
    tối đa cho hoạt động XNK của các doanh nghiệp. KTSTQ phải góp phần nâng
    cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, góp phần hoàn chỉnh cơ
    chế, chính sách pháp luật ngày càng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, nhưng
    vẫn đảm bảo sự quản lý của Nhà nước, chống thất thu thuế, tăng nguồn thu
    cho NSNN.
    Là cán bộ trực tiếp thực hiện công tác chuyên môn về KTSTQ tại Chi
    cục KTSTQ thuộc Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, tôi nhận thấy hoạt động
    KTSTQ đối với hàng hóa xuất khẩu là có vai trò khá quan trọng trong việc
    thực hiện nhiệm vụ mà ngành Hải quan đề ra và rất quan trọng đối với Hải
    quan Thanh Hóa. Do vậy tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Kiểm tra sau thông
    quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa” làm
    đề tài luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
    Đây là vấn đề khá mới đối với Việt Nam, do vậy, về đề tài này, mới có
    một số bài báo, luận văn thạc sỹ, các công trình nghiên cứu được công bố. Có
    những công trình nghiên cứu cụ thể về QLNN đối với công tác KTSTQ trong
    toàn ngành hay theo từng địa phương, có công trình nghiên cứu công tác
    KTSTQ theo lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, nghiên cứu
    riêng về nội dung công tác KTSTQ đối với hoạt động xuất khẩu của Cục Hải
    quan Thanh Hóa thì chưa có công trình nào.
    Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về nội dung liên quan đến đề tài:
    - Báo Hải quan (2006), Hiện đại hoá hoạt động hải quan: Cuộc cách
    mạng từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.
    - Cục Kiểm tra sau thông quan (2014), Tài liệu Hội nghị tập huấn công
    tác KTSTQ, hàng năm.

    3
    - Hoàng T ng (2010), “ n về qu tr nh KTSTQ trong hoạt động quản
    h ng ho c a ải quan iệt am”, Tạp chí khoa học và công nghệ,
    ĐH Đà N ng, 6 (41), tr. 200-206.
    - Hoàng Việt Cường (2006),“ o n thiện hoạt động KTSTQ ở nước ta
    trong giai đoạn hiện na ”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Kinh tế.
    Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - Hoàng Việt Cường (2007), " ng cao hiệu quả nghiệp v iểm tra
    sau th ng quan đ i với hoạt động thanh to n qu c t qua ng n h ng", Đề tài
    nghiên cứu khoa học cấp ngành, Tổng cục Hải quan, Hà Nội.
    Các công trình nghiên cứu trên là những tư liệu quý để tác giả kế thừa
    trong việc nghiên cứu, góp phần đạt tới mục tiêu chính của luận văn là nêu
    được thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động KTSTQ đối với hàng hóa
    xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động
    KTSTQ đối với hàng hóa xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, luận
    văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động KTSTQ đối với hàng hóa
    xuất khẩu trong thời gian tới.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung giải
    quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
    - Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận quản lý và pháp lý
    về công tác KTSTQ đối với hàng hóa xuất khẩu của Cục Hải quan Thanh Hóa
    hiện hành.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động KTSTQ đối với hàng hóa
    xuất khẩu của Cục Hải quan Thanh Hóa
    - Đề xuất phương hướng giải pháp hoàn thiện hoạt động KTSTQ đối
    với hàng hóa xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa.

    4
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động KTSTQ đối với hàng
    hóa xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn nghiên cứu hoạt động KTSTQ đối với hàng hóa xuất khẩu
    loại hình xuất khẩu theo hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp trên địa
    bàn Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa quản lý.
    Địa bàn quản lý hải quan của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa bao gồm 04
    tỉnh là: tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam.
    Về thời gian, luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện cho giai đoạn từ
    năm 2005 đến năm 2014, các giải pháp kiến nghị thực hiện cho giai đoạn
    2015-2020.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn dựa trên
    phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, sử dụng tổng hợp một số
    phương pháp như thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, tổng kết thực tiễn.
    Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên
    cứu liên quan, đồng thời dựa vào chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật
    của Nhà nước về quản lý hoạt động KTSTQ trong tình hình hiện nay.
    Các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản được áp dụng trong
    nghiên cứu đề tài bao gồm:
    - Phương pháp phân tích và tổng hợp
    - Phương pháp thống kê và so sánh
    - Phương pháp chuyên gia.
    6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
    Dự kiến, luận văn có những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn sau:

    5
    - Hệ thống hóa được những vấn đề về lý luận và thực tiễn cơ bản về
    hoạt động KTSTQ đối với hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn Cục Hải quan
    địa phương.
    - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động KTSTQ đối với hàng
    hóa xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa.
    - Đề xuất kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện đối với hoạt động
    KTSTQ đối với hàng hóa xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa nhằm
    góp phần nâng cao hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
    được chia làm 3 chương, 9 tiết.
     
Đang tải...