Luận Văn Kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán tài chính

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán tài chính

    Lời nói đầu

    Tài sản cố định là cơ sở vật chất kĩ thuật của đơn vị. Nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào hoạt động của đơn vị. Tài sản cố định là một trong những yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động, từ đó, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm dịch vụ. Trong thời gian sử dụng, Tài sản cố định bị hao mòn dần. Giá trị của chúng được chuyển dịch dần vào chi phí hoạt động. Với hoạt động kinh doanh, giá trị này sẽ được thu hồi sau khi bán hàng hoá, dịch vụ.

    Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp thì Tài sản cố định của các doanh nghiệp chủ yếu do Nhà nước cấp và các doanh nghiệp chỉ việc sử dụng mà không cần lo đến việc thu hồi vốn đầu tư Tài sản cố định cũng như việc cải tiến, thay mới nó. Nhưng trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay thì vấn đề quản lí, sử dụng và đổi mới thiết bị sản xuất luôn được đặt lên hàng đầu. Các doanh nghiệp phải tự mình đầu tư và thực hiện tái đầu tư Tài sản cố định nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Khoản mục Tài sản cố định trên các Bảng khai tài chính phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật nói chung và máy móc, thiết bị nói riêng của doanh nghiệp và thường có giá trị lớn. Nó phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu hay nguồn lực sản xuất cơ bản của doanh nghiệp . Vì vậy, kiểm toán khoản mục Tài sản cố định thường chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính . Mặt khác, chi phí mua sắm, đầu tư cho Tài sản cố định lớn, quay vòng vốn chậm. Để đảm bảo hiệu quả của việc đầu tư cho Tài sản cố định, kiểm toán nghiệp vụ Tài sản cố định sẽ đánh giá tính kinh tế và hiệu quả của việc đầu tư , định hướng cho đầu tư và nguồn sử dụng để đầu tư sao cho có hiệu quả cao nhất. Đồng thời, kiểm toán Tài sản cố định cũng sẽ góp phần phát hiện ra các sai sót trong việc xác định chi phí cấu thành nguyên giá Tài sản cố định, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao Tài sản cố định. Những sai sót trong việc tính các chi phí này thường dẫn tới những sai sót trọng yếu trên Báo cáo tài chính . Chẳng hạn, việc trích khấu hao Tài sản cố định tính vào chi phí sản xuất kinh doanh thường bị trích cho hoặc thấp hơn so với tỉ lệ khấu hao quy định làm tăng hoặc giảm chi phí so với thực tế, từ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp . Việc không phân biệt chi phí sửa chữa được ghi tăng nguyên giá Tài sản cố định với chi phí sửa chữa được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì cũng dẫn đến những sai lệch trong khoản mục Tài sản cố định hoặc khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh

    Xét thấy tầm quan trọng của Tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp , em đã lựa chọn đề tài “Kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán tài chính ” nhằm có cơ hội tìm hiểu sâu hơn nữa vấn đề này.

    Nội dung đề tài được chia thành ba phần:

    Phần I: Khái quát chung về Tài sản cố định và trình tự chung khi kiểm toán Tài sản cố định
    Phần II: Trình tự kiểm toán Tài sản cố định
    Phần III: Một số vướng mắc trong thực tế kiểm toán Tài sản cố định và kiến nghị bổ sung
     
Đang tải...