Chuyên Đề Kiểm toán nội bộ - Công cụ hữu hiệu của hoạt động kiểm soát

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kiểm toán nội bộ - Công cụ hữu hiệu của hoạt động kiểm soát

    [TABLE="width: 100%"]

    [TR]

    [TD="width: 96%"]LỜI MỞ ĐẦU

    Việt Nam đang trong giai đoạn mở cửa hội nhập với các nước trên thế giới và trong khu vực, thêm vào đó nhiều vấn đề chưa được giải quyết đồng bộ như các yếu tố về pháp luật, về luật định, về các chính sách kinh tế-xã hội Do đó, việc điều hành quản lý hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay ít nhiều bị ảnh hưởng. Thực tế xảy ra ở nhiều doanh nghiệp có những biểu hiện không đồng bộ, khổn thống nhất, cácvụ việc vi phạm quy chế, nghiệp vụ vẫn lặp đi lặp lại chưa được giải quyết triệt để. Muốn uốn nắn và phát hiện sai sót kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kkinhdoanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải có một bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động một cách có hiệu quả tại mỗi doanh nghiệp.

    Việc hình thành một tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp sẽ làm chi phí quản lý tăng lên trong khi các doanh nghiệp chưa thấy được các lợi ích mang lợi từ kiểm toán nội bộ. Đây là một trong những lý do làm cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ chưa tổ chức bộ phận kiểm toán. Các doanh nghiệp này thường kết hợp giữa bộ phận kế toán với bộ phận kiểm toán. Điều này trái với nguyên tắc “bất kiêm nhiệm” và không đúng với tính chất, nội dung của kiểm toán nội bộ. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã có bộ phận kiểm toán nội bộ nhưng hoạt động còn yếu kém, chỉ mang tính hình thức nên tác dụng giám sát và kiểm tra còn yếu. Một phần do kiểm toán viên chưa được đào tạo đầy đủ về chuyên môn kiểm toán, thiếu kinh nghiệm trong kiểm toán. Mặt khác kiểm toán viên cũng chưa được giao đầy đủ “quyền hạn trách nhiệm”. Vì vậy đôi khi công tác kiểm toán mất tính khách quan, chỉ kiểm toán và đưa ra những kết luận tốt, những mặt ưu điểm còn sai sót thì bỏ qua.

    Chính vì vậy, việc hình thành một hệ thống kiểm toán nội bộ là một tất yếu đối với các doanh nghiệp hiện nay. Đồng thời việc hoàn thiện các công tác này là một điều rất cần thiết không chỉ cho bản thân các doanh nghiệp mà còn cho cả hệ thống nền kinh tế.

    Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp và xuất phát từ mong muốn muốn tìm hiểu thêm nữa về công tác kiểm toán nội bộ nên em đã chọn đề tài là: “Kiểm toán nội bộ - Công cụ hữu hiệu của hoạt động kiểm soát”.

    Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo đề án môn học của em gồm các phần chính như sau:



    Phần I: Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp hiện nay.

    Phần II: Kiểm toán nội bộ - công cụ hữu hiệu của công cụ kiểm soát.

    Phần III: Đánh giá về kiểm toán nội bộ.

    Đề án môn học này được hoàn thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo thạc sỹ Phan Trung Kiên đã nhiệt tình chỉ dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản đề án này.

    Em xin chân thành cảm ơn!



    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    PHẦN I: HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 3

    1. Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ 3

    2. Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ 4

    3. Những hạn chế tiềm tàng của kiểm soát nội bộ 7

    PHẦN II: KIỂM TOÁN NỘI BỘ-CÔNG CỤ HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT 9

    1. Sự cần thiết của kiểm toán nội bộ 9

    2. Bản chất, chức năng của kiểm toán nội bộ 10

    2.1. Bản chất của kiểm toán nội bộ 10

    2.2. Chức năng của kiểm toán nội bộ. 13

    2.3. Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ 15

    3. Các hình thức của kiểm toán nội bộ 15

    3.1. Kiểm toán phòng ngừa (tiền kiểm) và kiểm toán sau hoạt động (hậu kiểm) 16

    3.2. Kiểm toán toàn diện và kiểm toán đặc biệt 16

    3.3. Kiểm toán thường xuyên và kiểm toán định kỳ 16

    4. Gian lận trong hoạt động kiểm toán nội bộ. 17

    5. Kiểm toán viên nội bộ 20

    5.1. Quy định đối với kiểm toán viên nội bộ: 20

    5.2. Vai trò, vị trí của kiểm toán viên nội bộ trong doanh nghiệp 22

    6. Quy trình thực hiện một cuộc kiểm toán nội bộ 24

    7.Mối liên hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập 26

    PHẦN III: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ 28

    KẾT LUẬN 31


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32




    [/TD]

    [/TR]

    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...