Thạc Sĩ Kiểm toán nhà nước

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kiểm toán nhà nước








    Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu




    hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách
    đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi






    chủ nhiệm đề tài


    trịnh ngọc sơn






    Hà Nội - 2003

    Phần mở đầu


    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu


    Việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực luôn là vấn đề đặt ra đối với mỗi quốc gia; điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải sử dụng rất nhiều công cụ khác nhau trong kiểm tra, kiểm soát tài chính Nhà nước mà trọng tâm là ngân sách nhà nước (NSNN), trong đó Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đóng vai trò quan trọng.
    + Những năm gần đây, chủ trương khoán chi hành chính, sự nghiệp


    được đặt ra như một giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí thuộc NSNN, đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực tài chính Nhà nước hiệu quả, tiết kiệm hơn.
    + Điều đó đặt ra cho cơ quan KTNN phải thực hiện nhiệm vụ kiểm toán


    đối với các đơn vị thực hiện khoán chi để một mặt đảm bảo tính tuân thủ pháp luật trong chi tiêu ngân sách, mặt khác phản ánh tính hiện thực của việc khoán chi. Hàng năm, KTNN đều thực hiện kiểm toán chi ngân sách trong đó các
    đơn vị khoán chi chiếm tỷ trọng ngày càng lớn nhưng chưa có quy trình cụ thể. Vấn đề đặt ra là quy trình kiểm toán chi NSNN trong điều kiện khoán chi như thế nào? Quy trình kiểm toán NSNN ban hành trong điều kiện chưa áp dụng cơ chế khoán chi nên có nhiều điểm không phù hợp khi áp dụng vào kiểm toán đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách kỹ lưỡng cơ sở lý luận và thực hiện để hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi là một yêu cầu bức xúc hiện nay.
    Vì lý do trên, đề tài: "Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách


    đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi ” là một yêu cầu


    đòi hỏi cấp thiết đối với cơ quan KTNN và kiểm toán viên. Đề tài đã được đưa vào danh mục đề tài khoa học cấp bộ của KTNN năm 2003.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


    + Làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách


    đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi; cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng quy trình kiểm toán chi ngân sách trong điều kiện khoán chi.

    + Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách trong điều kiện các đơn vị hành chính thực hiện khoán chi.
    + Đề xuất các điều kiện và giải pháp để thực hiện kiểm toán chi ngân sách trong điều kiện khoán chi.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài:


    + Cơ chế tài chính với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi,


    + Nội dung, trình tự, phương pháp kiểm toán chi áp dụng đối với đơn vị


    thực hiện khoán chi


    - Phạm vi nghiên cứu


    Đề tài chỉ giới hạn trong việc kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi. Vấn đề kiểm toán hoạt động chỉ giới hạn trong việc xem xét mục đích, cơ sở của việc khoán chi đối với đơn vị hành chính sự nghiệp.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp như: phương pháp logic; phương pháp phân tích tổng hợp trong quá trình nghiên cứu. Đề tài cũng sử dụng phổ biến phương pháp nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm thực tế để xây dựng quy trình cho phù hợp.


    5. Nội dung và kết cấu của đề tài


    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về khoán chi hành chính sự nghiệp và quy trình
    kiểm toán chi ngân sách với đơn vị thực hiện khoán chi.


    Chương 2. Thực trạng quy trình kiểm toán chi ngân sách hiện đang áp dụng đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi.
    Chương 3. Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách đối với đơn vị


    hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi.












    2

    + Đưa ra những nhận xét việc thực hiện của đơn vị, nêu những tồn tại
    đơn vị chưa thực hiện được, phân tích nguyên nhân và kiến nghị các biện pháp xử lý


    + Các biện pháp chấn chỉnh tổ chức quản lý, bộ máy kế toán và công tác kế toán thống kê
    Quá trình thực hiện các kết luận của Đoàn Kiểm toán Nhà nước, đơn vị có thể có những vấn đề giải trình trở lại do gặp những khó khăn nào đó mà không thực hiện đầy đủ kết luận của kiểm toán. Trong trường hợp này khi kiểm tra phải xem xét cụ thể các loại chứng từ, sổ kế toán, tình hình thực hiện thực tế, thu thập các bằng chứng để đưa vào biên bản kiểm tra, để khi tổng hợp và báo cáo lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước xem xét xử lý. KTV được cử đi kiểm tra không được quyền sửa đổi những kết luận và kiến nghị của Đoàn Kiểm toán Nhà nước./.

    Kết luận


    Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước là độc lập, chỉ tuân thủ theo pháp luật. Để thực hiện tốt yêu cầu đó, cơ quan Kiểm toán Nhà nước phải có hệ thống căn cứ pháp lý về nghiệp vụ kiểm toán đầy đủ, chất lượng, phù hợp với thực tiễn hoạt động kiểm toán. Với đặc thù là một ngành mới, cùng với sự thay đổi liên tục của hệ thống pháp luật tài chính kế toán và yêu cầu ngày càng cao của Đảng và Nhà nước đối với việc nâng cao chất lượng kiểm toán nhà nước, hệ thống các quy định nghiệp vụ kiểm toán nói chung và quy trình kiểm toán ngân sách Nhà nước nói riêng cần phải được nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung phù hợp. Quá trình nghiên cứu, hoàn thiện đó là một quá trình liên tục.
    Đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi” đã nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cơ chế khoán chi đối với cơ quan hành chính, cơ chế tự chủ tài chính với đơn vị sự nghiệp có thu; phân tích đặc điểm của khoán chi hành chính sự nghiệp tác động đến quy trình kiểm toán đơn vị hành chính sự nghiệp khoán chi.
    Đề tài trình bày thực trạng áp dụng quy trình kiểm toán ngân sách nhà


    nước với đơn vị hành chính sự nghiệp khoán chi; đi sâu phân tích những mặt


    được, đặc biệt là những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước áp dụng đối với đơn vị hành chính sự nghiệp khoán chi.
    Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ chế khoán chi hành chính sự nghiêp, phân tích thực trạng của quy trình kiểm toán áp dụng với đơn vị hành chính sự nghiệp khoán chi và nghiên cứu kinh nghiệm của một số công ty kiểm toán nước ngoài, đề tài đã đưa ra nội dung cơ bản hoàn thiện quy trình kiểm toán đơn vị hành chính sự nghiệp khoán chi gồm bốn giai đoạn: Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán. Trong từng giai

    đoạn kiểm toán, đề tài trình bày cụ thể những nội dung chi tiết của các bước công việc kiểm toán, cụ thể như sau:
    Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: Đề tài trình bày các thông tin cần thu thập trong quá trình khảo sát, tập trung trình bày và phân tích nội dung hoàn thiện về tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đơn vị được kiểm toán, để làm cứ liệu cho việc xác định nội dung, trọng yếu, rủi ro và phương pháp kiểm toán.
    Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Đề tài trình bày cụ thể chi tiết các bước công việc và các nội dung công việc kiểm toán của từng phần hành kiểm toán, trình bày rõ ràng mục tiêu kiểm toán của từng nội dung công việc kiểm toán.
    Giai đoạn lập báo cáo kiểm toán: Đề tài trình bày các bước công việc


    lập báo cáo kiểm toán và kết cấu, nội dung của báo cáo kiểm toán đơn vị hành chính, sự nghiệp khoán chi.
    Giai đoạn kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán: Đề tài trình bày các bước công việc cụ thể của giai đoạn này, việc tổ chức học tập, rút kinh nghiệm về những thiếu sót của kiểm toán viên được phát hiện ra trong quá trình kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán.
    Đề tài cũng trình bày những điều kiện để vận dụng quy trình kiểm toán


    đơn vị hành chính sự nghiệp khoán chi vào thực tiễn hoạt động kiểm toán. Trong quá trình nghiên cứu, tập thể tác giả đã có nhiều cố gắng để đáp ứng mục
    đích yêu cầu đã đề ra. Tuy nhiên do hạn chế về tài liệu nghiên cứu, đề tài không tránh khỏi những hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các kiểm toán viên để đề tài được hoàn chỉnh hơn./.

    danh mục tài liệu tham khảo






    1 Địa vị pháp lý của một số cơ quan kiểm toán tối cao trên thế giới - Tài liệu dịch


    2 TS. Nguyễn Đình Hựu - Kiểm toán căn bản - Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998
    3 PGS.TS. Vương Đình Huệ & TS. Đoàn Xuân Tiên - Kiểm toán, Nhà xuất bản


    Tài chính, 1996.


    4 GS.TS. Nguyễn Quang Quynh - Lý thuyết kiểm toán - Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, tháng 11/2001
    5 GS.TS. Nguyễn Quang Quynh - Kiểm toán tài chính - Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội, tháng 7/2001
    6 Kiểm toán Nhà nước - Cẩm nang kiểm toán viên nhà nước - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000
    7 GS.TS Bùi Thế Vĩnh, TS Đinh Ngọc Hiện - Thuật ngữ hành chính - Bộ nội vụ, Học viện Hành chính Quốc gia, Viện nghiên cứu Tài chính, Hà Nội 2002
    8 Hà Ngọc Son - Phó Tổng KTNN, PGS.TS Nguyễn Đình Hựu, TS Mai Vinh - Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước
    – Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2003.


    9 TS. Đinh Văn Mậu, TS Phạm Hùng Thái – Luật hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh năm 1996.
    10 Chủ biên PGS.TS Nguyễn Trọng Điền – Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và


    quản lý hành chính Nhà nước” Cục Xuất bản năm 2003


    11 Văn kiện Đại hội đại biểu toán quốc lần thứ VI – Nhà xuất bản sự thật, 1987


    12 Văn kiện Đại hội đại biểu toán quốc lần thứ VIII – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 1996
    13 Quy trình kiểm toán của Công ty Kiểm toán AIC, Hoa Kỳ – Tài liệu dịch


    14 Chủ biên Nguyễn Như ý - Đại từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản Văn hoá thông tin phát hành, năm 1999.



    Kiểm toán nhà nước


























    Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu




    hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách
    đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi


















    chủ nhiệm đề tài


    trịnh ngọc sơn














































    Hà Nội - 2003

    Phần mở đầu


    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu


    Việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực luôn là vấn đề đặt ra đối với mỗi quốc gia; điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải sử dụng rất nhiều công cụ khác nhau trong kiểm tra, kiểm soát tài chính Nhà nước mà trọng tâm là Ngân sách Nhà nước (NSNN), trong đó Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đóng vai trò quan
    trọng.


    Những năm gần đây, chủ trương khoán chi hành chính, sự nghiệp được


    đặt ra như một giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí thuộc NSNN. Điều đó đặt ra cho cơ quan KTNN phải thực hiện kiểm toán đối với các đơn vị khoán chi để một mặt đảm bảo tính tuân thủ pháp luật trong chi tiêu ngân sách, mặt khác phản ánh tính hiện thực của việc khoán chi.
    Hàng năm, KTNN đều thực hiện kiểm toán chi ngân sách trong đó các


    đơn vị khoán chi chiếm tỷ trọng ngày càng lớn nhưng chưa có quy trình cụ thể. Vấn đề đặt ra là quy trình kiểm toán chi NSNN trong điều kiện khoán chi như thế nào? Quy trình kiểm toán NSNN ban hành trong điều kiện chưa áp dụng cơ chế khoán chi nên có nhiều điểm không phù hợp . Vì vậy, việc nghiên cứu một cách kỹ lưỡng cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi là một yêu cầu bức xúc hiện nay.
    Vì lý do trên, đề tài: "Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách


    đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi ” là một yêu cầu


    đòi hỏi cấp thiết đối với cơ quan KTNN năm 2003.




    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


    + Làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách


    đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi; cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng quy trình kiểm toán chi ngân sách trong điều kiện khoán chi.
    + Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách trong điều kiện các đơn vị hành chính thực hiện khoán chi.

    + Đề xuất các điều kiện và giải pháp để thực hiện kiểm toán chi ngân sách trong điều kiện khoán chi.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài:


    + Cơ chế tài chính đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán



    chi,







    + Nội dung, trình tự, phương pháp kiểm toán chi áp dụng đối với đơn vị



    thực hiện khoán chi


    - Phạm vi nghiên cứu


    Đề tài chỉ giới hạn trong việc kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi. Vấn đề kiểm toán hoạt động chỉ giới hạn trong việc xem xét mục đích, cơ sở của việc khoán chi đối với đơn vị hành chính sự nghiệp.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp như: phương pháp logic; phương pháp phân tích tổng hợp trong quá trình nghiên cứu. Đề tài cũng sử dụng phổ biến phương pháp nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm thực tế để xây dựng quy trình cho phù hợp.


    5. Nội dung và kết cấu của đề tài


    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về khoán chi hành chính sự nghiệp và quy trình
    kiểm toán chi ngân sách với đơn vị thực hiện khoán chi.


    Chương 2. Thực trạng quy trình kiểm toán chi ngân sách hiện đang áp dụng đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi.
    Chương 3. Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách đối với đơn vị


    hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi.
     
Đang tải...